10:57 - 25/06/2025

Bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 mới nhất

Bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 mới nhất qua quận Kiến An, cập nhật quy hoạch, vị trí cầu, hầm chui và các nút giao trọng điểm.

Mua bán nhà đất tại Hải Phòng

Xem thêm nhà đất tại Hải Phòng

Nội dung chính

    Bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 mới nhất

    Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 đoạn đi qua quận Kiến An là một trong những công trình giao thông quan trọng tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung.

    Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 có tổng mức đầu tư lên tới 5.307.415 tỷ đồng có chiều dài khoảng 7,3 km kéo dài từ đường Bùi Viện đến cao tốc Hà Nội Hải Phòng.

    Thời gian thực hiện của dự án sẽ kéo dài từ năm 2025 đến năm 2029

    Tuyến đường được thiết kế với mặt cắt nagng rộng 50,5 , gồm 3 làn xe ô tô mỗi chiều và 1 dải đường bên. Trong đó phần mặt đường rộng 22,5 m. Đặc biệt, dự án sẽ xây dựng một cầu vượt qua sông Đa Độ với chiều rộng 40,5 m.

    Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông quốc gia, giảm thiểu đáng kể được tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.

    Dưới đây là bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 mới nhất:

    Lưu ý: bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 chỉ mang tính chất tham khảo 

    Bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 mới nhất

    Bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 mới nhất (Hình từ Internet)

    Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ra sao?

    Căn cứ tại Điều 69 Luật Xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

     

    (1) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

    - Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;

    - Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;

    - Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.

    (2) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

    - Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;

    - Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;

    - Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;

    - Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;

    - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Quy hoạch mạng lưới đường bộ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:

    (1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:

    - Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;

    - Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

    - Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;

    - Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.

    Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai

    (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:

    - Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;

    - Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.

    (6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 Bản đồ hướng tuyến dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quy hoạch mạng lưới đường bộ Đường bộ
    47