3 xã, phường đông dân nhất TP.HCM sau sáp nhập là phường nào?
Nội dung chính
3 xã, phường đông dân nhất TP.HCM sau sáp nhập là phường nào?
Ngày 18/4/2025, Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TPHCM.
Cụ thể, TP.HCM sẽ tiến hành sắp xếp lại 273 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn) giảm xuống còn 102 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 78 phường và 24 xã.
Về quy mô dân số, có 55 đơn vị hành chính có dân số dưới 10.000 người; 26 đơn vị có dân số từ 100.000 đến 150.000 người; 18 đơn vị từ 150.000 đến 200.000 người; và 3 đơn vị có dân số vượt ngưỡng 200.000 người.
Theo đề án của UBND TP.HCM, sau khi hoàn tất việc sắp xếp, thành phố sẽ có 3 đơn vị hành chính cấp xã có dân số đông nhất, gồm:
(1) Phường Hiệp Bình với 215.638 người (vượt 479,20% so với tiêu chuẩn), được hình thành từ việc sáp nhập toàn bộ phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước và một phần của phường Linh Đông, thuộc TP Thủ Đức.
(2) Phường Tăng Nhơn Phú có 208.233 người (vượt 426,74% so với tiêu chuẩn), được thành lập bằng cách gộp các phường Hiệp Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và một phần phường Long Thạnh Mỹ, cũng thuộc TP Thủ Đức.
(3) Xã Bà Điểm với 204.289 người (vượt 1.276,81% so với tiêu chuẩn), được hình thành từ việc sáp nhập xã Xuân Thới Thượng, xã Bà Điểm và xã Trung Chánh, thuộc huyện Hóc Môn.
3 xã, phường đông dân nhất TP.HCM sau sáp nhập là phường nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị hành chính cấp xã TPHCM sau sáp nhập chính thức đi vào hoạt động khi nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025, quy định về nội dung, nhiệm vụ thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp thì một trong những nhiệm vụ Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 đặt ra là:
- Giao Đảng ủy Quốc Hội lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Các đơn vị hành chính cấp xã chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất trước ngày 15/8/2025
- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất trước ngày 15/9/2025.
Như vậy, theo dự kiến của Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 sau sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã sẽ chính thức đi vào hoạt động chậm nhất trước ngày 15/8/2025.
Sau sáp nhập 2025 TP HCM sẽ có bảng giá đất mới?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 thì Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo Luật Đất đai 2024 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Theo đó, thời gian thực hiện sáp nhập 2025 là từ ngày 01/07/2025 còn bảng giá đất thì được áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 159. Bảng giá đất
[...]
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.
[...]
Do đó, từ năm 2026 sẽ có bảng giá đất mới theo hằng năm của UBND cấp tỉnh ban hành nên sau sáp nhập 2025 thì việc sáp nhập thay đổi tỉnh thành có thay đổi hay tác động gì thì vẫn chưa có quy định mới.
Như vậy, dù có thay đổi địa giới hành chính sau sáp nhập, việc áp dụng bảng giá đất vẫn căn cứ vào bảng hiện hành cho đến khi có quy định mới được ban hành.