Phong cách nội thất Hitech: Đỉnh cao của vẻ đẹp công nghệ tương lai

Phong cách nội thất Hitech là gì? Nguồn gốc phong cách nội thất Hitech? Những đặc điểm cơ bản của phong cách thiết kế nội thất Hitech

Nội dung chính

    Phong cách nội thất Hitech là gì? 

    Phong cách nội thất Hitech hay còn được gọi là High Technology (công nghệ cao). Đây là phong cách sử dụng các thiết bị, vật liệu, đồ nội thất hiện đại và các sản phẩm công nghệ tiên tiến vào kiến trúc không gian.

    Chính vì vậy mà phong cách thiết kế Hitech cực kỳ thích hợp với những người đam mê công nghệ và thích vận dụng sáng tạo các vật liệu cao cấp hay các trang thiết bị hiện đại vào thiết kế nội thất. Phong cách nội thất Hitech tạo nên sự độc đáo và khác lạ cho chính không gian mà nó ngự trị.

    Phong Cách Nội Thất Hitech: Đỉnh Cao Của Vẻ Đẹp Công Nghệ Tương LaiPhong Cách Nội Thất Hitech: Đỉnh Cao Của Vẻ Đẹp Công Nghệ Tương Lai     (Hình từ Internet)

    Nguồn gốc phong cách nội thất Hitech

    Phong cách nội thất Hitech xuất hiện vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20. Thời điểm này chính là thời điểm nền khoa học kỹ thuật được phát triển vượt bậc, đặc biệt là đạt được nhiều thành tựu to lớn. 

    Tiền thân của phong cách thiết kế Hitech chính là chủ nghĩa sản xuất mới phát triển trước đó không lâu. Và nguyên nhân cho sự thay đổi của kiến trúc Âu – Mỹ chính là sự khủng hoảng về xã hội và kiến trúc thời gian nên nó đã buộc các kiến trúc sư ở phương Tây thay đổi các lý thuyết về kiến trúc cũng như thay đổi phong cách.

    Vào giai đoạn đầu tiên, phong cách nội thất Hitech được phát triển chủ yếu ở các quốc gia phương Tây và Nhật Bản.

    Và trong giai đoạn gần đây, các phong cách thiết kế nội thất đẹp này lại trở nên phổ biến ở những nước đang phát triển vì các chuyên gia cho rằng phong cách nội thất Hitech có khả năng gắn bó mạnh mẽ với chủ nghĩa truyền thống. 


    Phong cách nội thất Hitech xuất hiện vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20Phong cách nội thất Hitech xuất hiện vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20  (Hình từ internet)

    Một số kiến trúc sư nổi tiếng và tiêu biểu cho phong cách Hitech là Renzo Piano, Richard Rogers, Norman Foster, Michael Hopkins… với nhiều giải thưởng danh giá.

    Mặt khác, phong cách Hitech được xem là một nhánh thuộc trường phái phong cách thiết kế nội thất hiện đại. Điểm khác nhau giữa hai phong cách này nằm ở cách xây dựng kết cấu tổng thể theo phương đứng, hình khối và phương ngang để tạo nên hiệu quả về thị giác mạnh. 

     Ở Hitech có sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và kỹ thuật hiện đạiỞ Hitech có sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và kỹ thuật hiện đại                (Hình từ Internet)

    Bên cạnh đó, phong cách thiết kế nội thất Hitech thường kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và các đồ dùng kỹ thuật hiện đại để tạo nên một tổng thể thống nhất. Đặc biệt, phong cách Hitech chú trọng vào việc sử dụng không gian chứ không phải là việc chọn các loại hình dáng đồ vật và màu sắc.

    Những đặc điểm cơ bản của phong cách thiết kế nội thất Hitech

    (1) Hướng đến sự tối giản

    Đặc điểm đầu tiên và cơ bản nhất của phong cách nội thất Hitech chính là hướng đến sự tối giản.

    Hitech không quá cầu kỳ như phong cách cổ điển, tân cổ điển mà các căn hộ Hitech thường toát lên vẻ đẹp phóng khoáng, đơn giản và vô cùng tinh tế.

    Ở Hitech có sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và kỹ thuật hiện đại      (Hình từ Internet)

    Phương châm của phong cách nội thất là “less is more” (càng ít càng đẹp), do đó mà phong cách này luôn biết tiết chế trong việc sử dụng các món đồ trang trí không cần thiết như các họa tiết trên tường hay các khung ảnh.

    (2) Màu sắc đơn giản và có nhiều đường nét

    Trong phong cách Hitech, các kiến trúc sư thường sử dụng các gam màu đơn giản và có nhiều đường nét. 

    Đặc biệt những gam màu nguyên thủy, mộc mạc có từ chính nội thất lại nhận được nhiều sự ưa chuộng. Màu sắc chủ đạo gồm màu đen, trắng và xám. 

    Màu sắc đơn giản, mộc mạc được ưa chuộng Màu sắc đơn giản, mộc mạc được ưa chuộng (Hình từ Internet)

    Tuy nhiên, chính sự đơn giản về màu sắc này đã làm tăng tính tương phản màu sắc và làm tăng tính thẩm mỹ của các vật liệu công nghệ cao.

    (3) Vật liệu có đặc điểm phẳng và thẳng

    Kim loại, kính, đá và các loại vật liệu nhân tạo… là những vật liệu thường được sử dụng trong phong cách Hitech. 

    Phong cách nội thất Hitech sử dụng nhiều kính và kim loạiPhong cách nội thất Hitech sử dụng nhiều kính và kim loại (Hình từ Internet)

    Các vật liệu trong phong cách này có đặc điểm hình dáng chung là thẳng, phẳng để thể hiện được sự mạnh mẽ. Kết cấu của các đồ dùng nội thất trong phong cách thiết kế Hitech toát lên vẻ đẹp thanh tao từ trong cho đến ra ngoài.

    (4) Kỹ thuật hiện đại

    Phong cách nội thất Hitech không yêu cầu sự cầu kỳ trong các chi tiết, đường nét, các trang trí rườm rà và chăm chút như phong cách thiết kế cổ điển. 

    Những căn hộ, biệt thự theo phong cách nội thất Hitech được thiết kế vô cùng đơn giản, các đường nét chi tiết không bao giờ có sự uốn lượn rườm rà. Và cũng chính sự đơn giản này đã giúp phong cách Hitech toát lên vẻ đẹp phóng khoáng và tinh tế trong gu thẩm mỹ của gia chủ.

    Hitech nhấn mạnh yếu tố kỹ thuật hiện đạiHitech nhấn mạnh yếu tố kỹ thuật hiện đại (Hình từ Internet)

    Bên cạnh đó, phong cách thiết kế Hitech có đặc điểm là tiết chế tối đa những chi tiết cũng như món đồ trang trí không cần thiết. Khi bước vào căn nhà biệt thự hay căn hộ được thiết kế theo phong cách này, bạn sẽ rất hiếm để thấy các mảng tường, các đồ vật với mục đích trang trí, tô điểm mà không chứa bất cứ công năng nào.

    Mặt khác, việc bài trí các đồ nội thất trong phong cách Hitech thường nhấn mạnh đến các yếu tố kỹ thuật hiện đại cùng hiệu ứng ánh sáng rực rỡ. Nó thể hiện được sự mềm mại và cá tính mạnh mẽ toát ra từ bên ngoài lẫn bên trong các đồ nội thất.

    Đặc biệt, các kiến trúc sư thường sử dụng nhiều đèn nội thất kiểu âm tường với nhiều ánh sáng khác nhau nhằm tạo nên bức tranh không gian đa sắc màu.

    (5) Sự tiện nghi

    Một đặc trưng của phong cách nội thất Hitech không thể bỏ qua chính là sự tiện nghi. Có được điều này chính là nhờ sự kết hợp hài hòa của không gian kiến trúc và công nghệ kỹ thuật. 

    sự tiện nghi là yếu tố không thể thiếu (Nguồn từ Internet)

    Sự khác biệt giữa Futurism và Hitech

    Cũng có một phong cách rất giống với phong cách Hitech lafphong cách Futurism. Hãy cùng Thư Viện Pháp Luật tìm hiểu nhé!!

    Phong cách Futurism có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20, khoảng năm 1909, tại Ý. Đây là một phong trào nghệ thuật và kiến trúc nổi bật do các nghệ sĩ khởi xướng nhằm phá vỡ các quy chuẩn truyền thống, phản ánh tốc độ và sự năng động của thời đại công nghiệp.

    Tư tưởng của Futurism đề cao sự cách tân và ý tưởng về một thế giới mới, nơi công nghệ và con người hội nhập, mang đến sự mạnh mẽ và tiến bộ vượt bậc cho xã hội. Phong cách này biểu hiện qua sự táo bạo, nhanh chóng, và năng lượng của một tương lai không giới hạn.

    Tòa nhà Lloyd ở London, thiết kế bởiRichard RogersTòa nhà Lloyd ở London, thiết kế bởi Richard Rogers (Hình từ Internet)

    Về thẩm mỹ, Futurism chú trọng vào sự phá cách với những hình khối bất đối xứng, không gian uốn cong và các biểu tượng chuyển động. Màu sắc trong phong cách này thường rất nổi bật, như đỏ, cam, xanh lá cây và tím, mang đến cảm giác mạnh mẽ và sự sáng tạo liên tục.

    Vật liệu có thể là các chất liệu hiện đại nhưng được kết hợp theo cách đầy sáng tạo, phi truyền thống. Futurism không chỉ ảnh hưởng đến nội thất mà còn lan rộng ra các lĩnh vực khác như nghệ thuật thị giác, thiết kế đồ họa, và kiến trúc, với những tòa nhà mang hình dáng táo bạo, vượt xa khỏi các quy tắc hình học thông thường.

    Mỗi một món đồ nội thất xuất hiện trong không gian Hitech đều có mục đích sử dụng chính đáng, đặc biệt các kiến trúc sư thường sử dụng các thiết bị thông minh như đèn tự động, smart TV, rèm tự động…

    Trên là các thông tin cơ bản về phong cách nội thất Hitech. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. 

    52
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ