Những lưu ý khi thuê trọ Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Những lưu ý khi thuê trọ Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh là nơi được nhiều người lựa chọn khi thuê trọ vì vị trí gần trung tâm, là tơi gần nhiều các trường đại học, khu công nghiệp, doanh nghiệp...
Những lưu ý khi thuê trọ Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh:
(1) Giá thuê
Quận 4 là một quận nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với Quận 1, khu đô thị Thủ Thiêm thành phố Thủ Đức. Giá thuê trọ ở đây khá cao so với mặt bằng chung của thành phố.
(2) An ninh
Cần xem kĩ về đường đi, đèn đường, an ninh quanh khu vực thuê trọ trước khi kí hợp đồng. Kiểm tra cẩn thận tình trạng các khu trọ/nhà trọ tại đây để đảm bảo đường nước, điện đều dùng được.
(3) Hợp đồng minh bạch
Khi ký hợp đồng thuê trọ, cần phải đảm bảo rằng đọc kỹ và hiểu rõ từng điều, từng mục, từng nội dung trong hợp đồng. Nên chắc chắn về những khoản phí phát sinh.
Hỏi rõ phí dịch vụ nếu có khi liên hệ qua môi giới.
(4) Đặt cọc
Thông thường, chủ trọ sẽ yêu cầu đặt cọc từ 01 - 03 tháng tiền trọ. Đảm bảo đặt cọc đúng thời hạn và nhanh nhất có thể khi đã ưng ý để giữ chỗ.
Những lưu ý khi thuê trọ Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh (Hình ảnh từ Internet)
Ưu điểm và nhược điểm khi thuê trọ Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
(1) Ưu điểm khi thuê trọ Quận 4
Quận 4 có vị trí rất gần trung tâm Quận 1. Từ đây, cũng có thể dễ dàng di chuyển sang Quận 5, Quận 8 hay Quận 7 chỉ qua vài cây cầu.
Tuy diện tích nhỏ như Quận 4 luôn có đầy đủ tiện ích, đặc biệt là các hàng quán ăn, quán nước nổi tiếng, phố ẩm thực Vĩnh Khánh. Đây là nơi có di tích Bến Nhà Rồng, Cảng Sài Gòn, nhà thờ Xóm Chiếu cùng nhiều kiến trúc tôn giáo khác.
Có rất nhiều dân bản địa sinh sống và cho thuê trọ. Ưu điểm của những nhà trọ cho thuê này là giá rẻ hơn so với chung cư mini hoặc khu trọ, xóm trọ.
(2) Nhược điểm khi thuê trọ Quận 4
Quận 4 là quận có diện tích nhỏ nhất nhưng lại có mật độ dân số cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vị trí gần trung tâm và nằm giữa Quận 1 và Quận 7 nên vào giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe, ù tắc giao thông diễn ra rất thường xuyên.
Đường ở đây khá nhỏ, hẹp, nhiều hẻm, ngách nên khiến việc đi lại khá khó khăn.
Quận 4 cũng chưa có tiện ích quá cao cấp, chưa có siêu thị lớn, không có nhiều khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, khu trọ cho thuê. Vào những ngày mưa, đường sá cũng hay ngập vào, hay có triều cường, giá thuê trọ tại đây cũng khá cao dù diện tích nhỏ, lối vào hẹp.
Bên thuê trọ trả trọ trước hạn thì có bị mất tiền đặt cọc không?
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về "đặt cọc" như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, có thể hiểu tiền đặt cọc thuê trọ là khoản tiền mà bên thuê trọ giao cho bên cho thuê trọ để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng thuê trọ.
Bên thuê trọ trả trọ trước hạn có bị mất tiền đặt cọc không sẽ có 02 trường hợp sau:
(1) Hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng thuê trọ trước hạn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê trọ đã được thực hiện thì tiền đặt cọc thuê trọ được trả lại cho bên đặt cọc (bên thuê trọ) hoặc được trừ đi để thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê.
Theo quy định tại khoản điểm b khoản 2 Điều 171 Luật Nhà ở 2023, hợp đồng thuê trọ chấm dứt nếu hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp này thì sẽ xác định là hợp đồng đã thực hiện xong. Theo đó, nếu bên thuê trọ trả trọ trước hạn theo sự thỏa thuận giữa hai bên thì sẽ đòi lại được tiền đặt cọc.
(2) Bên thuê nhà trọ tự ý chấm dứt hợp đồng thuê trọ và trả trọ trước hạn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu việc đặt cọc thuê trọ là nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng thuê trọ thì nếu bên thuê trọ từ chối thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên cho thuê trọ.
Nếu bên thuê trọ tự ý chấm dứt hợp đồng thuê trọ và trả trọ trước hạn thì được xem là hành vi từ chối thực hiện hiện hợp đồng.
Trong trường hợp này, bên thuê trọ sẽ không thể đòi lại tiền đặt cọc, trừ các trường hợp bên thuê trọ được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 172 Luật Nhà ở 2023, cụ thể:
- Bên cho thuê trọ không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
- Bên cho thuê trọ tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê trọ biết trước theo thỏa thuận trong hợp đồng;
- Khi quyền sử dụng trọ bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Bên thuê trọ khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê trọ phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên cho thuê trọ biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.