Nên mua đất ở khu vực nào tại thị trường Bất động sản TP. HCM?

Thị trường bất động sản TP.HCM luôn biến động và có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Vậy đâu là những khu vực đang được săn đón và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai?

Nội dung chính

    Tiềm năng đầu tư bất động sản ở TP. HCM

    Để biết nên mua đất ở đâu tại TP. HCM thì cần đánh giá được tiềm năng đầu tư BĐS tại đây. Hiện Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 5 trong mảng đầu tư và thứ 4 mảng phát triển tại báo cáo “Những xu hướng mới nổi trong Địa ốc Châu Á Thái Bình Dương”, chỉ đứng sau những thành phố lớn của các quốc gia đã phát triển.

    Trong những năm gần đây, cả kinh tế lẫn thị trường bất động sản nước ta đều có chỉ số tích cực, nhất là tại khu vực TP. HCM.

    Nên mua đất ở khu vực nào tại thị trường Bất động sản TP. HCM?

    (1) Phía Đông Thành Phố Hồ Chí Minh

    Nếu bạn đang tìm kiếm nơi đầu tư đất tại TP. HCM, khu vực phía Đông đặc biệt là Thành phố Thủ Đức chính là lựa chọn hấp dẫn. Trong khoảng thời gian gần đây, khu vực này đã trở thành tâm điểm nhờ vào các dự án lớn như Metro Bến Thành – Suối Tiên và các tuyến tàu điện ngầm đang được triển khai. Những dự án này không chỉ nâng cao khả năng kết nối mà còn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

    Khu vực phía Đông còn nổi bật với vị trí địa lý thuận lợi, giáp ranh với Bình Dương và Đồng Nai. Hệ thống giao thông hoàn thiện, bao gồm Quốc lộ 1A và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Về mặt kinh tế, phía Đông được quy hoạch thành các khu công nghiệp lớn như Khu chế xuất Linh Trung I, II và các khu công nghiệp quận 9 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức). Sự hiện diện của các khu công nghiệp này đã thu hút một lượng lớn lao động và chuyên gia đến làm việc, dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao.

    Một điểm cộng lớn cho bất động sản tại đây là mức giá còn khá hợp lý so với tiềm năng phát triển trong tương lai. Với các chính sách hấp dẫn và giao thông thuận lợi, khu vực này hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.

    (2) Phía Tây Thành Phố Hồ Chí Minh

    Khu vực phía Tây, bao gồm quận Tân Phú, Tân Bình, Hóc Môn và quận 12, cũng là lựa chọn không thể bỏ qua. Đây là cửa ngõ giao thương giữa TP. HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế.

    Giao thông ở phía Tây khá phát triển với các tuyến đường như Dương Vương và Đại lộ Võ Văn Kiệt, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển. Thành phố cũng đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn, như mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất và phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT số 1, cùng với tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Những cải cách này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản mà còn tăng cường giá trị đất đai trong khu vực.

    Diện tích rộng lớn và mật độ dân cư đang tăng nhanh cũng là những yếu tố khiến khu vực phía Tây trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư. Với tiềm năng phát triển lớn, đây là một lựa chọn không thể bỏ qua cho những ai đang tìm kiếm cơ hội đầu tư.

    Cả khu vực phía Đông và phía Tây TP. HCM đều có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu đầu tư của bạn. Nếu bạn ưu tiên sự phát triển nhanh chóng và vị trí gần các khu công nghiệp, phía Đông sẽ là lựa chọn tối ưu. Ngược lại, nếu bạn tìm kiếm một khu vực có tiềm năng phát triển lâu dài và giá cả hợp lý, phía Tây sẽ mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất!

    Nên mua đất ở khu vực nào tại thị trường Bất động sản TP. HCM? Khu vực bất động sản nào sẽ phát triển mạnh tại TP. HCM? (Hình ảnh từ internet)

    Khu vực bất động sản nào sẽ phát triển mạnh tại TP. HCM?

    Theo đồ án, định hướng thiết kế các cấu trúc đô thị đặc trưng và các trọng điểm phát triển chia thành nhiều cụm đô thị theo đúng chức năng và thế mạnh từng địa bàn: Đô thị lịch sử, đô thị sông rạch, đô thị ven sông, đô thị sáng tạo,…

    Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhiều chuyên gia khi góp ý cho việc điều chỉnh đồ án quy hoạch, đề xuất TP.HCM nên xác định lại hướng phát triển không gian đô thị chính là Đông và Bắc - Tây Bắc.

    Hai hướng phát triển này hiện là các địa bàn có diện tích rộng lớn nhất TP.HCM, kết nối với trung tâm hiện hữu qua hệ thống giao thông như sau: đô thị đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Sài Gòn đến Bến Súc, huyện Củ Chi), kết nối vào quốc lộ (QL) 22, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, QL 13, tỉnh lộ 8; tiếp giáp với các thành phố phát triển của tỉnh Bình Dương (TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TP. Thủ Dầu Một), mức độ mở rộng, kết nối thông thương càng dễ dàng và thuận tiện hơn.

    Theo đồ án, vùng đô thị phía Bắc có các chức năng chính bao gồm: dịch vụ giải trí, văn hoá, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp (nông nghiệp cảnh quan, hữu cơ, chất lượng cao, công nghệ cao), công nghiệp, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh thái môi trường, du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử,…

    Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 3,2 - 3,9 triệu người, đến năm 2060 là khoảng 4,0 - 4,9 triệu người. Đồng thời bổ sung hoàn thiện mạng lưới giao thông trên cơ sở ưu tiên mở các tuyến mới đi kèm phát triển không gian đô thị mới và tái định cư hai bên tuyến; Quy hoạch 13 cầu qua sông Sài Gòn, kết nối với tỉnh Bình Dương (trong đó có 10 cầu mới).

    Bên cạnh đó, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, từ khu vực trung tâm truyền thống ở ven sông, phát triển dải đô thị hai bên sông như "trái tim mở rộng". Kết hợp các khu vực dọc theo hệ thống thủy lợi nhân tạo, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Bắc trung tâm thành phố (đô thị kênh rạch), phát triển theo các kênh rạch hiện hữu với các tuyến đường chạy song song với kênh, kích hoạt hành lang dọc kênh với các hoạt động thương mại.

    Các khu vực phát triển và tái phát triển dọc các tuyến sông và kênh rạch chính của TP.HCM - sông Sài Gòn, Kênh Đôi và Rạch Chiếc gọi tên đô thị ven sông chọn ưu tiên các công trình mật độ cao, công viên, hoạt động thương mại, tiện ích công cộng tập trung dọc bờ sông.

    Đặc biệt, các địa bàn phía Bắc Sài Gòn đồng thời nằm dọc theo hai bên bờ sông Sài Gòn như quận 12, Củ Chi (TP.HCM), khu vực TP Thuận An (Bình Dương) có gấp đôi cơ hội và tiềm năng phát triển trong những năm tới.

    7