Hướng dẫn cách thay bóng đèn huỳnh quang tại nhà đơn giản

Cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bóng đèn huỳnh quang ống thẳng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Hướng dẫn cách thay bóng đèn huỳnh quang tại nhà đơn giản.

Nội dung chính

    Cấu tạo của bóng đèn huỳnh quang

    Cấu tạo của bóng đèn huỳnh quang bao gồm hai bộ phận chính: máng đèn và bóng đèn.

    (1) Máng đèn huỳnh quang

    Máng đèn có hai thành phần chính:

    - Chấn lưu: Là thiết bị có chức năng điều chỉnh và ổn định dòng điện. Bên trong chấn lưu có cuộn dây cảm kháng giúp duy trì độ tự cảm và ổn định điện áp trong bóng đèn, đảm bảo điện áp dao động trong khoảng từ 80V đến 140V.

    - Tắc te: Là thiết bị khởi động bóng đèn bằng cách phóng điện. Tắc te được kết nối với hai đầu điện cực của bóng đèn. Khi dòng điện chạy qua, hai cực này tích điện và khi đạt mức quy định, chúng sẽ phóng điện để khởi động bóng đèn.

    (2) Bóng đèn huỳnh quang

    - Điện cực: Bóng đèn có hai điện cực làm từ vôn-fram, được đặt ở hai đầu của ống đèn.

    - Ống đèn: Là một ống thủy tinh có hình trụ, bên trong chứa một lượng nhỏ hơi thủy ngân và khí trơ (như argon).

    - Bột huỳnh quang: Lớp bột huỳnh quang (thường là bột phốt pho) được phủ lên bề mặt trong của ống đèn. Khi tia cực tím từ thủy ngân tác động vào lớp bột này, nó sẽ phát sáng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được.

    Hướng dẫn cách thay bóng đèn huỳnh quang tại nhà đơn giản

    Hướng dẫn cách thay bóng đèn huỳnh quang tại nhà đơn giản (Hình từ Internet)

    Cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bóng đèn huỳnh quang ống thẳng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

    Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 14/2023/QĐ-TTg năm 2023 quy định danh mục và lộ trình thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh thì không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh các thiết bị có hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định tại các Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có bóng đèn huỳnh quang ống thẳng.

    Tiêu chuẩn quốc gia quy định về Bóng đèn huỳnh quang ống thẳng hiện nay là TCVN 8249:2013.

    Bên cạnh đó, còn có các tiêu chuẩn khác về bóng đèn huỳnh quang như:

    - Bóng đèn huỳnh quang compact: TCVN 7896:2015

    - Balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang: TCVN 7897 : 2013

    - Balát điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh quang: TCVN 8248 : 2013

    Hướng dẫn cách thay bóng đèn huỳnh quang tại nhà đơn giản

    (1) Chuẩn bị các dụng cụ

    Để thay bóng đèn huỳnh quang, cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

    - Bóng đèn huỳnh quang mới;

    - Găng tay;

    - Thang chữ A hoặc ghế (nếu bóng đèn ở vị trí trên cao).

    (2) Cách thay bóng đèn huỳnh quang tại nhà đơn giản

    Bước 1: Tắt nguồn điện ở công tắc hoặc bảng điện để tránh nguy hiểm khi làm việc với điện.

    Bước 2: Kiểm tra bóng đèn huỳnh quang cũ có bị vỡ trước khi tháo ra hay không. Nếu bóng đèn bị vỡ, cần sử dụng dụng cụ bảo vệ (găng tay) để tránh tiếp xúc với thủy ngân trong bóng đèn.

    Bước 3: Để tháo bóng đèn huỳnh quang, bạn cần nhẹ nhàng xoay bóng đèn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ (tùy vào thiết kế của máng đèn) và kéo nhẹ ra khỏi máng đèn.

    Bước 4: Lấy bóng đèn mới, đưa 2 cực của một đầu vào khe hở trước rồi làm tương tự với đầu còn lại, sau đó xoay bóng đèn để các chân tiếp xúc chắc chắn với ổ điện cực. Lưu ý không vặn quá chặt để tránh làm hỏng bóng đèn.

    Bước 5: Khi đã lắp bóng đèn vào đúng vị trí, bạn bật lại nguồn điện để kiểm tra xem bóng đèn đã hoạt động chưa. Nếu bóng đèn không sáng, hãy kiểm tra lại kết nối hoặc thay thế các bộ phận như chấn lưu hoặc tắc te nếu cần thiết.

    Bước 6: Sau khi thay xong, nếu có bụi bẩn hoặc vết bẩn trên máng đèn, bạn có thể làm sạch nhẹ nhàng để đảm bảo bóng đèn huỳnh quang mới hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.

    47