Dầm console (công xôn) là gì? Ứng dụng dầm console trong thiết kế nhà ở

Dầm console (công xôn) trong thiết kế và thi công nhà đòi hỏi người có tay nghề cao để thực hiện. Cùng tìm hiểu định nghĩa và ứng dụng của nó trong thiết kế nhà ở.

Nội dung chính

    Dầm console (công xôn) là gì?

    Dầm console hay còn gọi là công xôn là một loại hình kết cấu trong xây dựng có hình dạng thanh ngang một đầu cố định và một đầu tự do.

    Nhờ sức uốn tốt và khả năng chịu tải trọng lớn, nó được ứng dụng phổ biến trong các công trình cần sự thông thoáng như mái hiên, ban công....

    Dầm công xôn được liên kết với công trình bằng cách chôn cố định, lắp bulong, hàn lại với thép chôn sẵn trong tường, dầm được qua các lỗ sẵn trên tường.

    Dầm console (công xôn) là gì?

    Dầm console (công xôn) là gì? (Hình từ Internet)

    Ưu nhược điểm của dầm console (công xôn)

    (1) Ưu điểm của dầm console

    - Thay thế một phần hoặc toàn bộ cột chống ván theo phương đứng

    - Tầng dưới phần dầm console (công xôn) có không gian thông thoáng

    - Tiết kiệm thời gian và chi phí vì nguyên vật liệu dễ kiếm và phổ biến.

    (2) Nhược điểm của dầm console

    Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vẫn tồn tại một số nhược điểm của dầm console như sau:

    - Việc tính toán và thiết kế dầm console thường khá phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo an toàn và khả năng chịu lực. Điều này gây khó khăn cho những người thiết kế nếu không có chuyên môn vững.

    - Chiều dài phần dầm nhô ra thường phải được xác định ngay từ đầu và rất khó điều chỉnh sau khi đã thi công, do ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu chịu lực. Do đó, quá trình thiết kế dầm console thường cần đến những kỹ sư có kinh nghiệm và năng lực thực tế để đảm bảo công trình đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn sử dụng.

    * Khắc phục nhược điểm của dầm console:  Sử dụng dầm có nhịp cố định từ đó chúng ta sẽ có thêm những loại dầm có thể điều chỉnh chiều dài, bao gồm:

    - Dầm rút: Giúp điều chỉnh chiều dài theo nguyên tắc ống lồng, thường dùng trong nhà ở, nhà hàng, quán cà phê, khách sạn... với chiều dài phổ biến từ 1,25m đến 8m.

    - Dầm căng dưới: Giúp điều chỉnh được chiều dài theo nguyên tắc ống lồng hoặc lắp ghép từ các đoạn rời, phù hợp với nhịp lớn trong xây dựng công nghiệp và cầu đường, có thể đạt nhịp từ 3m đến 20m.

    Cả hai loại dầm này thường được sản xuất theo bộ, với nhiều cấp tải trọng và nhịp khác nhau để sử dụng linh hoạt trong nhiều công trình.

    Ứng dụng dầm console trong thiết kế nhà ở

    Dầm console được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình nhờ tính linh hoạt và hiệu quả. Trong xây dựng nhà ở, dầm công xôn giúp tạo không gian mở và tăng tính thẩm mỹ cho công trình, phổ biến như:

    - Ban công: Ban công thường được thiết kế nhô ra khỏi mặt tường và không có cột chống bên dưới.

    - Mái đua, mái hiên: Dầm công xôn giúp tạo ra phần mái nhô ra che nắng, che mưa.

    - Cầu vượt, cầu nhô: Một số cầu đường được thiết kế theo kiểu công xôn để dễ thi công hoặc vượt qua địa hình phức tạp.

    - Sàn đua trong nhà: Một số thiết kế nội thất hiện đại sử dụng sàn đua, bậc thang dạng công xôn để tạo không gian thoáng đãng.

    Dầm console khá phổ biến đối với những kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu, nhưng đối với những người mới bước vào nghề thì chắc hẳn sẽ không biết đến. Một thiết kế nhà ở sử dụng dầm console thể hiện từ chuyên nghiệp và trình độ cao đến từ nhà thầu và kiến trúc sư.

    Điển hình nổi bật và cũng được xem là điều làm nên sự độc đáo cho kiến trúc ngôi biệt thự này là phần dầm console (công-xôn) lên đến 5 mét, một yêu cầu mà tính khả thi là thách thức cho các nhà thầu thi công công trình.

    Dầm console (công xôn) là gì?

    Dầm console (công xôn) trong thiết kế nhà ở (Hình từ Internet)

    Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong giám sát thi công xây dựng công trình

    Căn cứ theo Điều 121 Luật xây dựng 2014 quy định như sau:

    - Chủ đầu tư có các quyền sau:

    + Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

    + Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

    + Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

    + Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

    + Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    - Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

    + Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

    + Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

    + Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

    + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

    + Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

    + Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

    + Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    227