Cách chống dột mái tôn triệt để và tiết kiệm chi phí cho mùa mưa?
Nội dung chính
Nguyên nhân gây dột mái tôn?
Mái tôn là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà cửa, công trình, nhà xưởng vì tính tiện lợi, chi phí thấp và khả năng chịu lực tốt.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, mái tôn dễ gặp phải tình trạng thấm dột, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sinh hoạt của gia đình. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng dột mái tôn.
(1) Sử dụng tôn lợp mái kém chất lượng
Việc sử dụng tôn lợp mái không đạt chuẩn hoặc chất lượng kém là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dột mái tôn. Tôn kém chất lượng thường có độ bền thấp, dễ bị gãy, nứt và dễ bị rỉ sét khi tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt.
Các sản phẩm tôn mỏng, không có lớp bảo vệ chống thấm sẽ bị ăn mòn nhanh chóng và dễ dàng thấm nước vào bên trong.
(2) Thi công không đúng quy cách
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mái tôn bị dột chính là quá trình thi công không đúng kỹ thuật. Các mối nối giữa các tấm tôn, đinh vít không được bắn chặt hoặc không được xử lý đúng cách sẽ tạo ra các khe hở, từ đó tạo điều kiện cho nước mưa thấm qua. Thợ thi công thiếu kinh nghiệm hoặc làm ẩu cũng có thể gây ra tình trạng này.
(3) Tôn bị xước
Mái tôn nếu bị trầy xước sẽ tạo cơ hội cho nước mưa xâm nhập. Những vết trầy xước ở các mối nối hay trên bề mặt của tôn sẽ ngày càng lớn hơn theo thời gian, khi nước mưa thấm vào các vết xước này, sẽ gây ăn mòn và hình thành các lỗ thủng, làm cho mái tôn bị dột.
(4) Axit trong nước mưa ăn mòn tôn
Nước mưa, nhất là trong những khu vực có khí hậu ô nhiễm, thường chứa axit yếu. Theo thời gian, axit trong nước mưa sẽ ăn mòn lớp phủ bảo vệ trên bề mặt mái tôn, làm giảm khả năng chống thấm của tôn.
Điều này càng nghiêm trọng khi mái tôn đã sử dụng lâu năm hoặc có các vết xước nhỏ không được xử lý kịp thời.
(5) Mái tôn cũ xuống cấp
Những mái tôn đã sử dụng lâu năm thường bị rỉ sét và xuống cấp, đặc biệt là các mái tôn cũ không được bảo dưỡng định kỳ. Các vết rỉ sét xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như mép cắt, lỗ đinh vít và những điểm tiếp giáp giữa các tấm tôn. Khi mái tôn cũ bị rỉ sét hoặc bị thủng, nước mưa sẽ dễ dàng thấm vào.
(6) Lỗ đinh vít hở
Các vị trí lỗ đinh vít không được bắn chặt hoặc các mối nối không được xử lý kỹ càng là nơi dễ bị thấm nước. Nếu không đảm bảo chất lượng của đinh vít và cách lắp đặt, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở này.
Cách chống dột mái tôn triệt để và tiết kiệm chi phí cho mùa mưa? (Hình từ Internet)
Các ảnh hưởng từ việc dột mái tôn?
Hiện tượng dột mái tôn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài:
(1) Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Nước mưa thấm vào sẽ làm tường bị ẩm mốc, sẫm màu, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Các vết nước đọng cũng sẽ làm hỏng lớp sơn tường và các vật liệu xây dựng khác.
(2) Sự xuống cấp của kết cấu công trình
Nước mưa thấm sâu vào các kết cấu của công trình sẽ làm suy yếu vật liệu xây dựng. Điều này có thể dẫn đến việc giảm tuổi thọ của công trình, làm tăng chi phí sửa chữa và bảo trì.
Chi phí sửa chữa cao khi mái tôn bị dột, việc sửa chữa sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian và công sức. Việc khắc phục dột mái tôn có thể phải thực hiện nhiều lần nếu không được xử lý triệt để, gây phiền hà và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
(3) Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Môi trường ẩm ướt dễ dàng phát sinh nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi sẽ dễ bị các bệnh về hô hấp, da liễu.
(4) Hư hại máy móc và nội thất
Nước dột vào có thể làm hư hỏng các thiết bị điện, máy móc, đồ nội thất. Đặc biệt trong các gia đình sử dụng thiết bị điện, nước dột vào có thể gây chập điện, thậm chí cháy nổ.
Các vật liệu chống dột mái tôn?
Hiện nay, để giải quyết tình trạng dột mái tôn, có rất nhiều vật liệu chống dột hiệu quả được sử dụng:
(1) Băng keo dán tôn chống dột
Đây là một giải pháp đơn giản và hiệu quả để dán các mối nối hoặc các lỗ thủng nhỏ. Băng keo chống dột giúp giữ cho các tấm tôn được khít lại với nhau, không để nước mưa thấm vào.
(2) Keo silicon chống dột
Keo silicon có khả năng bám dính tốt, giúp xử lý các lỗ thủng hoặc vết nứt trên mái tôn. Khi keo khô, nó sẽ tạo thành một lớp chống thấm vững chắc, bảo vệ mái tôn khỏi nước mưa.
(3) Giấy dầu chống dột
Giấy dầu chống dột là một vật liệu tự dính có khả năng chống thấm tốt. Giấy dầu có thể dán lên các vị trí bị dột, giúp ngăn nước thấm qua các lỗ thủng.
Cách chống dột mái tôn hiệu quả?
Để chống dột mái tôn, cần tùy vào tình trạng của mái tôn mà chọn phương pháp phù hợp:
- Thay tôn cũ đối với mái tôn đã quá cũ hoặc bị rỉ sét nặng, việc thay tôn mới là giải pháp tối ưu. Thay tôn sẽ giúp công trình duy trì được tính thẩm mỹ và bảo vệ gia đình khỏi các hiện tượng dột nước.
- Thi công vật liệu chống dột
+ Keo silicon: bắn keo silicon vào các vết nứt hoặc lỗ thủng trên mái tôn để ngăn nước thấm vào.
+ Keo dán tôn: vệ sinh các vị trí bị dột và sau đó dán keo lên các điểm này.
+ Giấy dầu: cắt giấy dầu thành miếng nhỏ và dán lên các vị trí dột để tạo lớp chống thấm hiệu quả.