Văn bản hợp nhất 10/TLHN-BQP năm 2014 hợp nhất Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 10/TLHN-BQP
Ngày ban hành 26/11/2014
Ngày có hiệu lực 26/11/2014
Loại văn bản Văn bản hợp nhất
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Nguyễn Thành Cung
Lĩnh vực Bảo hiểm

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/TLHN-BQP

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2007/NĐ-CP NGÀY 19/4/2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN

Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2009 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP- BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2009.

2. Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04 tháng 8 năm 2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP- BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2014.

Thi hành Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây được viết là Nghị định số 68/2007/NĐ-CP), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định như sau1:

A. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC I. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

1.2 Thời gian hưởng chế độ ốm đau

a) Thời gian hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 9 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ phép hàng năm;

b) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ hai con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ để chăm sóc con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ để chăm sóc con ốm đau trong một năm cho mỗi con thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.

Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Thị Bình có con 1 tuổi bị ốm từ ngày 09 đến ngày 15 tháng 6 năm 2009 và một con 5 tuổi bị ốm từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 6 năm 2009 và phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm từ ngày 09 đến ngày 18 tháng 6 năm 2009. Như vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của đồng chí Nguyễn Thị Bình được tính từ ngày 09 đến ngày 18 tháng 6 năm 2009 là 9 ngày (trừ một ngày chủ nhật). Trường hợp này hồ sơ thanh toán cần có giấy khám bệnh của cả 2 con.

2. Mức hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 10 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 100% x

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

26 ngày

b) Mức trợ cấp khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm:

Mức hưởng chế độ chăm sóc con ốm

=

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 75% x

Số ngày nghỉ việc chăm sóc con ốm đau

26 ngày

Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Thị Huệ, trung úy quân nhân chuyên nghiệp, hưởng lương trung cấp nhóm 2, bậc 5/10, hệ số lương 4.40; phụ cấp thâm niên là 14%; nghỉ ốm 6 ngày (từ ngày 15/3/2007 đến 20/3/2007, trong đó có ngày 18/3/2007 là ngày nghỉ hàng tuần theo quy định); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương trong 05 ngày, mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính như sau:

- Tiền lương tháng 02/2007 làm căn cứ đóng bảo hiểm của đồng chí Huệ:

+ Lương cấp hàm có hệ số: 450.000 x 4,40= 1.980.000đ

+ Phụ cấp thâm niên nghề 1.980.000 x 14%= 227.200đ

                                                        Cộng = 2.257.200đ /tháng

- Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau của đồng chí Huệ là:

 x 100% x 05 ngày = 434.076 đồng

Ví dụ 3: Cũng đối tượng ở ví dụ 2, đồng chí Huệ có con dưới 7 tuổi bị ốm, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm từ ngày 16/4/2007 đến ngày 22/4/2007 (trong đó có ngày 22/4/2007 là ngày nghỉ hàng tuần theo quy định); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thay tiền lương trong 06 ngày, mức hưởng tính như sau:

x 75% x 06 ngày= 390.669 đồng

3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ quỹ bảo hiểm xã hội từ trên 26 ngày liên tục trở lên (tính theo ngày làm việc) thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ ngày thứ 27 trở đi, cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

4.3 Trường hợp người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài, thì được hưởng chế độ ốm đau quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; giấy xác nhận của cơ sở y tế trong nước về tình trạng bệnh tật và quá trình điều trị; giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp và giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để khám, chữa bệnh ở nước ngoài (bao gồm cả ngày đi và về).

5.4 Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động sau khi ốm đau quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: Trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi người lao động trở lại làm việc sau khi đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian và mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được thực hiện theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP.

[...]