BỘ CÔNG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/VBHN-BCA
|
Hà Nội, ngày
26 tháng 9 năm 2013
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CHỨNG MINH NHÂN DÂN
Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm
1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5
năm 1999, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11
năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân,
có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2007;
2. Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 9
năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã
được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm
2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9
năm 1992;
Để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an[1],
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Chứng minh
nhân dân
Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này
là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng
nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi
do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của
công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2[2]. Chứng minh nhân
dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in
hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc
huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được
cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên
phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc[3]; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số;
họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân
tộc; quê quán; nơi thường trú.
Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái,
có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải,
từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; [4] ngày,
tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.
Điều 3. Đối tượng được
cấp Chứng minh nhân dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang
cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ
quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân
theo quy định của Nghị định này.
2. Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân
dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.
Điều 4. Các đối tượng
sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân
1. Những người đang bị tạm giam, đang thi hành
án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục bắt buộc[5], cơ sở cai nghiện bắt
buộc[6];
2. Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu
khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn
chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc[7], cơ sở
cai nghiện bắt buộc[8]
thì được cấp Chứng minh nhân dân.
Điều 5. Đổi, cấp lại
Chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi
Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm
sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải
làm thủ tục cấp lại.
Điều 6. Thủ tục cấp
Chứng minh nhân dân
1. Công dân quy định tại khoản 1 Điều
3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân:
a) Cấp Chứng minh nhân dân mới:
- Xuất trình hộ khẩu thường trú;
- Chụp ảnh;
- In vân tay;
- Khai các biểu mẫu;
- Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết
định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).
b) Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.
- Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại Chứng
minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường,
xã, thị trấn nơi thường trú[9].
- Xuất trình hộ khẩu thường trú;
- Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm,
ngày, tháng, năm sinh;
- Chụp ảnh;
- In vân tay hai ngón trỏ;
- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
- Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng,
hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.
2.[10] Kể từ ngày
nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại Điểm a, b trên
đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian
sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị
xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày
làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới,
hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các
trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải
quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả
các trường hợp.
3. Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng
minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định.
Điều 7. Sử dụng Chứng minh
nhân dân
1. Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của
mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất
trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân
dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.
2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa,
cho thuê, cho mượn, thế chấp... Chứng minh nhân dân.
Điều 8. Quản lý Chứng
minh nhân dân
Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo việc sản xuất,
quản lý Chứng minh nhân dân theo công nghệ tiên tiến và cấp Chứng minh nhân dân
theo quy định.
Điều 9. Kiểm tra Chứng
minh nhân dân
1. Cán bộ, công chức và những người của các cơ
quan, tổ chức được giao nhiệm vụ bảo vệ, giải quyết công việc có liên quan đến
công dân được quyền yêu cầu công dân xuất trình Chứng minh nhân dân trước khi
giải quyết công việc.
2. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và Công an
xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra, kiểm soát Chứng minh nhân dân của
công dân tại nơi công cộng hoặc phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 10. Thu hồi, tạm
giữ Chứng minh nhân dân
1. Chứng minh nhân dân bị thu hồi trong các trường
hợp sau:
a) Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Ra nước ngoài định cư.
2. Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ
trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;
b) Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại
giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc[11], cơ sở
cai nghiện bắt buộc[12].
Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi
chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp
hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc[13], cơ sở cai nghiện bắt buộc[14].
Điều 11. Thẩm quyền
thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân
1. Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp
lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hồi Chứng minh nhân dân nói tại điểm a, b khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính[15] có
quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ
quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc[16], cơ sở cai nghiện bắt buộc[17] có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của
những công dân nói tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Điều 12. Khiếu nại,
tố cáo
Công dân, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc cấp, quản
lý và sử dụng Chứng minh nhân dân.
Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được
khiếu nại, tố cáo phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
Điều 13. Khen thưởng
và xử lý vi phạm
1. Tổ chức hoặc cá nhân có thành tích trong việc
thực hiện Nghị định về Chứng minh nhân dân, tùy theo mức độ sẽ được khen thưởng
theo chế độ chung của Nhà nước.
2. Cán bộ, chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ cấp, quản
lý Chứng minh nhân dân có hành vi vi phạm trong việc cấp, quản lý Chứng minh
nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người nào có hành vi vi phạm quy định về cấp,
sử dụng Chứng minh nhân dân, tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Tổ chức thực
hiện[18]
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 5 năm 1999 và thay thế Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 của
Hội đồng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực
hiện, hướng dẫn thủ tục cấp Chứng minh nhân dân, đổi Chứng minh đang sử dụng
theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 và kiểm tra việc thi hành Nghị
định này.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an thống nhất
kế hoạch sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân hướng dẫn quy định việc thu, nộp, quản
lý và sử dụng lệ phí cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo
và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an;
- Lưu: VT, V19.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
Hà Nội, ngày
26 tháng 9 năm 2013
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Trần Đại Quang
|
[1] Nghị định số
170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân có căn cứ ban hành
như sau:
"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,"
Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ
về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ có căn cứ ban hành như
sau:
"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính
phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ."
[2] Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số
170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, có hiệu lực kể từ
ngày 11 tháng 12 năm 2007.
[3] Cụm từ
"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh
nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19
tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[4] Các cụm từ
"họ và tên cha", "họ và tên mẹ" được bãi bỏ theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng
minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19
tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[5] Cụm từ
"cơ sở giáo dục" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở giáo dục bắt buộc"
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của
Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày
02 tháng 11 năm 2013.
[6] Cụm từ
"cơ sở chữa bệnh" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở cai nghiện bắt
buộc" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,
có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[7] Cụm từ
"cơ sở giáo dục" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở giáo dục bắt buộc"
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của
Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày
02 tháng 11 năm 2013.
[8] Cụm từ
"cơ sở chữa bệnh" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở cai nghiện bắt
buộc" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,
có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[9] Đoạn này được
sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 170/2007/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của
Chính phủ về Chứng minh nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2007.
[10] Khoản này
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số
106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,
có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[11] Cụm từ
"cơ sở giáo dục" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở giáo dục bắt buộc"
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của
Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày
02 tháng 11 năm 2013.
[12] Cụm từ
"cơ sở chữa bệnh" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở cai nghiện bắt
buộc" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,
có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[13] Cụm từ
"cơ sở giáo dục" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở giáo dục bắt buộc"
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của
Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày
02 tháng 11 năm 2013.
[14] Cụm từ
"cơ sở chữa bệnh" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở cai nghiện bắt
buộc" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,
có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[15] Cụm từ
"Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" được thay thế bởi cụm từ
"Luật Xử lý vi phạm hành chính" theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều
1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã
được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm
2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[16] Cụm từ
"cơ sở giáo dục" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở giáo dục bắt buộc"
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của
Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số
170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể từ ngày
02 tháng 11 năm 2013.
[17] Cụm từ
"cơ sở chữa bệnh" được thay thế bởi cụm từ "cơ sở cai nghiện bắt
buộc" theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ
sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ,
có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013.
[18] Điều 2 và
Điều 3 của Nghị định số 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân
dân, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2007 quy định như sau:
"Điều 2. Nghị định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Giấy chứng minh nhân dân được cấp trước ngày
thực hiện cấp, đổi Chứng minh nhân dân theo mẫu quy định tại Nghị định này vẫn
có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công an có
trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này."
Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 106/2013/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02
năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị
định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, có hiệu lực kể
từ ngày 02 tháng 11 năm 2013 quy định như sau:
"Điều 2. Hiệu lực thi hành và quy định
chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 02 tháng 11 năm 2013.
2. Đối với Chứng minh nhân dân đã được cấp
theo Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ vẫn có
giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quy
định chi tiết, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này."