BỘ Y TẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2021/TT – BYT
|
Hà
Nội, ngày tháng
năm 2021
|
DỰ THẢO 2
|
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH XÉT NGHIỆM HIV CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHĂM SÓC, ĐIỀU
TRỊ CHO PHỤ NỮ NHIỄM HIV TRONG THỜI KỲ MANG THAI, KHI SINH CON, CHO CON BÚ
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày
20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS - Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định
xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV
trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn quy trình, thời điểm,
số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm
HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm
lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và các cơ sở y tế khác có cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nữ mang thai,
trẻ em và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Thời
điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai
1. Tất cả phụ nữ khi mang
thai cần được xét nghiệm HIV. Thực hiện lồng ghép tư vấn xét nghiệm HIV và các
biện pháp làm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con với chương trình can thiệp dự
phòng lây nhiễm viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con.
2. Thời điểm và Số lần xét nghiệm:
a) Xét nghiệm lần đầu cho tất cả
phụ nữ mang thai trong lần khám thai đầu tiên. Trường hợp phụ nữ mang
thaikhông được xét nghiệm HIV trong lần khám thai đầu tiên thì cần được xét
nghiệm HIV càng sớm càng tốt sau lần khám thai đầu tiên. Trường hợp phụ nữ mang
thaikhông được xét nghiệm HIV trong quá trình mang thai thì cần được xét nghiệm
HIV khi chuyển dạ, khi sinh con.
b) Xét nghiệm lần thứ hai ở thai kỳ 3 tháng cuối
cho các phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an
toàn; dùng chung bơm kim tiêm; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; mắc
lao; bị phơi nhiễm với HIV; có chồng, bạn tình nhiễm HIV; hoặc có các triệu chứng
nghi ngờ nhiễm HIV.
3. Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét
nghiệm HIV có phản ứng hoặc nghi ngờ cần được làm xét nghiệm khẳng định
nhiễm HIV.
4. Phụ nữ đã được xác định nhiễm HIV trước khi
mang thai không cần xét nghiệm lại HIV trong thời gian mang thai, khi chuyển dạ,
hoặc khi sinh.
Điều 3. Quy
trình xét nghiệm HIV
1. Thực hiện tư vấn trước và sau xét nghiệm cho
phụ nữ mang thai theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27/02/2015 của
Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế.
2. Xét nghiệm HIV theo quy định
tại Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng
dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.
3. Ưu tiên thực hiện xét nghiệm
và trả kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV càng sớm càng tốt (không quá 72
giờ) đối với PNMT có kết quả xét nghiệm sàng lọc có phản ứng hoặc nghi ngờ.
4. Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV có
phản ứng hoặc nghi ngờ khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng ARV ngay, đồng
thời lấy máu và chuyển làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.
5. Trường hợp phụ nữ mang thai
có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và có nguy cơ cao nhiễm HIV cần được tư vấn
và chuyển gửi tới các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.
6. Trường hợp phụ nữ mang thai
có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cần thực hiện chuyển tuyến hoặc
hội chẩn với cơ sở điều trị HIV/AIDS để họ được điều trị ARV sớm.
7. Thực hiện ghi chép xét nghiệm
HIV cho phụ nữ mang thai theo đúng quy định về quản lý thai sản.
Điều 4. Chăm sóc, điều trị
cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con và cho con bú.
1. Phụ nữ mang thai đã được khẳng định nhiễm HIV
tại bất cứ thời điểm nào trước hoặc trong giai đoạn mang thai và sinh con cần
được điều trị thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV) càng sớm càng tốt và điều trị
suốt đời.
2. Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc
HIV có phản ứng hoặc nghi ngờ khi chuyển dạ cần được điều trị dự phòng ARV
ngay. Ngừng điều trị ARV cho mẹ khi có kết quả khẳng định âm tính với HIV.
3. Con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV hoặc mẹ có kết quả
xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng khi chuyển dạ, khi sinh cần được điều trị dự
phòng bằng thuốc kháng HIV ngay sau khi sinh. Ngừng điều trị dự phòng cho con
khi mẹ có kết quả khẳng định âm tính với HIV.
4. Chuyển gửi cặp mẹ con có mẹ được khẳng định
nhiễm HIV sang cơ sở điều trị HIV/AIDS đểheo dõi, điều trị ARV liên tục cho mẹ
và tiếp tục điều trị dự phòng ARVchẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIVcho trẻ. Nếu
trẻ được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV thực hiện theo dõi, chăm sóc, điều trị
ARV suốt đời cho trẻ. 5. Thực hiện ghi chép, báo cáo việc chăm sóc, điều trị
cho phụ nữ mang thai, khi sinh con và cho con bú theo đúng quy định quản lý
thai sản.
Điều 5. Các biện pháp nhằm
giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với phụ nữ mang thai
1. Các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ
sang con gồm:
a) Thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về
tình dục an toàn, phòng các bệnh lây truyền HIV qua đường tình dục bao gồm HIV;
b) Xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;
c) Tư vấn về lợi ích của việc điều trị ARV sớm,
tuân thủ điều trị, xét nghiệm theo dõi tải lượng HIV, nguy cơ lây truyền HIV
cho con, lợi ích của việc điều trị dự phòng sớm lây truyền HIV cho con, chẩn
đoán sớm nhiễm HIV cho con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, chuyển gửi mẹ và con sang
cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để được theo dõi, chăm sóc điều trị;
e) Điều trị sớm ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm
HIV, hỗ trợ tuân thủ điều trị và xét nghiệm tải lượng vi rút thường quy cho phụ
nữ mang thai điều trị ARV theo quy định.
f) Thực hiện các can thiệp sản khoa an toàn
trong khi chuyển dạ, khi sinh và sau sinh
g) Điều trị dự phòng lây truyền HIV cho trẻ sinh
ra từ mẹ nhiễm HIV, thực hiện chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm
HIV.
d) Tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc nuôi
con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa thay thế để người mẹ quyết định lựa chọn
cách nuôi dưỡng;
h) Chuyển gửi mẹ và con sang cơ sở chăm sóc, điều
trị HIV/AIDS để được theo dõi, chăm sóc điều trị liên tục.
2. Áp dụng các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV
từ mẹ sang con
a) Thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về
tình dục an toàn, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm HIV cho
tất cả phụ nữ mang thai trong các lần khám thai
b) Xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo quy
định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư này.
c) Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tư vấn về lợi
ích của việc điều trị ARV sớm, tuân thủ điều trị, xét nghiệm theo dõi tải lượng
HIV, nguy cơ lây truyền HIV cho con, lợi ích của việc điều trị dự phòng sớm lây
truyền HIV cho con, chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV,
chuyển gửi mẹ và con sang cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để được theo dõi,
chăm sóc điều trị trong mỗi lần khám thai hoặc tái khám trong điều trị
HIV/AIDS.
d) Phụ nữ mang thai nhiễm HIV hoặc phụ nữ mang
thai được xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyển dạ, khi sinh cần được điều trị
ARV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
e) Khi chuyển dạ sinh, khi sinh con: các cơ sở sản
khoa, nhân viên y tế cần tuân thủ nguyên tắc phòng, chống nhiễm khuẩn và thực
hành sản khoa an toàn để bảo đảm một cuộc chuyển dạ và sinh con an toàn, hạn chế
tối đa các thủ thuật có thể gây tổn thương đường sinh sản của người mẹ hoặc tổn
thương cho con như cắt tầng sinh môn, giác kéo, Forceps, lấy máu da đầu trẻ…
f) Điều trị dự phòng lây truyền HIV cho trẻ sinh
ra từ mẹ nhiễm HIV và chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV
theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
g) Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được tư vấn về lợi
ích và nguy cơ của việc nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa thay thế để
người mẹ quyết định lựa chọn cách nuôi dưỡng trong mỗi lần khám thai, khi chuyển
dạ và sau sinh.
h) Trường hợp người phụ nữ nhiễm HIV quyết định
nuôi con bằng sữa mẹ: Người mẹ phải được điều trị bằng thuốc ARV và tuân thủ điều
trị tốt để đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, tốt nhất là dưới ngưỡng
phát hiện để phòng lây truyền HIV cho con qua sữa mẹ..
i) Trường hợp người phụ nữ nhiễm HIV quyết định nuôi
con bằng sữa thay thế: Người mẹ cần bảo đảm có đủ sữa ăn thay thế hoàn toàn
trong 6 tháng đầu, có nước sạch và chuẩn bị được sữa ăn thay thế đảm bảo an
toàn, hợp vệ sinh và đủ số lượng phù hợp với tuổi của trẻ.
k) Chuyển gửi mẹ và con sinh ra từ mẹ nhiễm HIV
theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Thông tư này.
Điều 6. Hiệu lực
thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45
ngày kể từ ngày ký.
Điều 7. Điều
khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn
chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo
các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung.
Điều 8. Tổ
chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em:
a) Chủ trì, phối hợp với Cục
Phòng, chống HIV/AIDS, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn thực hiện Thông tư
này tại các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản. Lồng ghép các biện pháp
can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với chương trình can thiệp dự
phòng lây truyền viêm gan vi rút B, giang mai từ mẹ sang con.
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này
tại các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản.
2. Trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ
em, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn thực hiện Thông tư này tại các phòng
khám, điều trị HIV/AIDS;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này
tại các phòng khám, điều trị HIV/AIDS.
3. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:
a) Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ Sức
khỏe Bà mẹ - Trẻ em hướng dẫn thực hiện Thông tư này;
b) Phối hợp kiểm tra việc thực hiện Thông tư
này.
4. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh,
thành phố:
a) Tổ chức triển khai xét nghiệm HIV cho phụ nữ
mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong quá trình mang thai,
khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang
con theo quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn cơ quan đầu mối phòng, chống
HIV/AIDS, cơ quan đầu mối chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn thực hiện tư
vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm
HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm
lây nhiễm HIV từ mẹ sang con theo quy định tại Thông tư này.
c) Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện theo các nội dung quy định tại Thông tư này.
5. Trách nhiệm của cơ quan đầu
mối về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến tỉnh, thành phố:
a) Hướng dẫn các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe
sinh sản thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều
trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và
các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con theo quy định tại Thông tư
này. Lồng ghép các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con với các can
thiệp dự phòng lây nhiễm viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con.
b) Phối hợp với cơ quan đầu mối phòng, chống
HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố trong việc giám sát, hỗ trợ kỹ thuật tư vấn xét
nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong
thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con theo các quy định tại Thông tư này. Báo cáo tình hình tư vấn
xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV
trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây
nhiễm HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh, thành phố gửi Sở Y tế và Bộ Y tế (Vụ
Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) theo quy định.
c) Phối hợp với cơ quan đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, phòng khám, điều trị HIV/AIDS
trong việc kết nối, quản lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con cho đến khi mẹ
nhiễm HIV và con được quản lý, theo dõi điều trị tại phòng khám, điều trị
HIV/AIDS.
6. Trách nhiệm của cơ quan đầu
mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố:
a) Hướng dẫn các phòng khám, điều trị HIV/AIDS
thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ
nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp
nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với cơ quan đầu mối chăm sóc sức khỏe
sinh sản tuyến tỉnh, thành phố trong việc giám sát, hỗ trợ kỹ thuật tư vấn xét
nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong
thời ký mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm
HIV từ mẹ sang con theo các quy định tại Thông tư này. Báo cáo tình hình tư vấn
xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV
trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm
lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh, thành phố gửi Sở Y tế và Bộ Y tế
(Cục Phòng, chống HIV/AIDS) theo quy định.
c) Phối hợp với cơ sở cung cấp
dịch vụ sức khỏe sinh sản, phòng khám, điều trị HIV/AIDS trong việc kết nối, quản
lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con cho đến khi tình trạng nhiễm HIV của trẻ
được khẳng định.
7. Trách nhiệm của cơ sở điều
trị bằng thuốc kháng HIV:
a) Quản lý, chăm sóc, điều trị
cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm theo quy định tại
Thông tư này;
b) Phối hợp với cơ quan đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe
sinh sản trong việc kết nối, quản lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con cho đến
khi tình trạng nhiễm HIV của trẻ được khẳng định;
c) Báo cáo tình hình chăm sóc,
điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV gửi cơ
quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh theo quy định.
8. Trách nhiệm của cơ sở
cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản:
a) Quản lý, tư vấn xét nghiệm
HIV cho phụ nữ mang thai, chăm sóc, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ
mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ
mẹ sang con theo các quy định tại Thông tư này
b) Phối hợp với cơ quan đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, cơ quan đầu mối về chăm sóc sức khỏe
sinh sản tuyến tỉnh, thành phố, cơ sở điều trị bằng thuốc kháng HIV trong việc
kết nối, quản lý, theo dõi cặp mẹ nhiễm HIV và con được quản lý, theo dõi điều
trị tại phòng khám, điều trị HIV/AIDS.
c) Báo cáo tình hình tư vấn xét
nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm
HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV gửi cơ quan đầu mối về chăm sóc sức khỏe
sinh sản tuyến tỉnh, thành phố theo quy định.
9. Trách nhiệm của Trạm Y tế
tuyến xã, phường, thị trấn:
a) Thực hiện thông tin tuyên
truyền về phòng chống HIV/AIDS cho phụ nữ mang thai, giới thiệu các dịch vụ dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có;
b) Thực hiện xét nghiệm sàng lọc
HIV cho phụ nữ mang thai hoặc tư vấn, chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế
huyện, tỉnh để được xét nghiệm HIV;
c) Theo dõi, quản lý người mẹ
và trẻ nhiễm HIV theo các hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế;
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra
Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng
thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ,
ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống
HIV/AIDS) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban về CVĐXH của Quốc hội
(để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ; (Công báo, Vụ
KGVX, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- BHXH Việt Nam;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTra Bộ, VP Bộ;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế; Cổng TTĐT Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
- Lưu: VT, AIDS (03b), PC (02b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|