Dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 14/06/2016 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu:
1. Thông tư này quy định việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhập khẩu.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Xe mô tô, xe gắn máy;
b) Xe cơ giới nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Xe cơ giới nhập khẩu không để tham gia giao thông sử dụng vào các mục đích triển lãm, phục vụ đào tạo, nghiên cứu phát triển.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhập khẩu xe cơ giới (sau đây gọi tắt là người nhập khẩu) và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe cơ giới là các loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ (trừ xe mô tô, xe gắn máy) được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 6211 và TCVN 7271, kể cả ô tô sát xi và ô tô tải không có thùng chở hàng.
2. Xe cơ giới cùng kiểu loại là các xe cơ giới có cùng đặc điểm như quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo thử nghiệm khí thải là tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới, trong đó có thể hiện kết cấu liên quan đến khí thải và kết quả thử nghiệm của các phép thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
4. Báo cáo thử nghiệm an toàn là tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho kiểu loại xe cơ giới trong đó bao gồm cả kết quả thử nghiệm linh kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
5. Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế là chứng chỉ được Cơ quan kiểm tra cấp trên cơ sở thẩm định hồ sơ thiết kế đối với kiểu loại xe nhập khẩu chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
6. Tài liệu COP là tài liệu có nội dung thể hiện kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất xe và linh kiện được Cơ quan kiểm tra đánh giá hoặc thừa nhận theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu:
1. Thông tư này quy định việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhập khẩu.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Xe mô tô, xe gắn máy;
b) Xe cơ giới nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Xe cơ giới nhập khẩu không để tham gia giao thông sử dụng vào các mục đích triển lãm, phục vụ đào tạo, nghiên cứu phát triển.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhập khẩu xe cơ giới (sau đây gọi tắt là người nhập khẩu) và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe cơ giới là các loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ (trừ xe mô tô, xe gắn máy) được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 6211 và TCVN 7271, kể cả ô tô sát xi và ô tô tải không có thùng chở hàng.
2. Xe cơ giới cùng kiểu loại là các xe cơ giới có cùng đặc điểm như quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo thử nghiệm khí thải là tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho kiểu loại xe cơ giới hoặc động cơ xe cơ giới, trong đó có thể hiện kết cấu liên quan đến khí thải và kết quả thử nghiệm của các phép thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
4. Báo cáo thử nghiệm an toàn là tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho kiểu loại xe cơ giới trong đó bao gồm cả kết quả thử nghiệm linh kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
5. Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế là chứng chỉ được Cơ quan kiểm tra cấp trên cơ sở thẩm định hồ sơ thiết kế đối với kiểu loại xe nhập khẩu chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
6. Tài liệu COP là tài liệu có nội dung thể hiện kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất xe và linh kiện được Cơ quan kiểm tra đánh giá hoặc thừa nhận theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương là tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp cho kiểu loại xe cơ giới đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương đương hoặc cao hơn quy định của Việt Nam.
8. Thủ tục đăng kiểm điện tử là thủ tục đăng kiểm trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai đăng kiểm, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng kiểm giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
9. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Đăng kiểm là hệ thống thông tin do Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm quản lý để thực hiện thủ tục Đăng kiểm điện tử.
10. Hệ thống khai đăng kiểm điện tử là hệ thống thông tin phục vụ cho người khai Đăng kiểm khai và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan Đăng kiểm trong quá trình thực hiện thủ tục Đăng kiểm điện tử.
11. Bản đăng ký kiểm tra điện tử là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợp các chỉ tiêu thông tin khai của người khai Đăng kiểm.
12. Sự cố là trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, Hệ thống khai Đăng kiểm điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến không thực hiện được thủ tục Đăng kiểm điện tử.
13. Bản sao có xác nhận (chữ ký và con dấu) của người nhập khẩu hoặc cơ sở thiết kế là bản sao;
14. Xe cơ giới nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (hàng phi mậu dịch) bao gồm: Xe cơ giới là quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức Việt Nam; Xe cơ giới của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; Xe cơ giới được viện trợ nhân đạo; Xe cơ giới là tài sản di chuyển của cán bộ, chuyên gia, học sinh, lao động được cử đi công tác, làm việc, làm chuyên gia, học tập, lao động ở nước ngoài hết hạn trở về nước, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương về Việt Nam sinh sống.
Điều 4. Xe cơ giới nhập khẩu phải tuân theo các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định tương ứng.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 5. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Thành phần Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các tài liệu sau:
a) Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương;
c) Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với Hồ sơ giấy, số Tờ khai đối với Hồ sơ điện tử (không áp dụng trong trường hợp xe cơ giới được kiểm tra trước khi làm thủ tục Hải quan);
d) Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Bản sao Tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật của xe do nhà sản xuất phát hành;
f) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế nhập khẩu hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
g) Bản sao Tài liệu COP;
h) Bản sao Báo cáo thử nghiệm khí thải hoặc tài liệu tương đương;
i) Bản sao Báo cáo thử nghiệm an toàn;
j) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;
k) Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của thiết bị nâng hạ, xi téc chịu áp lực lắp trên xe;
l) Bản sao Giấy phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ tương đương;
m) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy tờ tương đương đối với xe đã qua sử dụng;
n) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương.
2. Người nhập khẩu cung cấp các tài liệu tương ứng với từng đối tượng và phương thức kiểm tra theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Người nhập khẩu cần bổ sung các tài liệu tại điểm c và từ điểm f đến điểm l khoản 1 Điều 5 của Thông tư này trước khi Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế xe nhập khẩu.
Đối với xe cơ giới nhập khẩu không thuộc Phương thức 1, 3 và 5 mà người nhập khẩu không cung cấp được tài liệu nêu tại điểm n, khoản 1 Điều 5 của Thông tư này thì Cơ quan kiểm tra không tiếp nhận Hồ sơ đăng ký kiểm tra; trường hợp người nhập khẩu đề nghị được kiểm tra, chứng nhận như đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước thì Cơ quan kiểm tra thực hiện theo Phương thức 4. Trong trường hợp này nếu xe không đạt thì chỉ được khắc phục một số hạng mục theo quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 8 của Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng kiểm điện tử bao gồm:
a) Bản đăng ký kiểm tra điện tử;
b) Các chứng từ khác thuộc hồ sơ đăng kiểm điện tử là những chứng từ được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Thông tư này mà người khai phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Đăng kiểm. Những chứng từ bản cứng hoặc bản điện tử có giá trị như nhau;
4. Khi thực hiện thủ tục Đăng kiểm điện tử, người khai phải sử dụng chữ ký số đã đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trong giai đoạn chưa áp dụng chữ ký số thì được sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện thủ tục Đăng kiểm điện tử tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan Đăng kiểm thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm và chịu trách nhiệm về các giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra xe cơ giới nhập khẩu theo một trong các phương thức sau:
a) Phương thức 1: Đánh giá quá trình sản xuất và xác nhận kiểu loại
b) Phương thức 2: Kiểm tra xác suất
c) Phương thức 3: Kiểm tra từng xe
d) Phương thức 4: Kiểm tra, thử nghiệm xe mẫu
e) Phương thức 5 : Xác nhận sự phù hợp theo thỏa thuận
2. Đối tượng áp dụng, yêu cầu về hồ sơ và nội dung kiểm tra của từng phương thức được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cơ quan kiểm tra thay đổi việc áp dụng thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra, phương thức kiểm tra trong quá trình kiểm tra trên cơ sở phân tích nguyên tắc quản lý rủi ro cho phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro trong từng giai đoạn nhất định tùy thuộc vào: phân loại rủi ro người nhập khẩu, phân loại rủi ro xe cơ giới nhập khẩu, đánh giá mức độ tuân thủ quy định của người nhập khẩu. Việc quản lý rủi ro được thực hiện trên nguyên tắc của tiêu chuẩn TCVN 31000: 2011 “Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn”. Các tiêu chí và nguyên tắc phân loại rủi ro người nhập khẩu, phân loại rủi ro xe cơ giới nhập khẩu, đánh giá mức độ tuân thủ quy định của người nhập khẩu được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ kế hoạch và diễn biến chất lượng, Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra xe nhập khẩu sau khi đã được chứng nhận (hậu kiểm). Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Trường hợp có vi phạm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, thì cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành việc thử nghiệm mẫu theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Thông tư này. Chi phí lấy xe mẫu và thử nghiệm theo quy định tại Điều 41 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Điều 8. Xử lý trong quá trình kiểm tra
1. Xử lý thủ tục Đăng kiểm điện tử
a) Hồ sơ đăng kiểm điện tử lưu giữ tại Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Bộ Giao thông vận tải có giá trị pháp lý để làm thủ tục đăng kiểm và xử lý các tranh chấp.
b) Khi xảy ra sự cố với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm, cơ quan Đăng kiểm có trách nhiệm thông báo trên trang Thông tin điện tử đăng kiểm chậm nhất 02 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố trong giờ hành chính hoặc 02 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc tiếp theo đối với những sự cố xảy ra trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để người khai đăng kiểm thực hiện thủ tục đăng kiểm bằng phương thức thủ công.
c) Khi xảy ra sự cố đối với hệ thống khai đăng kiểm điện tử của người khai đăng kiểm, người khai đăng kiểm phải thông báo cho cơ quan quản lý vận hành cổng thông tin một cửa Quốc gia và cơ quan Đăng kiểm bằng văn bản hoặc bằng điện thoại hoặc bằng thư điện tử đã đăng ký để phối hợp giải quyết. Đồng thời, theo yêu cầu để đảm bảo việc thực hiện thủ tục đăng kiểm kịp thời, người khai đăng kiểm được thực hiện thủ tục đăng kiểm bằng phương thức thủ công.
2. Việc xử lý một số trường hợp đặc biệt trong quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Trường hợp xe cơ giới đã qua sử dụng có tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật nhưng nội dung của tài liệu kỹ thuật không đầy đủ thì thông số kỹ thuật cơ bản của xe được xác định trên cơ sở kiểm tra, thử nghiệm thực tế;
b) Đối với các xe có thông số về kích thước và khối lượng phân bố lên trục lớn hơn giới hạn quy định tại QCVN 09:2015/BGTVT thì thực hiện kiểm tra, thử nghiệm theo quy chuẩn này và ghi nhận các thông số kỹ thuật xe theo đề nghị của cơ sở đăng ký thử nghiệm. Kết quả kiểm tra, thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận ghi nhận phương tiện này chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp, không tham gia giao thông. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu tham gia giao thông như: di chuyển từ nơi sản xuất, nhập khẩu đến địa điểm tập kết; di chuyển đến cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa; di chuyển đến cơ sở đăng kiểm; vận chuyển hàng hóa có khối lượng kết cấu đặc biệt không thể tháo rời thì phải được cấp phép của cơ quan quản lý đường bộ và tuân thủ các quy định liên quan.
Trường hợp xe cơ giới nhập khẩu không tham gia giao thông hoặc các phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp được phép nhập khẩu quy định tại mục 6 phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì được kiểm tra để nhập khẩu nhưng trong chứng chỉ chất lượng ghi là: Chiếc xe này chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp, không tham gia giao thông đường bộ.
d) Trường hợp các xe cơ giới nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp hàng về Việt Nam thì người nhập khẩu được phép hoàn thiện một số cụm như sau: thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước; kính chắn gió, kính cửa sổ bị nứt vỡ; hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu: bị nứt, vỡ; gương chiếu hậu bị nứt, vỡ; ắc qui không hoạt động.
đ) Trường hợp xe cơ giới chưa qua sử dụng không tham gia giao thông, có kích thước lớn hơn quy định được tháo rời để thuận tiện cho việc vận chuyển về Việt Nam thì Cơ quan kiểm tra chỉ kiểm tra chất lượng nhập khẩu khi xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh.
e) Trường hợp xe cơ giới nhập khẩu thuộc đối tượng phải triệu hồi (recall) để sửa chữa, khắc phục các lỗi theo các yêu cầu nêu trong thông báo của nhà sản xuất thì người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu sau:
e1) Xuất trình văn bản của nhà sản xuất hoặc của các cơ sở được uỷ quyền của nhà sản xuất xác nhận chiếc xe nhập khẩu thực tế đã thực hiện xong việc sửa chữa khắc phục lỗi và đảm bảo an toàn làm căn cứ để tiến hành thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng xe cơ giới nhập khẩu;
e2) Tổ chức thực hiện việc sửa chữa, khắc phục các lỗi đối với các xe cơ giới thuộc đối tượng phải triệu hồi theo thông báo của nhà sản xuất nhưng đã được cơ quan kiểm tra cấp chứng nhận chất lượng trước đó. Cơ quan kiểm tra sẽ giám sát việc thực hiện của người nhập khẩu theo kế hoạch triệu hồi do người nhập khẩu đã thông báo và tạm dừng thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng xe cơ giới nhập khẩu cho các lô hàng nhập khẩu tiếp theo trong trường hợp người nhập khẩu không thực hiện kế hoạch triệu hồi đã đăng ký với cơ quan kiểm tra.
g) Trường hợp trên xe có nhiều số khung, số động cơ không bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan kiểm tra sẽ ghi nhận cụ thể về tình trạng của số khung hoặc số động cơ vào chứng chỉ chất lượng của xe.
Trường hợp Cơ quan kiểm tra kết luận xe cơ giới có số khung hoặc số VIN (trong trường hợp không có số khung), số động cơ (trừ rơ moóc, sơ mi rơ moóc) bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại thì Cơ quan kiểm tra sẽ cung cấp Thông báo kết quả kiểm tra cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu không đồng ý với Thông báo kết quả kiểm tra thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem xét giám định tại cơ quan có thẩm quyền.
h) Năm sản xuất của xe cơ giới được xác định theo các căn cứ như sau: theo số nhận dạng của xe (số VIN); theo số khung của xe; theo các tài liệu của nhà sản xuất như: cataloge, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của nhà sản xuất; thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên xe; theo năm sản xuất được ghi nhận trong bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành tại nước ngoài. Trong trường hợp không xác định được năm sản xuất của xe cơ giới, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét trưng cầu tổ chức giám định có thẩm quyền.
i) Trường hợp xe cơ giới chưa qua sử dụng được kiểm tra thử nghiệm theo phương thức kiểm tra thử nghiệm xe mẫu hoặc được kiểm tra theo phương thức kiểm tra từng xe nhưng có những hạng mục sau không thỏa mãn yêu cầu theo quy định thì người nhập khẩu được phép khắc phục để thỏa mãn theo quy định hiện hành như: hướng ống xả; rào chắn của xe; chân chống của sơ mi rơ moóc; bố trí đèn tín hiệu phía sau của xe (trừ xe chở người); chiều cao đệm ngồi của ghế khách; số lượng búa phá cửa sự cố và các chỉ dẫn.
k) Xử lý các trường hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra đối chiếu các kết cấu liên quan đến khí thải của xe: Trường hợp xe hoặc động cơ xe cơ giới nhập khẩu có tài liệu khí thải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp nhưng không kiểm tra được kết cấu liên quan đến khí thải của xe thực tế thì Cơ quan kiểm tra quyết định việc lấy mẫu để thử nghiệm khí thải; Trường hợp xe hoặc động cơ xe cơ giới nhập khẩu có Báo cáo thử nghiệm khí thải do Cơ sở thử nghiệm khí thải trong nước cấp nhưng không kiểm tra được kết cấu liên quan đến khí thải của xe thực tế thì giải quyết cấp chứng chỉ chất lượng cho các xe có cùng kiểu loại và cùng lần kiểm tra với xe mẫu nêu trong Báo cáo thử nghiệm khí thải. Đối với những xe nhập khẩu tiếp theo, nếu vẫn không thể kiểm tra, đối chiếu được kết cấu liên quan đến khí thải thì Cơ quan kiểm tra quyết định việc lấy mẫu thử nghiệm khí thải theo từng lần kiểm tra; Xe nhập khẩu có cùng kiểu loại xe và thông tin nhận dạng về khí thải (Ví dụ: cùng “Test group” đối với trường hợp xe nhập khẩu từ Mỹ, cùng số chứng nhận phê duyệt kiểu đối với xe nhập khẩu từ cộng đồng châu Âu) hoặc cùng kiểu loại và “Model code” (đối với xe hạng nhẹ) hoặc cùng “Engine code” (đối với xe hạng nặng) với xe đã được thử nghiệm khí thải trong nước hoặc xe đã được kiểm tra, đối chiếu kết cấu liên quan đến khí thải thì không thực hiện việc kiểm tra đối chiếu kết cấu liên quan đến khí thải.
l) Đối với trường hợp xe cơ giới đã thay đổi chủ sở hữu nhiều lần trước khi nhập khẩu về Việt Nam và trên Giấy chứng nhận đăng ký hoặc các giấy tờ thay thế theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 5 của Thông tư này không có đủ cơ sở để xác định thời gian đăng ký sử dụng xe thì người nhập khẩu phải bổ sung các bằng chứng hợp pháp thể hiện các lần đăng ký trước của cơ quan hoặc tổ chức chuyên ngành về quản lý phương tiện tại các nước xuất khẩu xe.
m) Trường hợp xe cơ giới đã qua sử dụng nhập khẩu từ các nước không thuộc EU, G7 hoặc không thuộc các nước có mức khí thải hiện hành tương đương hoặc cao hơn mức hiện hành ở Việt Nam và có cùng kiểu loại với xe cơ giới chưa qua sử dụng có mức khí thải thấp hơn mức khí thải hiện hành của Việt Nam thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo không đạt.
n) Đối với xe nhập khẩu chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận phải có Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe thì Cơ quan kiểm tra thực hiện việc thẩm định thiết kế theo quy định tại Phụ lục VIII Ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
1. Người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra phù hợp theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và nộp cho Cơ quan kiểm tra hoặc khai hồ sơ Đăng kiểm điện tử thông qua Hệ thống khai Đăng kiểm điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra và thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ thì trong thời hạn tối đa 01 ngày làm việc Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra hoặc Bản đăng ký kiểm tra điện tử đối với hồ sơ điện tử và chuyển tới người nhập khẩu.
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa hợp lệ thì trong thời hạn tối đa 01 ngày làm việc Cơ quan kiểm tra hướng dẫn người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
3. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của xe nhập khẩu và phương thức kiểm tra, Cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng tương ứng như sau:
a) Xe được kiểm tra đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 6 thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng (sau đây gọi tắt là Thông báo miễn kiểm tra) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn không quá 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
b) Xe được kiểm tra đáp ứng quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 6 của Thông tư này thì Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn không quá 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe;
c) Xe cơ giới qua kiểm tra, thử nghiệm không đạt yêu cầu theo quy định tại các Phương thức tương ứng thì Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe, đồng thời gửi cho cơ quan Hải quan để xử lý theo quy định;
d) Xe được kiểm tra theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư này thì cơ Cơ quan kiểm tra cấp chứng chỉ chất lượng theo nội dung của Hiệp định hoặc Thỏa thuận.
đ) Trường hợp xe cơ giới thuộc các đối tượng: khung gầm của xe ô tô (xe ô tô sát xi không có buồng lái) đã qua sử dụng (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới); xe ô tô cứu thương đã qua sử dụng; xe ô tô các loại đã qua sử dụng quá 05 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu; xe ô tô các loại đã qua sử dụng và đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu; xe ô tô có số khung, số động cơ, số VIN (nếu không có số khung) bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; Xe cơ giới có vô lăng lái bố trí ở bên phải thì Cơ quan kiểm tra dừng các thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, lập Biên bản ghi nhận tình trạng xe cơ giới nhập khẩu vi phạm quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận vi phạm, Cơ quan kiểm tra cấp Thông báo vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này đến người nhập khẩu và Cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu) để giải quyết theo quy định.
4. Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc hoặc Thông báo miễn kiểm tra đối với xe cơ giới nhập khẩu (bản chính hoặc bản điện tử) được sử dụng để giải quyết thủ tục nhập khẩu, thu phí trước bạ và đăng ký xe, kiểm định lưu hành lần đầu, hoặc khi có yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc hoặc Thông báo miễn kiểm tra (bản chính hoặc bản điện tử) sẽ không còn giá trị sử dụng nếu xe cơ giới được cấp bị hư hỏng trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản không còn bảo đảm chất lượng.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ chất lượng
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại: Người nhập khẩu làm văn bản đề nghị cấp lại Chứng chỉ chất lượng kèm theo văn bản báo thất lạc Chứng chỉ đăng kiểm.
2. Cơ quan kiểm tra xem xét hồ sơ nêu tại khoản 1 Điều này và thực hiện:
a) Đối với hồ sơ hợp lệ: Thông báo bằng văn bản gửi các Cơ quan có liên quan (Hải quan, Thuế, Công an) và người nhập khẩu;
b) Đối với hồ sơ không hợp lệ: thông báo rõ lý do không cấp tới người nhập khẩu.
2. Cơ quan kiểm tra xem xét hồ sơ nêu tại khoản 1 Điều này: Nếu hồ sơ hợp lệ thì gửi thông báo bằng văn bản tới các Cơ quan có liên quan (Hải quan, Thuế, Công an) và người nhập khẩu. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo rõ lý do không cấp tới người nhập khẩu.
3. Sau 30 ngày, kể từ ngày phát hành Thông báo nêu tại điểm a khoản 2 Điều này, nếu không nhận được phản hồi từ các Cơ quan có liên quan, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp bản sao Chứng chỉ chất lượng.
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬP KHẨU VÀ CƠ QUAN KIỂM TRA
Điều 11. Trách nhiệm của người nhập khẩu
1. Đảm bảo tính trung thực và hợp pháp của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho Cơ quan kiểm tra;
2. Chuẩn bị và chuyển mẫu thử nghiệm đến địa điểm thử nghiệm theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra;
3. Phối hợp với Cơ quan kiểm tra, Cơ sở thử nghiệm trong quá trình kiểm tra, thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc thực hiện việc đánh giá COP tại cơ sở sản xuất. Xuất trình Xe tại địa điểm đã đăng ký với Cơ quan kiểm tra trong vòng 05 ngày kể từ ngày đăng ký hồ sơ với Cơ quan kiểm tra, đưa mẫu thử nghiệm đến Cơ sở thử nghiệm trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu thử nghiệm từ Cơ quan kiểm tra.
Trong trường hợp không xuất trình được phương tiện thì người nhập khẩu phải có giải trình bằng văn bản với Cơ quan kiểm tra và Cơ sở thử nghiệm; Trong vòng 03 tháng kể từ ngày đăng ký hồ sơ với Cơ quan kiểm tra.
4. Thực hiện việc bảo hành xe cơ giới nhập khẩu theo quy định của nhà sản xuất tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đáp ứng quy định về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng;
5. Thực hiện trách nhiệm trong việc triệu hồi xe cơ giới nhập khẩu theo yêu cầu sau: Chủ động báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật của xe cơ giới nhập khẩu. Trong quá trình Cơ quan kiểm tra điều tra phải hợp tác đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết khi được yêu cầu;Thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến việc triệu hồi cho các đại lý, trạm dịch vụ và khách hàng;Thực hiện triệu hồi sản phẩm theo quy định tại điểm e2 khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;
6. Đảm bảo giữ nguyên trạng xe cơ giới để Cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra;
7. Đảm bảo xe cơ giới nhập khẩu tiếp theo có cùng kiểu loại với mẫu điển hình đã được chứng nhận trước đó thỏa mãn quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với hồ sơ đăng ký kiểm tra;
8. Nộp các khoản thanh toán theo quy định trước khi nhận Chứng chỉ chất lượng;
9. Thực hiện quyết định xử lý của Bộ Giao thông vận tải khi vi phạm quy định về kiểm tra về chất lượng xe cơ giới nhập khẩu.
Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm tra
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam là Cơ quan kiểm tra, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo quy định này.
2. Thống nhất phát hành, quản lý chứng chỉ chất lượng.
3. Xây dựng quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới nhập khẩu và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định tình trạng xe cơ giới trong quá trình kiểm tra.
4. Thu các khoản thu liên quan tới việc kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng theo quy định.
5. Lưu trữ hồ sơ theo quy định sau:
a) Trong thời hạn 03 năm đối với các hồ sơ đã hoàn thiện việc kiểm tra xe cơ giới nhập khẩu;
b) Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày người nhập khẩu đăng ký hồ sơ với cơ quan kiểm tra đối với những hồ sơ đăng ký kiểm tra không có xe để kiểm tra.
6. Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu để báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Chứng chỉ chất lượng cấp theo quy định tại Thông tư số 31/2011/TT- BGTVT cho các xe nhập khẩu có ngày xe cập cảng hoặc cửa khẩu Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng để giải quyết các thủ tục nhập khẩu, thu phí trước bạ và đăng ký xe, kiểm định lưu hành lần đầu hoặc khi có yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc đánh giá COP lần đầu tại Cơ sở sản xuất xe và linh kiện được bắt đầu thực hiện trong vòng 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đối với các kiểu loại xe đã được cấp Thông báo miễn theo quy định tại thông tư 31/2011/TT-BGTVT. Các tài liệu COP đã được chấp nhận trước đây sẽ còn giá trị 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, sau đó sẽ được Cơ quan kiểm tra xem xét lại tính hiệu lực theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị người nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |