BỘ
NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
5-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 07 tháng 2 năm 1975
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ Y TẾ - BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 5-TT/LB NGÀY 7
THÁNG 2 NĂM 1975 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI THƯƠNG
BINH, NHỮNG NGƯỜI BỊ THƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH, BỆNH BINH VÀ
CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, QUÂN NHÂN VỀ HƯU HOẶC NGHỈ VIỆC VÌ MẤT SỨC LAO ĐỘNG
Hội đồng Chính phủ, trong Nghị
quyết số 3524-NC ngày 17-10-1961 và một số văn bản khác đã quy định chế độ khám
bệnh, chữa bệnh cho thương binh, bệnh binh; và trong Thông tư số 84-TTg ngày
25-8-1963 đã quy định chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với công nhân, viên chức,
quân nhân về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động.
Căn cứ vào các quy định của Hội
đồng Chính phủ, Liên Bộ Y tế - Nội vụ - Tài chính đã ra Thông tư số 19-TT/LB
ngày 19-3-1962, Thông tư số 25TT/LB ngày 12-8-1969 hướng dẫn cụ thể về chế độ
khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng nói trên.
Ngày 25-4-1974, Thủ tướng Chính
phủ đã ra quyết định số 91-TTg về việc chấn chỉnh tổ chức khám bệnh, chữa bệnh
và quy định mức y dược phí cho công nhân, viên chức Nhà nước, thương binh và
công nhân, viên chức Nhà nước, thương binh và công nhân, viên chức, quân nhân về
hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động. Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ra Thông tư
số 32-TT/LB ngày 24-12-1974 hướng dẫn thực hiện nghị quyết nói trên.
Riêng đối với việc khám bệnh, chữa
bệnh và quản lý, sử dụng kinh phí về việc này cho thương binh, những người bị
thương được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh và cán bộ, công nhân,
viên chức, quân nhân về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động, Liên Bộ Y tế -
Nội vụ - Tài chính hướng dẫn thêm một số điểm như sau:
I- NHỮNG ĐỐI
TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH NHƯ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC TẠI CHỨC
1. Thương binh (đã được xếp hạng
thương tật và cấp sổ trợ cấp hàng tháng);
2. Những người bị thương được hưởng
chính sách như thương binh (đã được xếp hạng thương tật và cấp sổ trợ cấp hàng
tháng);
3. Cán bộ, công nhân, viên chức,
quân nhân đã về nghỉ hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng;
4. Quân nhân mất sức lao động
60% trở lên đã về gia đình, đang được hưởng chế độ trợ cáp hàng tháng theo Nghị
định số 500-ND/LB của Liên Bộ Cứu tế xã hội - Tài chính - Quốc phòng ngày
12-11-1958 hoặc Nghị định số 523-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6-12-1958;
5. Bệnh binh và quân nhân phục
viên bị vết thương, bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (đã được đơn vị cũ
cấp giấy chứng nhận phục viên, chứng nhân thương tật, bệnh tật rõ ràng).
Đính kèm theo Thông tư này có bản
tổng hợp các chế độ cụ thể về việc khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng nói
trên.
II. QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VIỆC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- Đối với những đối tượng nói
trên về địa phương.
A. QUY ĐỊNH TỔ CHỨC KHÁM BÊNH,
CHỮA BỆNH VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC Y DƯỢC PHÍ 24 ĐỒNG:
1. Tuyến điều trị:
a) Các đối tượng nói trên cư trú
ở địa phương nào, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế địa
phương đó.
b) Bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh
viện huyện, khu phố, thị xã, khu vực do trạm y tế xã, tiểu khu giới thiệu; đến
bệnh viện tỉnh, thành phố hoặc bệnh viện chuyên khoa do phòng khám bệnh viên
huyện, khu phố, thị xã, khu vực giới thiệu; đến viện,. bệnh viện trung ương do
bệnh viện tỉnh, thành phố giới thiệu.
Khi đi khám bệnh cần mang theo:
- Giấy giới thiệu của y tế,
- Sổ sức khoẻ,
- Sổ trợ cấp thương binh hoặc sổ
trợ cấp hưu trí, sổ trợ cấp mất sức lao động, giấy chứng nhận quân nhân phục
viên...
Những người mắc bệnh lao phổi,
phong hay tâm thần, ngoài sổ sức khoẻ còn có sổ điều trị ngoại trú do bệnh viện
chuyên khoa cấp để tiện việc cấp thuốc và theo dõi điều trị. (Bộ Y tế sẽ hướng
dẫn riêng về mẫu số sức khoẻ cho các đối tượng nói trên).
c) Một số trường hợp ngoại lệ:
- Nếu là trường hợp cấp cứu thì
bệnh nhân thuộc các đối tượng nói trên được đưa đến bệnh viên gần nhất (kể cả bệnh
viện huyện, tỉnh khác hoặc bệnh viện trung ương). Bệnh viện có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ các chế độ đã quy định như đối với các đối tượng thuộc địa phương
mình quản lý.
- Nếu bệnh nhân là cán bộ về hưu
hoặc mất sức lao động thuộc tiêu chuẩn bệnh viện Việt - Xô về cư trú ở địa
phương, khi ốm đâu thì đến phòng khám bệnh viện huyện, khu phố, thị xã nơi mình
cư trú để khám bệnh và chữa bênh. Trường hợp vượt khả năng chẩn đoán và điều trị
của tuyến huyện, khu phố, thị xã thì giới thiệu lên phòng khám bệnh viện tỉnh,
thành phố; vượt khả năng của tuyến tỉnh, thành phố mới giới thiệu lên bệnh viện
Việt - Xô. Riêng những người thuộc cơ quan trung ương về cư trú tại Hà Nội vấn
đến phòng khám bệnh viện Việt - Xô để khám bệnh, chữa bệnh.
2. Quy định quản lý sử dụng kinh
phí 24 đồng:
a) Trạm y tế xã, tiểu khu:
Trạm y tế xã, tiểu khu có trách
nhiệm quản lý sức khoẻ và khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho các đối tượng
nói trên. Trạm ý tế xã, tiểu khu được lập 1 tủ thuốc riêng do bệnh viện huyện,
khu phố hoặc phòng y tế (nơi không có bệnh viện) cấp kinh phí theo tiêu chuẩn 6
đồng bình quân một người một năm (trong định mức y dược phí 24 đồng). Thuốc cấp
phát tại chỗ không được ghi đơn cho bệnh nhân; trạm y tế xã, tiểu khu không quản
lý các đối tượng thuộc diện khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn bệnh viện Việt
- Xô (trừ những xã ở quá xa bệnh viện huyện).
b) Các phòng khám chữa bệnh viện
huyện, thị xã, khu phố, khu vực:
1. Các phòng khám bệnh viện huyện,
thị xã, khu phố, khu vực có trách nhiệm quản lý, sử dụng số tiền 18 đồng bình
quân một người một năm (trong định mức y dược phí 24 đồng). Khoản kinh phí này
dùng để chữa bệnh cho các đối tượng nói trên khi mắc các bệnh cấp tính mà chưa
đến mức phải vào nằm bệnh viện, mắc bệnh phụ khoa, mắc một số bệnh mãn tính
không quy định trong Thông tư số 32-TT/LB ngày 24-12-1974 của Liên Bộ Y tế -
Tài chính và khi mắc những bệnh xã hội, bệnh mãn tính tuy có quy định trong
thông tư Liên Bộ nói trên nhưng chưa được chuẩn đoán rõ ràng về lâm sàng và cận
lâm sàng.
Sau khi khám bệnh xong, bệnh
nhân được cấp phát thuốc ngay tại chỗ, không bồi dưỡng bằng tiền và không được
cấp các loại rượu bổ, các loại cao, sâm, nhung, quế, các sản phẩm sữa ong, mật
ong, v.v... đắt tiền.
Trường hợp vượt khả năng chẩn
đoán và điều trị tuyến huyện, thị xã, khu phố, khu vực gửi bệnh nhân lên phòng
khám bệnh tuyền trên (theo tuyến điều trị đã quy định ở điểm 1 phần A).
2. Các phòng khám bệnh viện huyện,
thị xã, khu phố, khu vực còn có trách nhiệm quản lý và sử dụng toàn bộ định mức
y dược phí 24 đồng để chi về thóc thông thường, thuốc phụ khoa và thuốc ở phòng
khám bệnh đối với đối tượng được hưởng tiêu chuẩn khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh
viên Việt - Xô hiện về cư trú ở địa phương.
c) Các phòng khám bệnh viện tỉnh,
thành phố, trung ương:
Các phòng khám bệnh viện tỉnh,
thành phố, trung ương có trách nhiệm khám bệnh, chẩn đoán xác minh về tuyến dưới
thực hiện theo phác đồ ban hành trong địa phương.
B. QUY ĐỊNH VIỆC CHỮA BỆNH NGOẠI
TRÙ ĐỐI VỚI CÁC BỆNH XÃ HỘI, MÃN TÍNH TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN:
Việc chữa bệnh ngoại trú đối với
các bệnh xã hội, mãn tính tại phòng khám bệnh viện cho các đối tượng nói trên
được áp dụng theo nội dung thông tư số 32-TT/LB ngày 24-12-1974 của Liên Bộ Y tế
- Tài chính đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Kinh phí chữa bệnh xã hội và
kinh niên mãn tính được quy định ngoài định mức y dược phí 24 đồng nói trên.
C. QUY ĐỊNH VIỆC CHỮA BỆNH TẠI BỆNH
VIỆN:
a) Bệnh nhân do ốm đau nặng được
giới thiệu đến bệnh viện huyện, tỉnh, thành phố, các bệnh viện chuyên khoa
trong tỉnh, thành phố hoặc các viện, bệnh viện Trung ương thì các bệnh viện cần
tạo điều kiện thuận lợi để khám bệnh và thu nhận các đối tượng nói trên vào chữa
bệnh tại bệnh viện, bệnh binh bị vết thương, bệnh cũ trong thời gian tại ngũ
tái phát.
b) Đối với những người bị bệnh
tâm thần được giới thiệu đến bệnh viện tỉnh, bệnh viện tâm thần trung ương, nếu
bệnh viện chưa có điều kiện thu nhận thì các bác sĩ, y sĩ cần khám và định bệnh
chu đáo, hướng dẫn cho các bệnh viện tuyến dưới cách điều trị. Riêng đối với
thương binh, bệnh binh thì cần giới thiệu về các Sở, Ty thương binh xã hội
thành phố, tỉnh để giải quyết cho anh chị em được hưởng trợ cấp theo chế độ hiện
hành đối với thương bệnh binh bị bệnh tâm thần đang ở địa phương.
- Đối với những đối tượng nói
trên về các khu vực khác.
1. Thương binh, những người bị
thương được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, nếu là công nhân, viên
chức Nhà nước: áp dụng như đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
2. Thương binh, những người bị
thương được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh đang theo học ở các trường
đại học, trung học chuyên nghiệp và các trường chuyên môn, nghiệp vụ khác: theo
quy định như đối với cán bộ, công nhân, viên chức đang công tác ở nhà trường.
3. Những người về hưu hoặc nghỉ
việc vì mất sức lao động cư trú ở các nông trường trung ương và địa phương:
theo quy định như đối với công nhân viên chức đang công tác và sản xuất ở nông
trường.
4. Đối với thương binh, bệnh
binh ở các trại trường thương binh và những người về hưu, mất sức lao động ở
các trại an dưỡng: Liên Bộ sẽ quy định riêng định mức y dược phí và tổ chức
khám bệnh, chữa bệnh cho phù hợp với tình hình sức khoẻ của các đối tượng nói
trên. Trong lúc chờ đợi quy định mới, việc khám bệnh, chữa bệnh và định mức y tế
phí cho các đối tượng nói trên tạm thời vẫn áp dụng như cũ, nhưng phải thực hiện
một cách đúng đắn.
III. CHẾ ĐỘ DỰ
TRÙ VÀ THANH TOÁN CÁC LOẠI KINH PHÍ
- Đối với những đối tượng nói
trên về địa phương.
1. Hàng quý, hàng năm các Sở, Ty
thương binh và xã hội có trách nhiệm thông báo cho các Sở, Ty y tế, tài chính số
lượng các đối tượng nói trên (số hiện có và số dự kiến sắp về).
Riêng đối với quân nhân phục
viên về địa phương bị vết thương hoặc bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát
thì căn cứ vào số người đã chữa bệnh của năm trước mà ước tính số lượng cho
sát.
2. Các Sở, Ty y tế căn cứ vào số
lượng các đối tượng nói trên đã được thông báo mà lập dự trù kinh phí theo định
mức bình quân cho một người một năm là 24 đồng. Khi lập dự trù xong, các Sở, Ty
y tế cùng với Sở, Ty thương binh và xã hội, tài chính trình Uỷ ban hành chính tỉnh,
thành phố xét duyệt và quyết định.
3. Các Sở, Ty tài chính căn cứ
vào mức kinh phí đã được Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố quyết định, cấp phát
đầy đủ và kịp thời số kinh phí đó cho các Sở, Ty y tế.
4. Các Sở, Ty y tế có trách nhiệm
phân phố kinh phí này cho phòng khám bệnh viện huyện, thị xã, khu phố, khu vực
hoặc phòng y tế (nơi không có bệnh viện) theo đúng số lượng các đối tượng nói
trên hiện đang cư trú tại địa phương.
5. Phòng thương binh và xã hội
huyện, thị xã, khu phố có trách nhiệm thông báo số lượng các đối tượng nói trên
đang cư trú tại từng xã, tiểu khu cho phòng khám bệnh viện huyện, thị xã, khu
phố, khu vực hoặc phòng y tế (nơi không có bệnh viện) biết để phân phối định mức
kinh phí bình quân 24 đồng một người một năm như sau:
- 6 đồng bình quân một người một
năm cho trạm y tế xã, tiểu khu để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đã quy
định ở điểm 2 phần B mục II nói trên.
- 18 đồng bình quân một người một
năm cho phòng khám bệnh viện huyện, thị xã, khu phố, khu vực hoặc phòng y tế
(nơi không có bệnh viện) để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đã quy định ở
điểm 3 phần B mục II nói trên. Riêng các đối tượng khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn
bệnh viện Việt - Xô về địa phương được dự trù 24 đồng bình quân một người một
năm (trừ các xã ở quá xa huyện).
6. Định mức y dược phí 24 đồng
nói trên do ngân sách địa phương đài thọ và do ngành ý tế trực tiếp quản lý.
7. Hàng quý, hàng năm, ngành y tế
quyết toán với ngành tài chính theo thực chi căn cứ vào số lượng đối tượng thực
tế.
8. Các khoản chi về tàu xe, phụ
cấp lưu trú, tiền trợ cấp cho các đối tượng nói trên khi đi khám bệnh, chữa bệnh
(kể cả ngoại trú, nội trú), chi về tiền trợ cấp cho thương binh, bênh binh bị bệnh
tâm thần ở địa phương, chi về trợ cấp chôn cất đều do ngành thương binh và xã hội
phụ trách.
Hàng năm các Sở, Ty thương binh
và xã hội lập dự trù kinh phí về các khoản chi nói trên để trình Uỷ ban hành
chính, thành phố xét duyệt.
- Đối với những đối tượng nói
trên về các khu vực khác.
1. Các cơ sở có các đối tượng nói
trên mà kinh phí do ngân sách trung ương đài thọ (trường đại học và trung học
chuyên nghiệp và các trường chuyên môn nghiệp vụ khác do trung ương trực tiếp
quản lý có thương binh, bệnh binh đang theo học) đóng ở địa phương nào thì phải
trích nộp vào ngân sách địa phương đó số tiền y dược phí 24 đồng bình quân một
người một năm để được phân phối thuốc và được khám bệnh, chữa bệnh như đối với
công nhân, viên chức Nhà nước. Riêng khoản kinh phí để chữa ngoại trú thì do
ngân sách trung ương trợ cấp cho ngân sách địa phương.
2. Các cơ sở có các đối tượng
nói trên mà kinh phí do ngân sách địa phương đài thọ (bao gồm cả những người cư
trú ở các công, nông, lâm trường, xí nghiệp) thì dự trù y dược phí 24 đồng bình
quân một người một năm theo quy định trong Thông tư số 32-TT/LB ngày 24-12-1974
của Liên Bộ Y tế - Tài chính.
IV. TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁC CẤP CÁC NGÀNH
Để giúp Uỷ ban hành chính địa
phương lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho các
đối tượng nói trên, các Sở, Ty y tế, thương binh và xã hội, tài chính cần phối
hợp chặt chẽ để chỉ đạo ngành dọc của mình thực hiện đầy đủ những quy định
trong thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành như sau:
1. Y tế: Quản lý sức khoẻ, thực
hiện công tác khám bệnh chữa bệnh; quản lý kinh phí thuốc men và bồi dưỡng cho
các đối tượng nói trên.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên
đây, cần làm cho các bác sĩ, y sĩ trực tiếp làm công tác khám bênh, chữa bệnh nắm
vững chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và các chế độ khám bệnh, chữa bệnh
cho các đối tượng nói trên, để nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ của người thầy
thuốc.
2. Thương binh và xã hội: Nắm số
lượng các đối tượng để cung cấp cho cơ qua y tế lập dự trù hàng quý, hàng năm.
Ngoài ra, cơ quan thương binh và xã hội cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế,
tài chính để kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm việc thực hiện chế độ; phổ biến
chế độ khám bệnh, chữa bệnh trong các đối tượng nói trên để góp phần thực hiện
đúng chế độ.
3. Tài chính: Hướng dẫn, giúp đỡ
các cơ quan y tế và thương binh xã hội quản lý các khoản kinh phí đã quy định;
duyệt cấp kinh phí đầy đủ và kịp thời theo quy định trên đây, đồng thời phối hợp
với cơ quan y tế, thương binh và xã hội kiểm tra việc sử dụng kinh phí bảo đảm
thi hành đúng chính sách, đúng chế độ, chống tham ô lãng phí.
Công tác khám bệnh, chữa bệnh là
một khâu rất quan trọng trong chính sách của Đảng, Chính phủ đối với thương
binh, bệnh binh, những người bị thương được hưởng chính sách như thương binh,
cán bộ, công nhân, viên chức, quân nhân về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động.
Liên Bộ yêu cầu Uỷ ban hành chính các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa việc
lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác này.
Việc khám bệnh và chữa bệnh cho
các gia định liệt sĩ và gia đình thương binh có thương tật nặng vẫn áp dụng
theo các quy định hiện hành.
Hoàng
Văn Diệm
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Tín
(Đã
ký)
|
Lê
Đình Hiệp
(Đã
ký)
|