Thông tư liên tịch 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH
Ngày ban hành 31/07/2009
Ngày có hiệu lực 14/09/2009
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Quốc phòng,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Công Nghiệp,Nguyễn Văn Được,Phạm Minh Huân,Trương Văn Đoan
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT-BLĐTB&XH

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2009

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2008/NĐ-CP NGÀY 14/11/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;
Liên Bộ Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự (sau đây gọi tắt là Nghị định 117/2008/NĐ-CP) như sau:

I. THẨM QUYỀN HUY ĐỘNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 1. Thẩm quyền huy động

1. Lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt

a. Dân quân tự vệ

Thẩm quyền huy động lực lượng dân quân tự vệ thực hiện theo pháp luật về Dân quân tự vệ.

b. Lực lượng phòng thủ dân sự của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

- Thẩm quyền huy động thực hiện theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp số 29/2000/PL-UBTVQH10.

- Việc tổ chức, chỉ huy lực lượng thuộc quyền các cấp thuộc Quân đội nhân dân thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định tại khoản 17, Điều 2 Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng và Điều lệnh Quản lý bộ đội do Bộ Quốc phòng ban hành.

- Việc tổ chức, chỉ huy lực lượng thuộc quyền các cấp thuộc Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 17 và khoản 2, Điều 19 Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 và Điều lệnh Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành.

c. Lực lượng phòng thủ dân sự thuộc quyền các Bộ, ngành Trung ương

Thẩm quyền huy động thực hiện theo điểm d, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm (gọi tắt là Nghị định số 71/2002/NĐ-CP).

d. Lực lượng phòng thủ dân sự thuộc quyền Ủy ban nhân dân các cấp

Thẩm quyền huy động thực hiện theo khoản 2, Điều 28 Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11.

2. Lực lượng phòng thủ dân sự rộng rãi

Trong trường hợp cần huy động lực lượng phòng thủ dân sự rộng rãi và phương tiện tham gia xử lý các tình huống phòng thủ dân sự, người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các cơ quan đoàn thể Trung ương (gọi tắt là cơ quan, tổ chức Trung ương) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, được quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự rộng rãi thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại cơ quan, tổ chức, địa phương, hoặc huy động làm nhiệm vụ nơi khác theo lệnh của cấp có thẩm quyền được quy định tại điểm d, khoản 1 và khoản 2, Điều 6 và điểm g, khoản 1 và khoản 2, khoản 3, Điều 7 Nghị định 71/2002/NĐ-CP.

Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ đối với người tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự

Những người tự nguyện tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự được hưởng các chế độ như các đối tượng được cấp có thẩm quyền huy động nếu đủ các điều kiện sau đây:

1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý xác nhận nhân thân, thời gian tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

2. Được người chỉ huy (hoặc phụ trách) lực lượng phòng thủ dân sự (tổ, đội, bộ phận) và cấp trên của người chỉ huy trực tiếp người tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự xác nhận thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

3. Người tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự chấp nhận chế độ được hưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chính sách đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự

1. Cách tính ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự

a. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Theo quy định tại Điều 68 và điểm a, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật lao động, một ngày công bằng 08 giờ; thời gian thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự ngoài 08 giờ/trong ngày (trừ thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, tính vào ban đêm) được nhân với hệ số 1,5. Ngày công thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tính như sau:

 Nc =

[...]