BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
36/1999/TTLT-BTC-BCN
|
Hà Nội , ngày 02
tháng 4 năm 1999
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP SỐ 36/1999/TTLT-BTC-BCNNGÀY 2
THÁNG 4 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN, CẤP PHÁT, QUẢN LÝ, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày19/12/1996
của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết
toán ngân sách nhà nước và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP.
Căn cứ Quyết định số 204/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướngChính phủ
ban hành quy chế tạm thời về cấp phát, quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí
sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản.
Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp hướng dẫn lập dự toán, cấp phát, quản
lý, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra
cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản như sau:
I/ NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1/ Các hoạt động điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản của các đơn vị sự nghiệp, theo quy hoạch, kế
hoạch hàng năm của Nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm bằng nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế .
Kinh phí điều tra cơ bản địa chất
về tài nguyên khoáng sản bao gồm:
- Kinh phí thực hiện đề án điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
- Kinh phí mua sắm thiết bị,
công nghệ phục vụ công tác điều tra.
3/ Các đơn vị Địa chất phải mở đầy
đủ sổ sách theo dõi kinh phí từng đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản, theo chế độ kế toán đặc thù trên cơ sở chế độ kế toán đơn vị hành
chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số: 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các đơn vị sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước
phải mở tài khoản hạn mức tại kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
II/ NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1/ Lập dự toán.
1.1. Nội dung dự toán chi điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, bao gồm:
- Chi điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên khoáng sản ;
- Chi mua sắm thiết bị, công nghệ
phục vụ công tác điều tra.
Dự toán các đề án điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ, khối lượng
của các dạng công trình và công tác địa chất theo đề án điều tra cơ bản địa chất
về tài nguyên khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó:
a/ Chi phí trực tiếp và gián tiếp
của các dạng công tác địa chất đã có đơn giá quy định, lập dự toán theo khối lượng
nhân (x) đơn giá.
b/ Chi phí trực tiếp và gián tiếp
của các dạng công tác địa chất chưa có đơn giá, lập dự toán căn cứ vào nhiệm vụ,
khối lượng công việc và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; được cấp phê duyệt
dự toán chấp nhận.
c/ Chi phí khác của dạng công
trình và công tác địa chất theo từng đề án cụ thể được cấp phê duyệt dự toán chấp
nhận, gồm:
- Chi phí bồi thường thiệt hại và
bảo vệ môi trường: tính trên cơ sở đơn giá đền bù theo quy định của chính quyền
địa phương và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan đến khoản chi
phí này.
- Chi phí di chuyển ngoài vùng;
chi phòng chống sốt rét; chi chuyên gia, hợp tác khoa học; chi thuê thiết bị,
phương tiện; chi phí cho các công trình phục vụ thi công đề án... (nếu có).
- Các khoản chi phí cần thiết
khác, mức tối đa không quá 10% giá trị dự toán của đề án; trong đó:
+ Chi phí làm nhà tạm, trả tiền
thuê nhà (chỉ thực hiện đối với trường hợp đề án điều tra phải làm lán trại,
thuê nhà ở cho cán bộ CNV) tối đa tính bằng 2% giá trị dự toán của đề án.
+ Chi phí kiểm tra, nghiệm thu,
thẩm định và xét duyệt báo cáo đề án điều tra cơ bản địa chất, tối đa bằng 1,5%
giá trị dự toán của đề án.
+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi, quỹ phát triển công nghệ địa chất và các chi phí hợp pháp khác... tối
đa bằng 6,5% giá trị dự toán của đề án.
Dự toán đề án điều tra cơ bản địa
chất về tài nguyên khoáng sản phải đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ chi
tiêu tài chính hiện hành. Dự toán các đề án điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản không bao gồm khấu hao tài sản cố định; lợi nhuận định mức.
Việc mua sắm tài sản cố định cho các đơn vị được đảm bảo bằng nguồn kinh phí
mua sắm quy định tại điểm 1.1 phần II nói trên.
1.2. Trình tự lập dự toán.
Việc lập dự toán kinh phí điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hàng năm thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn việc
phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước"; cụ thể như
sau:
Căn cứ vào số kiểm tra về kinh
phí đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do
Bộ Tài chính thông báo; Bộ Công nghiệp thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực
thuộc. Trên cơ sở số kiểm tra được thông báo; quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tình hình
và kết quả thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất năm trước; nhiệm vụ về
điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chất, mua sắm trang thiết bị... của năm kế
hoạch; quy trình, quy phạm; định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm
quyền quy định và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các đơn vị lập dự toán
chi tiết theo các đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (đối
với đề án có khối lượng lớn, phức tạp hoặc phải thi công trong thời gian dài,
thì chia theo bước đề án để thực hiện) theo mục chi của mục lục ngân sách Nhà
nước, báo cáo Bộ Công nghiệp để xem xét và tổng hợp vào dự toán chi của Bộ Công
nghiệp gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Do đặc thù của công tác điều tra
cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, nên việc lập dự toán được lập chi tiết
theo các mục chi của mục lục NSNN như sau:
- Mục 119: Phản ánh chi phí các
đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
- Mục 145: Phản ánh chi phí mua
sắm TSCĐ.
- Mục 134: phản ánh chi phí
khác: chi phí di chuyển ngoài vùng dự án, chi bồi thường thiệt hại, chi chuyên
gia, thuê thiết bị...
Dự toán của các đề án điều tra
cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được tổng hợp tương ứng theo phụ lục
kèm theo Thông tư này.
2/ Chấp hành dự toán
2.1. Phân bổ dự toán ngân sách
được giao:
Căn cứ vào dự toán ngân sách Nhà
nước giao, Bộ Công nghiệp giao nhiệm vụ và dự toán chi kinh phí điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện
Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản; để Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam giao
cho các đơn vị trực thuộc, chi tiết theo các đề án điều tra cơ bản địa chất...,
theo mục chi của Mục lục ngân sách nhà nước.
Việc giao nhiệm vụ và phân bổ dự
toán cho các đơn vị thực hiện phải đảm bảo khớp đúng giữa chi tiết và tổng số,
gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ theo dõi, quản
lý kiểm soát chi, cấp phát tạm ứng và thanh toán.
2.2. Cấp phát kinh phí:
Trên cơ sở nhiệm vụ và dự toán
ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp địa chất lập dự toán chi kinh phí điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quý (có chia ra tháng) theo mục
chi của mục lục ngân sách nhà nước gửi Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổng
hợp báo cáo Bộ Công nghiệp, để gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Hàng quý căn cứ vào khả năng của
ngân sách, tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính cấp phát bằng hạn
mức kinh phí cho các đơn vị qua Kho bạc Nhà nước. Trong khi chưa thực hiện việc
cấp phát trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ Tài chính cấp phát kinh phí
qua Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, để phân phối kinh phí cho các đơn vị
trực thuộc. Riêng phần kinh phí do Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản thực
hiện, Bộ Tài chính cấp qua Bộ Công nghiệp để Bộ Công nghiệp phân phối cho Viện;
Bộ Công nghiệp và Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tài
chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch bản phân phối hạn mức cho các đơn vị sử
dụng kinh phí để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán, chi trả.
Quý I hàng năm căn cứ vào dự
toán năm và dự toán quý được duyệt Bộ Tài chính thực hiện cấp phát tạm ứng kinh
phí cho các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch. Từ quý sau trở đi các đơn vị sử
dụng ngân sách phải có báo cáo tài chính năm trước, báo cáo tiến độ thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch và tình hình sử dụng kinh phí quý trước gửi cơ quan chủ quản
cấp trên để tổng hợp gửi Bộ Tài chính làm căn cứ tiếp tục cấp phát.
Hạn mức kinh phí điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản được thông báo theo các mục chi của Mục lục
ngân sách nhà nước quy định tại điểm 1.2 mục II trên đây.
Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch
căn cứ vào thông báo hạn mức chi được cơ quan chủ quản cấp trên phân phối cho
đơn vị, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ thanh toán, lệnh chuẩn chi của
Thủ trưởng đơn vị để cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị và thực hiện
kiểm soát chi chặt chẽ theo quy định tại Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày
31/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các
khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các quy định tại Thông tư
này.
a/ Cấp phát tạm ứng.
Các đơn vị địa chất được tạm ứng
kinh phí để tiến hành tổ chức thi công theo đề án điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên khoáng sản và sẽ hoàn tạm ứng khi thanh toán, mức tạm ứng không vượt
quá 70% hạn mức quý đã được thông báo.
Căn cứ cấp phát tạm ứng gồm:
- Văn bản giao kế hoạch của cấp
có thẩm quyền;
- Quyết định phê duyệt đề án điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (có chia theo bước) của cấp có thẩm
quyền;
- Dự toán đề án điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản (có chia theo bước) được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, trong dự toán năm được giao;
- Kế hoạch, tiến độ thi công đề
án, bước đề án được duyệt;
- Trong hạn mức kinh phí hiện có
của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
- Lệnh chuẩn chi của Thủ trưởng
đơn vị.
b/ Cấp phát kinh phí thanh toán
khối lượng điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phải đảm bảo căn cứ
sau:
b.1. Đối với từng dạng công tác
địa chất:
- Mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng
công tác địa chất phải nằm trong dự toán bước của đề án điều tra cơ bản địa chất
về tài nguyên khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Định mức kinh tế kỹ thuật, đơn
giá điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được cấp có thẩm quyền
ban hành;
- Biên bản nghiệm thu khối lượng
hoàn thành theo đúng quy chế nghiệm thu;
- Chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo
quy định pháp luật của khối lượng đã hoàn thành.
b.2. Đối với toàn bộ bước đề án:
- Dự toán bước đề án điều tra cơ
bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt và đã ghi trong dự toán của năm kế hoạch;
- Đã kết thúc thi công đồng bộ
theo đúng yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ địa chất của bước đề án địa chất và đã được
tổ chức nghiệm thu theo đúng quy chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành;
- Báo cáo quyết toán chi phí khối
lượng đã hoàn thành của bước đề án;
- Các chứng từ hợp pháp hợp lệ
theo quy định của pháp luật.
b.3. Trường hợp các đề án điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã được duyệt phải đình chỉ thi
công theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thiệt hại do các nguyên nhân
khách quan, thì được thanh toán khối lượng đã thực hiện. Căn cứ được thanh toán
là:
- Quyết định đình chỉ thi công của
cấp có thẩm quyền. Các căn cứ pháp lý chứng minh nguyên nhân khách quan phải
đình chỉ thi công;
- Báo cáo quyết toán chi phí khối
lượng của đề án đã thực hiện, được cấp có thẩm quyền xét duyệt;
- Chứng từ hợp pháp, hợp lệ của
khối lượng đã thực hiện;
- Biên bản kiểm tra xác nhận khối
lượng đã thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b.4. Kết thúc năm ngân sách, nếu
đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản chưa hoàn thành, kinh
phí đã cấp phát cho đề án chưa thực hiện hết, thì được chuyển sang năm sau để
thực hiện tiếp, theo nguyên tắc sau:
* Đối với hạn mức còn dư ở Kho bạc
Nhà nước:
- Cuối năm đơn vị có báo cáo
tình hình thực hiện kinh phí trong năm và có xác nhận số dư hạn mức của Kho bạc
Nhà nước nơi giao dịch ngày 31/12; gửi Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam tổng
hợp báo cáo Bộ Công nghiệp.
- Bộ Công nghiệp có trách nhiệm
tổng hợp số kinh phí chuyển năm sau của các đơn vị trực thuộc theo đúng mục chi
của hạn mức đã hủy bỏ, gửi Bộ Tài chính để cấp phát vào quý I năm sau và được
quyết toán vào niên độ ngân sách năm sau.
* Đối với kinh phí đã rút về quỹ
của đơn vị thụ hưởng ngân sách:
Cuối năm tồn quỹ tiền mặt của
đơn vị chưa sử dụng hết năm trước, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.3/ Điều chỉnh dự toán ngân
sách.
Trường hợp Chính phủ có quyết định
điều chỉnh dự toán ngân sách hoặc Bộ Công nghiệp (Cục Địa chất khoáng sản Việt
Nam) cần điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, thì Bộ Công
nghiệp phải có văn bản thuyết minh lý do cần điều chỉnh số kinh phí gửi Bộ Tài
Chính. Việc phân bổ lại dự toán ngân sách được thực hiện sau khi có văn bản thoả
thuận của Bộ Tài chính.
Trường hợp điều chỉnh dự toán của
các đề án và bước đề án được thực hiện khi có các điều kiện sau: Do biến động
khách quan hoặc yếu tố rủi ro về điều kiện địa chất dẫn đến phải điều chỉnh mục
tiêu, nhiệm vụ, phương pháp, khối lượng, tiến độ của đề án; đơn giá hoặc cơ chế
chính sách nhà nước thay đổi; thì việc phê duyệt dự toán điều chỉnh do cấp thẩm
quyền phê duyệt dự toán đề án và bước đề án thực hiện, nếu việc điều chỉnh dự
toán không làm thay đổi mục lục dự toán ngân sách và tổng mức ngân sách của đơn
vị thụ hưởng. Trường hợp điều chỉnh dự toán làm thay đổi mục lục dự toán NSNN
và tổng mức ngân sách của đơn vị thụ hưởng thì phải có ý kiến thống nhất bằng
văn bản của Bộ Tài chính.
Việc điều chỉnh giữa các mục chi
trong đơn vị địa chất để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện theo
quy định hiện hành.
3/ Quyết toán kinh phí.
a/ Căn cứ để quyết toán đề án điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoàn thành:
Khi đề án điều tra cơ bản địa chất
về tài nguyên khoáng sản hoàn thành, đơn vị thụ hưởng kinh phí phải lập hồ sơ
quyết toán đề án bao gồm:
- Báo cáo tổng kết đề án điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, khối
lượng công tác và các dạng công trình địa chất;
- Biên bản thẩm định báo cáo tổng
kết đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoàn thành của Hội
đồng xét duyệt;
- Quyết định phê duyệt báo cáo tổng
kết đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoàn thành của cấp
có thẩm quyền;
- Báo cáo quyết toán chi phí của
đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoàn thành đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
- Phiếu xác nhận đã giao nộp báo
cáo tổng kết đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoàn thành
và lưu trữ địa chất nhà nước.
Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp
với Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán kinh phí đề án điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên kháng sản hoàn thành.
b/ Quyết toán kinh phí điều tra
cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản quý, năm:
Cuối quý, năm đơn vị địa chất phải
lập báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo mẫu biểu, thời hạn nộp và gửi
báo cáo quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam có trách nhiệm duyệt quyết toán cho các đơn vị trực thuộc Cục.
Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc Bộ và tổng
hợp báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính cơ trách nhiệm thẩm
tra và thông báo xét duyệt quyết toán tổng hợp cho Bộ Công nghiệp để Bộ Công
nghiệp thông báo duyệt quyết toán chính thức cho các đơn vị trực thuộc theo quy
định hiện hành.
4/ Trích lập và sử dụng quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ nghiên cứu phát triển công nghệ địa chất.
Nguồn trích lập quỹ bao gồm:
- Chênh lệch giữa giá dự toán và
chi phí thực tế của các dạng công trình và công tác đề án điều tra cơ bản địa
chất và tài nguyên khoáng sản trên cơ sở bảo đảm hoàn thành khối lượng công việc
được giao.
- Kết quả của hoạt động sản xuất
dịch vụ, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp pháp, trừ các khoản phải nộp ngân
sách theo luật định, trừ phần phải bổ sung kinh phí của đơn vị theo quy định tại
Thông tư số 01 TC/HCVX ngày 4/1/1994 và Thông tư số 25 TC/TCT ngày 28/3/1994 của
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với các hoạt động sản xuất - kinh
doanh - dịch vụ có thu.
Việc trích lập các quỹ, được thực
hiện như sau:
- Hai quỹ khen thưởng và phúc lợi
được trích tối đa bằng hai tháng lương thực hiện. Việc sử dụng do Thủ trưởng
đơn vị và Chủ tịch công đoàn quyết định.
- Phần còn lại trích lập quỹ
nghiên cứu phát triển công nghệ địa chất. Quỹ này được sử dụng cho việc nghiên
cứu khoa học địa chất bao gồm: đề tài nghiên cứu và mua thiết bị phục vụ điều
tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản. Việc sử dụng và quyết toán quỹ
này sẽ có hướng dẫn riêng.
5. Công tác kiểm tra.
Để bảo đảm kinh phí điều tra cơ
bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, Bộ
Công nghiệp, cơ quan Tài chính có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất
tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí điều tra cơ bản địa chất
về tài nguyên khoáng sản tại các đơn vị. Các khoản chi vượt định mức chi không
có kế hoạch, không có dự toán được duyệt và chi sai chế độ đều phải xuất toán
thu hồi nộp Ngân sách nhà nước. Người nào ra lệnh chi sai người đó phải bồi
hoàn cho công quỹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
IV/ ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/1999 và thay thế thông tư số: 501/LB ngày 31/12/1983 của Liên
bộ Tài chính-Tổng cục địa chất hướng dẫn chế độ cấp phát tài chính. quản lý vốn
và quyết toán đối với công tác thăm dò địa chất. Các quy định của các Thông tư
khác đã ban hành trước đây không phù hợp với quy định tại Thông tư này thì hủy
bỏ.
Các quy định tại Thông tư này được
áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp được giao nhiệm vụ
và dự toán kinh phí điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có gì vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu sửa đổi
cho phù hợp.
Giã
Tấn Dĩnh
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Thị Kim Ngân
(Đã
ký)
|
Phụ lục
1:
DỰ TOÁN ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN
Số
TT
|
Nội
dung chi phí
|
Kết
quả
|
Ghi
chú
|
I
|
Chi phí ĐTCB địa chất
|
|
|
1
|
Các dạng công tác địa chất có
đơn gia
|
a
|
|
2
|
Các dạng công tác địa chất
chưa có đơn giá
|
b
|
|
3
|
Giá dự toán đề án
|
c=
a + b
|
|
II
|
Chi phí khác
|
|
|
|
Chi phí làm nhà tạm, thuê nhà
|
2%
x C
|
|
|
Chi phí thẩm đinh, nghiệm thu
|
1,5%
x C
|
|
|
Trích quỹ + chi phí khác
|
6,5%
x C
|
|
|
Chi phí di chuyển
|
|
|
|
Phòng chống sốt rét
|
|
|
|
Chuyên gia, hợp tác khoa học
|
|
|
|
Thuê thiết bị, phương tiện
|
|
|
|
Chi phí các công trình phục vụ
đề án
|
|
|
|
Cộng chi phí khác
|
D
|
|
|
Tổng dự toán đề án
|
E
= C + D
|
|
Phụ lục
2:
KẾT CẤU ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CÁC DẠNG ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA
CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
STT
|
Nội
dung chi phí
|
Kết
quả
|
Ghi
chú
|
I
|
Chi phí trực tiếp
|
|
|
1
|
Tiền lương, phụ cấp
|
a
|
|
2
|
BHXH, CĐ, Y tế
|
b
|
|
3
|
Vật liệu, nhiên liệu
|
c
|
|
4
|
Chi phí phục vụ
|
d
|
|
|
Cộng chi phí trực tiếp
|
A=a+b+c+d
|
|
II
|
Chi phí gián tiếp
|
B=
% A
|
|
III
|
Giá dự toán
|
C=A+B
|
|