Thông tư liên tịch 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV hướng dẫn Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng- an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV
Ngày ban hành 04/12/2007
Ngày có hiệu lực 31/12/2007
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Nội vụ,Bộ Quốc phòng
Người ký Lê Hồng Anh,Phùng Quang Thanh,Nguyễn Thiện Nhân,Trần Văn Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ CÔNG AN-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ NỘI VỤ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Sè: 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD & ĐT-BNV

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2007/NĐ-CP NGÀY10/07/2007 VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH

Thực hiện Nghị định số 116/2007/NĐ- CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh (sau đây gọi tắt là Nghị định 116/2007/NĐ-CP); Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ LĐTB & XH (Công văn số 3949/BLĐTB & XH - TCDN ngày 29 tháng 10 năm 2007), Bộ Tài chính (Công văn số 14302/BTC - VI ngày 23 tháng 10 năm 2007); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, CHƯƠNG TRÌNH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, MIỄN, TẠM HOÃN HỌC GIÁO DỤC, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG - AN NINH

1. Học sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề; sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Nội dung, thời lượng, chương trình, môn học thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

1.1. Trung cấp chuyên nghiệp học chương trình 120 tiết: đối tượng đầu vào là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học 02 giai đoạn: giai đoạn 1: 45 tiết, giai đoạn 2: 75 tiết; đối tượng đầu vào là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông  học giai đoạn 2: 75 tiết.

1.2. Trung cấp nghề: đào tạo từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 45 tiết; đào tạo từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 75 tiết; đào tạo 36 tháng trở lên: 120 tiết.

1.3. Cao đẳng nghề: đào tạo từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 75 tiết; đào tạo 36 tháng trở lên: 120 tiết.

1.4. Học sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề học đủ nội dung, chương trình theo quy định được kiểm tra, kết quả kiểm tra ghi vào sổ điểm, học bạ và được tính điểm trung bình chung khi xét lên lớp, tốt nghiệp. Sinh viên cao đẳng, đại học đạt điểm trung bình môn học trở lên được xét cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng- an ninh. Riêng sinh viên cao đẳng khi học lên đại học, chỉ học thêm một số học phần, không phải xét cấp Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-an ninh.

1.5. Các đối tượng miễn, giảm và tạm hoãn học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh, quy định cụ thể tại điều 6 của Nghị định 116/2007/NĐ-CP. Riêng học sinh, sinh viên có bằng tốt nghiệp sĩ quan quân đội, công an được miễn học; phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng được tạm hoãn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

2. Học viên đào tạo trong các học viện, trường chính trị, hành chính, đoàn thể các cấp và các lớp đào tạo tại chức do các Bộ, ngành, địa phương tổ chức

2.1. Nội dung, thời lượng, chương trình môn học thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2007/NĐ-CP. Chương trình môn học do Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan quy định.

2.2. Tổ chức, phương pháp và đánh giá kết quả môn học: môn Giáo dục quốc phòng - an ninh được thực hiện tại trường như các môn học khác. Học viên học đủ nội dung, chương trình theo quy định sẽ được dự kiểm tra, thi hết môn học. Kết quả kiểm tra, thi được ghi trong học bạ và được cộng để tính điểm trung bình chung khi xét tốt nghiệp.

3. Cán bộ, đảng viên, công chức các cấp, các ngành

3.1. Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ- CP.

3.2. Chương trình, nội dung, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh cho đối tượng 1 đến đối tượng 5 do Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương quy định.

3.3. Phương thức tổ chức lớp học

Do đặc điểm cán bộ, công chức, đảng viên có nhiều cương vị, chức danh công tác khác nhau, khi tổ chức lớp học cần triệu tập người có cương vị, chức danh công tác tương đương trong cùng một lớp học. Cụ thể:

3.3.1. Đối tượng 1, tổ chức lớp học theo các nhóm chức danh sau:

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các Bộ, ban, ngành Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp tỉnh;

Các cương vị còn lại của đối tượng 1 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

3.3.2. Đối tượng 2, tổ chức lớp học theo các nhóm chức danh sau:

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cấp cục, vụ, viện, các tổ chức  hành chính sự nghiệp và chức danh tương đương thuộc các Bộ, ban, ngành Trung ương; Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

Các chức danh còn lại của đối tượng 2 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2007/NĐ-CP.

3.3.3. Đối tượng 3, tổ chức lớp học theo các nhóm chức danh sau:

Trưởng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương thuộc các sở, ban, ngành của cấp tỉnh và của các cục, vụ, viện, các tổ chức hành chính sự nghiệp thuộc cơ quan Trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung học phổ thông; các Trưởng, Phó Trưởng phòng, ban, ngành cấp huyện; các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện không giữ các chức vụ nêu trên; Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh;

Thường vụ Đảng ủy (nơi tổ chức ban Thường vụ) xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là cấp xã); Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;

[...]