BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH
|
Hà
Nội , ngày 07 tháng 11 năm 2003
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI
LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO QUI ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2003/NĐ-CP
NGÀY 17/7/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH BỘ LUẬT
LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số
81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Bộ Luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 81/2003/NĐ-CP), Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và
doanh nghiệp đưa nguời lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
như sau:
A. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG.
1. Thông tư này hướng dẫn chế độ
tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp) được quy định tại
Nghị định số 81/2003/NĐ-CP, gồm:
1.1. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động
xuất khẩu lao động;
1.2. Tiền đặt cọc;
1.3. Phí dịch vụ xuất khẩu lao động;
1.4. Học phí đào tạo-giáo dục định
hướng cho người lao động;
1.5. Bảo hiểm xã hội và thuế thu
nhập đối với người lao động có thu nhập cao;
1.6. Phí môi giới xuất khẩu lao
động;
1.7. Đóng góp quỹ hỗ trợ xuất khẩu
lao động;
1.8. Các quy định về tài chính
khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được phép thu
tiền đặt cọc, phí dịch vụ xuất khẩu lao động, phí môi giới sau khi người lao động
được phía nước ngoài chấp nhận v�l�việc hoặc cấp visa.
3. Trường hợp người lao động được
đài thọ một phần hoặc toàn bộ chi phí thì doanh nghiệp không được thu của người
lao động phần chi phí đã được đài thọ.
4. Doanh nghiệp không được thu
thêm của người lao động bất kỳ một khoản nào khác ngoài quy định tại Nghị định
số 81/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
5. Trường hợp trong Hiệp định hoặc
thỏa thuận về hợp tác lao động mà Việt Nam ký kết với nước sử dụng lao động có
quy định khác so với quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP và Thông tư này
thì áp dụng theo quy định tại Hiệp định hoặc thỏa thuận đó.
6. Việc ký quỹ của doanh nghiệp
theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 của Nghị định số 81/2003/NĐ-CP
thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Cục Quản lý lao động ngoài nước,
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp
giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động đối với doanh nghiệp đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh phí,
lệ phí và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
8. Các đối tượng thuộc Điều 2 tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP chịu sự kiểm tra, thanh
tra các hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.
B- NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
I- LỆ PHÍ CẤP
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Khi được cấp mới hoặc cấp đổi giấy
phép hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải nộp lệ phí cấp giấy phép
là 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng) cho Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội và được hạch toán vào chi phí hoạt động xuất khẩu
lao động của doanh nghiệp.
II- TIỀN ĐẶT CỌC
1. Mức, cách thức và loại tiền đặt
cọc:
a. Mức và cách thức đặt cọc:
- Căn cứ vào từng thị trường và
từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu một lần
trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc hoặc thu nhiều lần
nhưng tổng số không vượt quá mức sau đây:
STT
|
Nước,
khu vực
|
Mức đặt
cọc
|
1
|
Nhật Bản
|
01 lượt vé máy bay và 3 tháng
lương hợp đồng.
|
2
|
H�Quốc
|
01 lượt vé máy bay v� tháng lương hợp
đồng.
|
3
|
�Loan
|
01 lượt vé máy bay v� tháng lương hợp
đồng.
|
4
|
Các nước, khu vực khác
|
01 lượt vé máy bay.
|
- Đối với một số thị trường lao
động, nếu xét thấy tiền đặt cọc theo quy định không đủ để thực hiện việc bồi
thường, doanh nghiệp có thể thoả thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ
hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng ký
kết với doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài. Việc thực hiện thoả
thuận ký quỹ, bảo lãnh tuân theo các quy định của Bộ Luật Dân sự.
- Đối với một số thị trường lao
động hoặc đối tượng lao động xét thấy không cần thiết phải đặt cọc thì doanh
nghiệp không thu tiền đặt cọc của người lao động. Mức và cách thức thu tiền đặt
cọc hoặc không thu tiền đặt cọc đều phải được thể hiện trong hợp đồng đi làm việc
ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động (sau đây gọi là hợp đồng).
b. Loại tiền đặt cọc:
- Doanh nghiệp thu tiền đặt cọc
bằng đồng Việt Nam.
- Tỷ giá áp dụng:
Trường hợp tiền đặt cọc được
tính trên cơ sở đôla Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng của đôla Mỹ so với đồng Việt Nam; nếu được tính trên cơ
sở các loại ngoại tệ khác thì áp dụng tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam so với
ngoại tệ khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm thu nộp.
Đối với những ngoại tệ mà Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam không thông báo tỷ giá tính chéo so với đồng Việt Nam
thì doanh nghiệp tham khảo trực tiếp thông tin của Hãng Thông tấn Roi- tơ về tỷ
giá của những ngoại tệ nói trên so với đôla Mỹ; việc qui đổi từ đôla Mỹ sang đồng
Việt Nam áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng của đôla Mỹ so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm thu nộp.
2. Quản lý tiền đặt cọc:
a. Doanh nghiệp mở tài khoản
"Tiền đặt cọc" tại ngân hàng thương mại nhà nước nơi doanh nghiệp
đóng trụ sở chính (hoặc nơi đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao
động quy định tại Khoản 13, Điều 14 của Nghị định 81/2003/NĐ-CP)
và báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản về việc mở tài khoản
"Tiền đặt cọc", trong đó ghi rõ tên tài khoản, số tài khoản, ngân
hàng nơi mở tài khoản.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ khi
nhận tiền đặt cọc của người lao động, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số thu tiền
đặt cọc của người lao động vào tài khoản "Tiền đặt cọc".
Việc mở tài khoản " Tiền đặt
cọc " và nộp tiền đặt cọc vào tài khoản thực hiện theo hướng dẫn của ngân
hàng thương mại nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản "Tiền đặt cọc".
b. Doanh nghiệp chỉ được rút tiền
đặt cọc để chi trả cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II phần B
Thông tư này.
c. Toàn bộ số dư tiền đặt cọc mà
doanh nghiệp đã thu của người lao động trước khi Thông tư này có hiệu lực được
chuyển về tài khoản "Tiền đặt cọc" nêu tại điểm a) khoản này và quản
lý, sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Thanh toán tiền đặt cọc:
Thanh toán tiền đặt cọc được thực
hiện cùng với việc thanh lý hợp đồng
Trong thời hạn 01 tháng kể từ
khi người lao động về nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng
"Thư bảo đảm" cho người lao động đến để thanh lý hợp đồng và phải
thông báo thêm ít nhất là 3 lần trong vòng 06 tháng tiếp theo. Việc thanh lý hợp
đồng thực hiện như sau:
a. Trường hợp người lao động (hoặc
người được uỷ quyền hợp pháp) đến thanh lý hợp đồng:
a.1. Đối với người lao động hoàn
thành hợp đồng:
- Nếu người lao động không gây
thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ
tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.
- Nếu người lao động gây thiệt hại
về kinh tế cho doanh nghiệp thì tiền đặt cọc và lãi tiền gửi của người lao động
được sử dụng để bù đắp các thiệt hại và chi phí hợp lý cho doanh nghiệp. Số tiền
đặt cọc còn thừa (nếu có), doanh nghiệp phải hoàn trả cho người lao động.
a.2. Đối với người lao động vi
phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc (bỏ trốn, đánh nhau, trộm
cắp, đình công
) phải về nước trước thời hạn: Trong trường hợp này người lao động
không được hoàn lại tiền đặt cọc. Doanh nghiệp và người lao động (hoặc người được
uỷ quyền hợp pháp) lập Biên bản thanh lý hợp đồng khấu trừ tiền đặt cọc, lãi tiền
gửi ngân hàng của người lao động để bù đắp các thiệt hại và chi phí hợp lý cho
doanh nghiệp. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp nộp
toàn bộ số tiền đặt cọc sau khi khấu trừ (nếu còn) vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao
động, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội.
a.3. Trường hợp vì lý do bất khả
kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản
) hoặc không phải do lỗi
của người lao động mà người lao động phải về nước trước thời hạn: Doanh nghiệp
và người lao động lập Biên bản thanh lý hợp đồng theo các điều kiện tài chính
mà doanh nghiệp và người lao động đã ký ban đầu, hoàn trả toàn bộ tiền đặt cọc
và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.
b. Doanh nghiệp được đơn phương
thanh lý hợp đồng trong các trường hợp: Người lao động đơn phương bỏ hợp đồng ở
lại làm ăn bất hợp pháp hoặc sau 06 tháng kể từ khi doanh nghiệp đã 3 lần thông
báo bằng "Thư bảo đảm" mà người lao động (hoặc người được uỷ quyền hợp
pháp) không đến thanh lý hợp đồng thì doanh nghiệp được khấu trừ những thiệt hại
(nếu có) từ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng để bù đắp các thiệt hại và
chi phí hợp lý cho doanh nghiệp (đối với những trường hợp người lao động gây
thiệt hại). Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp nộp
toàn bộ số tiền còn lại (nếu có) vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, đồng thời
báo cáo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội.
III- PHÍ DỊCH VỤ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
1. Căn cứ tính phí dịch vụ.
Tiền lương theo hợp đồng (tính
theo tháng) để làm căn cứ tính phí dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm:
tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác.
Riêng đối với sĩ quan, thuyền
viên tàu vận tải biển: Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ
tính phí dịch vụ là tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép.
2. Mức phí dịch vụ.
a. Người lao động đi làm việc ở
nước ngoài thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nộp phí dịch vụ cho
doanh nghiệp không quá 01 tháng lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng
cho 01 năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển
không quá 1,5 tháng lương theo hợp đồng cho 01 năm làm việc.
b. Mức phí dịch vụ phải được ghi
trong hợp đồng.
c. Trường hợp người lao động được
gia hạn hợp đồng hoặc ký tiếp hợp đồng mới thì mức phí dịch vụ đối với thời
gian gia hạn hoặc thời gian thực hiện hợp đồng mới được tính theo quy định tại điểm
a khoản này.
3. Cách thức thu nộp phí dịch vụ.
a. Doanh nghiệp thoả thuận với
người lao động để thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động một lần trước khi người
lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Đối với thời gian gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp thu phí dịch vụ
trong thời gian gia hạn hoặc khi người lao động về nước.
- Trường hợp người lao động phải
về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh
nghiệp bị phá sản
) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp
chỉ được thu phí dịch vụ của người lao động theo số tháng thực tế làm việc ở nước
ngoài.
- Trường hợp người lao động vi
phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc (bỏ trốn, đánh nhau, trộm
cắp, đình công
) mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp
pháp thì doanh nghiệp được thu phí dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp
đồng đã ký với người lao động.
b. Loại tiền thu phí dịch vụ:
Doanh nghiệp và người lao động
thoả thuận loại tiền thu nộp phí dịch vụ trong hợp đồng và thực hiện như sau:
- Thu bằng đồng Việt Nam: Doanh
nghiệp thu phí dịch vụ trên cơ sở phí dịch vụ tính bằng ngoại tệ qui đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá qui định tại điểm b, khoản 1, mục II, phần B Thông tư này.
- Thu bằng ngoại tệ: Người lao động
được trả lương bằng đồng tiền nào thì nộp phí dịch vụ bằng đồng tiền đó hoặc
ngoại tệ mạnh (USD, EURO).
Doanh nghiệp phải qui đổi phần
phí dịch vụ bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định tại điểm b, khoản
1, mục II, phần B Thông tư này để hạch toán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
theo các qui định hiện hành.
4. Một số ví dụ tính toán phí dịch
vụ xuất khẩu lao động(đối với trường hợp thu bằng đồng Việt Nam).
Ví dụ 1:
Người lao động A ký hợp đồng với
doanh nghiệp X đi làm việc ở Malaysia với các điều kiện cơ bản sau: thời hạn hợp
đồng 36 tháng, tiền lương theo hợp đồng là 18 RM/ngày x 26 ngày/tháng (468
RM/tháng), sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động được gia hạn thêm 24 tháng,
với mức lương 25 RM/ngày x 26 ngày/tháng (650 RM/tháng). Phí dịch vụ được xác định
như sau:
- Phí dịch vụ theo hợp đồng (tỷ
giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với Ringít Malaysia tại thời điểm thu nộp là 1
RM = 4.078 VNĐ):
(36/12 ) x 468 RM x 4.078 VNĐ/RM
= 5.725.512 VNĐ.
- Phí dịch vụ đối với thời gian
gia hạn (tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với Ringít Malaysia tại thời điểm
thu nộp là 1 RM = 4.090 VNĐ):
(24/12 ) x 650 RM x 4.090 VNĐ/RM
= 5.317.000 VNĐ.
Ví dụ 2:
Người lao động B ký hợp đồng với
doanh nghiệp Y đi làm việc tại Đài loan với các điều kiện cơ bản sau: thời hạn
hợp đồng 24 tháng, tiền lương theo hợp đồng là 15.840 NT$/tháng. Tuy nhiên, sau
3 tháng làm việc tại Đài loan, do xí nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất không
thể bố trí công việc khác cho người lao động nên người lao động phải về nước
trước thời hạn.
Phí dịch vụ được xác định như
sau:
- Phí dịch vụ nộp trước khi đi
tính theo hợp đồng (tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với Đô la Đài loan tại
thời điểm thu nộp là 1 NT$ = 455 VNĐ):
(24/12) x 15.840 NT$ x 455
VNĐ/NT$ = 14.414.400 VNĐ.
- Phí dịch vụ doanh nghiệp được
thu của người lao động là:
(3/24 ) x 14.414.400 VNĐ =
1.801.800 VNĐ.
- Phí dịch vụ doanh nghiệp phải
hoàn trả lại người lao động là:
(21/24 ) x 14.414.400 VNĐ =
12.612.600 VNĐ.
Ví dụ 3:
Chuyên gia C kí hợp đồng với
doanh nghiệp Z với các điều kiện cơ bản sau:
Tiền lương theo hợp đồng là:
1000 USD/ tháng. Thời gian hợp đồng là 3 năm. Tỷ giá tại thời điểm thu nộp là
1USD = 15.300 VND.
Phí dịch vụ theo hợp đồng được
xác định như sau:
(36/12) x 1.000 USD x 15.300
VNĐ/USD = 45.900.000 VNĐ.
Ví dụ 4:
Thuyền viên D ký hợp đồng với doanh
nghiệp đi làm việc trên tàu vận tải biển với các điều kiện sau: thời hạn hợp đồng
10 tháng, tiền lương theo hợp đồng gồm lương cơ bản 400 USD/tháng, lương ngoài
giờ 100 USD/tháng và lương phép 60 USD/tháng. Tỷ giá tại thời điểm thu nộp là 1
USD = 15.300 VNĐ.
Phí dịch vụ theo hợp đồng được
xác định như sau:
(10/12) x 1,5 x (400 USD+60
USD)x 15.300 VNĐ/USD = 8.797.500 VNĐ.
IV- PHÍ ĐÀO TẠO
- GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG
1. Trên cơ sở khung học phí quy
định của Nhà nước, Cục Quản lý lao động ngoài nước quy định mức thu cụ thể phù
hợp với nội dung chương trình, thời gian đào tạo của từng thị trường để đảm bảo
duy trì, phát triển hoạt động đào tạo-giáo dục định hướng.
2. Mức thu học phí trên không áp
dụng đối với trường hợp phía nước ngoài đài thọ chi phí đào tạo, giáo dục định
hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh.
V- BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ THUẾ THU NHẬP
1. Bảo hiểm xã hội:
Người lao động đi làm việc ở nước
ngoài tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư số 22/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 13/10/2003 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội "Hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về người lao động Việt Nam làm
việc ở nước ngoài".
2. Thuế thu nhập:
- Người lao động nộp thuế thu nhập
theo quy định hiện hành của pháp luật đối với người có thu nhập cao.
Trường hợp người lao động làm việc
ở những nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì thực hiện
nghĩa vụ thuế thu nhập theo quy định tại Hiệp định đó.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm
thu tiền thuế thu nhập (nếu có) của người lao động để nộp cho cơ quan thuế.
VI- PHÍ MÔI GIỚI
TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Doanh nghiệp hoạt động xuất
khẩu lao động được phép chi hoa hồng môi giới từ nguồn thu phí dịch vụ để có hợp
đồng cung ứng lao động theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về việc chi hoa
hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu và khấu trừ thuế liên quan đến việc
chi hoa hồng môi giới.
2. Đối với một số thị trường,
người lao động chịu một phần chi phí môi giới để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
khai thác hợp đồng, Bộ Tài chính cùng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ căn
cứ vào đặc điểm của từng thị trường và tình hình thực tế từng thời kỳ để quy định
mức phí môi giới phù hợp. Việc thu phí môi giới của người lao động (nếu có) phải
được ghi rõ trong hợp đồng. Doanh nghiệp có trách nhiệm cấp biên lai thu tiền
cho người lao động, có chứng từ chuyển tiền cho đối tác nước ngoài và mở sổ
sách theo dõi thu chi tiền phí môi giới của người lao động. Phí môi giới xuất
khẩu lao động do người lao động nộp cho đối tác nước ngoài (công ty môi giới nước
ngoài) là khoản thu hộ, chi hộ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và không phải
nộp thuế tại Việt Nam.
3. Trường hợp người lao động phải
về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh
nghiệp bị phá sản
) hoặc không phải do lỗi của người lao động, thì doanh nghiệp
phải có trách nhiệm yêu cầu với phía đối tác nước ngoài hoàn trả lại một phần
phí môi giới cho người lao động theo nguyên tắc: phí môi giới phải nộp tính
theo số tháng thực tế làm việc ở nước ngoài. Nếu không thể đòi được của đối tác
thì doanh nghiệp cần có biện pháp hỗ trợ cho người lao động đối với từng trường
hợp cụ thể. Quy định này không bắt buộc trong trường hợp người lao động đã thực
hiện được 2/3 thời gian hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.
VII- ĐÓNG GÓP QUỸ
HỖ TRỢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Mức đóng góp quỹ:
Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích
1% số thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động để đóng góp vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu
lao động theo Quy chế quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động của Bộ Tài chính.
2. Cách thức nộp tiền đóng góp:
Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp tự
kê khai và trích nộp vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo mức quy định tại khoản
1 mục này. Chậm nhất là cuối quý I năm sau, căn cứ vào doanh thu phí dịch vụ thực
tế, doanh nghiệp phải trích nộp đủ vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động của năm
trước. Doanh nghiệp được hạch toán khoản đóng góp này vào chi phí hoạt động xuất
khẩu lao động của doanh nghiệp.
VIII- CÁC QUY ĐỊNH
VỀ TÀI CHÍNH KHÁC
1. Ngoài các khoản chi phí nêu
trên, người lao động phải chịu các chi phí sau đây:
a. Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến
nước làm việc và ngược lại (trừ trường hợp được phía sử dụng lao động đài thọ).
b. Chi phí khám tuyển sức khoẻ
theo mức quy định của Bộ y tế.
c. Chi phí về tài liệu học tập,
ăn, ở (nếu có) trong thời gian đào tạo - giáo dục định hướng.
d. Chi phí làm hồ sơ thủ tục xuất
nhập cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sau khi được trúng tuyển đi
làm việc ở nước ngoài, nếu người lao động không có nhu cầu đi nữa thì người lao
động phải chịu các khoản mà doanh nghiệp đã chi từ khoản thu nộp của người lao
động để làm thủ tục xuất nhập cảnh, khám sức khoẻ, học phí và chi phí về tài liệu
học tập, ăn, ở, trong thời gian đào tạo- giáo dục định hướng (nếu có).
Trường hợp sau 06 tháng kể từ
khi người lao động được tuyển chọn đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, nếu
doanh nghiệp chưa đưa người lao động đi được thì phải thông báo cho người lao động
biết rõ lý do. Trong trường hợp đó, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm
việc ở nước ngoài nữa hoặc doanh nghiệp không thể sắp xếp cho người lao động đi
được thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho người lao động các khoản mà người
lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: tiền hồ sơ, học phí đào tạo-giáo dục định
hướng (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay, lệ phí sân bay, tiền đặt cọc, phí dịch
vụ, phí môi giới và bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp thu của người lao động
bằng đồng tiền nào thì khi hoàn trả cho người lao động bằng đồng tiền đó.
3. Doanh nghiệp hướng dẫn người
lao động kê khai chi phí của người lao động trước khi đi (theo mẫu tại Phụ lục
số 05/LT). Khi thu tiền của người lao động, doanh nghiệp phải lập bảng kê chi
tiết các khoản thu kèm theo biên lai thu tiền.
Doanh nghiệp thực hiện chế độ
báo cáo đối với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội và cơ quan quản lý doanh nghiệp theo quy định sau:
1. Báo cáo quý:
Chậm nhất là ngày 10 của tháng đầu
tiên của quý sau, doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình thực hiện thu nộp tiền đặt
cọc, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập (theo phụ lục số 01/LT), đóng góp quỹ hỗ trợ
xuất khẩu lao động (theo phụ lục số 02/LT).
2. Báo cáo năm:
- Tình hình thực hiện các khoản
thu, nộp cả năm (theo phụ lục số 01/LT), tình hình đóng góp Quỹ hỗ trợ xuất khẩu
lao động (theo phụ lục số 02/LT). Thời gian nộp báo cáo chậm nhất là ngày 30
tháng 01 năm sau.
- Báo cáo tình hình hoạt động xuất
khẩu lao động (theo phụ lục số 03/LT), chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau.
- Kế hoạch năm sau (theo phụ lục
số 04/LT) trên cơ sở tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm. Thời gian nộp kế hoạch
năm sau chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hàng năm.
3. Báo cáo đột xuất:
Doanh nghiệp thực hiện báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội và các cơ quan chức năng của Nhà nước.
X- KHEN THƯỞNG
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Trong quá trình thực hiện, tập
thể và cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động có thành tích
trong xuất khẩu lao động thì được khen thưởng, nếu vi phạm thì bị xử lý theo
quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định số 81/2003/NĐ-CP và
hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư Liên tịch số
16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/02/2000 và Thông tư số
33/2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/5/2001.
Riêng phí dịch vụ xuất khẩu lao
động theo Thông tư này được thực hiện đối với người lao động đi làm việc ở nước
ngoài kể từ ngày Nghị định số 81/2003/NĐ-CP có hiệu lực.
Đối với người xuất cảnh đi làm
việc ở nước ngoài trước ngày Nghị định 81/2003/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục nộp
phí dịch vụ theo mức quy định tại Thông tư Liên tịch số
33/2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/5/2001. Nếu người lao động được gia hạn hợp đồng
hoặc ký hợp đồng mới kể từ ngày Nghị định 81/2003/NĐ-CP có hiệu lực thì phí dịch
vụ đối với thời gian gia hạn và hợp đồng mới được thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư này.
2. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp nộp đủ phí quản lý theo quy định tại Nghị
định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ, Thông tư Liên tịch số
16/2000/TTLT- BTC-BLĐTBXH ngày 28/02/2000 và Thông tư Liên tịch số
33/2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/5/2001 đối với số lao động đã đưa đi trước
ngày Nghị định 81/2003/NĐ-CP có hiệu lực.
1. Các doanh nghiệp và người lao
động có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này.
2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ
quan quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực
hiện của các doanh nghiệp do mình quản lý.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội để nghiên cứu giải quyết.
Lê
Thị Băng Tâm
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Lương Trào
(Đã
ký)
|