Thông tư liên tịch 01/TTLT năm 1983 về việc lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng do Uỷ Ban kế hoạch nhà nước - Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành

Số hiệu 01/TTLT
Ngày ban hành 02/11/1983
Ngày có hiệu lực 17/11/1983
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ủy ban Khoa học Nhà nước,Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước
Người ký Đỗ Quốc Sam,Vũ Đại
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC-UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/TTLT

Hà Nội , ngày 02 tháng 11 năm 1983

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC SỐ 01/TTLT NGÀY 2-11-1983 HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP, THẨM TRA, XÉT DUYỆT LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản được ban hành kèm theo Nghị định 323-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng ) quy định tất cả các công trình xây dựng đều phải lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật để từ đó quyết định chủ trương đầu tư.

Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Yêu cầu của việc lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật công trình xây dựng là bảo đảm cho mỗi công trình được đầu tư thể hiện đúng đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ kế hoạch; phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ; tận dụng các tiềm năng lao động đất đai và tài sản cố định hiện có và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao nhất.

2. Luận chứng kinh tế- kỹ thuật sau đây viết tắt là (LCKT) được lập cho tất cả các công trình xây dựng; luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt là điều kiện cần thiết để được xét ghi kế hoạch chuẩn bị xây dựng và là cơ sở để lập thiết kế.

Đối với công trình quan trọng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật mà có hợp tác với nước ngoài dưới mọi hình thức thì trước khi lập luận chứng kinh tế phải lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được thông qua là cơ sở để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và là căn cứ để tiếp xúc thăm dò chính thức với nước ngoài.

3. Luận chứng kinh tế kỹ thuật phải được lập đồng bộ, hoàn chỉnh cho công trình chính và các công trình liên quan trực tiếp như cơ sở nguyên liệu, nhiện liệu, điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các công trình phục vụ công cộng khác và khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: đồng thời có dự kiến đầu tư cho các bước tiếp theo hoặc mở rộng công trình.

II. NỘI DUNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT

1. Sự cần thiết phải đầu tư.

- Xác định nhu cầu sản phẩm (hoặc công dụng) cần tăng thêm kể cả nhu cầu cho xuất khẩu (nếu có).

- Đánh giá tình hình sử dụng, điều kiện và khả năng huy động năng lực của các cơ sở hiện có trong ngành và vùng lãnh thổ.

- Cân đối giữa năng lực và nhu cầu sản phẩm (công dụng) theo ngành và vùng lãnh thổ.

- Chọn phương án sản phẩm (công dụng) và xác định năng lực công trình cần phải đầu tư.

2. Hình thức đầu tư:

- Đánh giá hiện trạng tài sản cố định của các cơ sở hiện có và khả năng cải tạo, phục hồi, mở rộng hoặc đổi mới kỹ thuật các cơ sở đó.

- Lập các phương án so sánh và chọn phương án hợp lý về hình thức đầu tư ( cải tạo, phục hồi, mở rộng, đổi mới kỹ thuật hoặc xây dựng mới).

3. Địa điểm (tuyến) công trình:

Lập các phương án địa điểm (tuyến) công trình và so sánh về kinh tế - kỹ thuật các phương án địa điểm đó theo các mặt:

- Điều kiện tự nhiên (khí hậu, khí tượng, thuỷ văn, địa hình, địa chất, công trình, địa chất thuỷ văn, tài nguyên khoáng sản,v.v...) và tình hình kinh tế - xã hội trong vùng và khu vực xây dựng.

Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, năng lực, nước, lao động và vật liệu xây dựng.

- Tiêu thụ sản phẩm (sử dụng)

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc, hiện trạng và yêu cầu đầu tư thêm.

- Khả năng tận dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và dịch vụ trong khu vực, khả năng hợp tác trong sản xuất ( sử dụng) và yêu cầu phải đầu tư thêm.

- Vị trí (tên đơn vị hành chính, toạ độ) diện tích chiếm đất của công trình (kèm theo bản đồ vị trí và bản đồ địa hình).

- Chi phí về di dân, đền bù, phá dỡ hoặc di chuyển các công trình hiện có: chi phí tạo mặt bằng và gia cố nền móng công trình.

- Những ảnh hưởng của công trình đến khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và di tích văn hoá, lịch sử.

[...]