Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTS-BCA hướng dẫn trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ của Thanh tra Thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản - Bộ Công An cùng ban hành

Số hiệu 01/2007/TTLT-BTS-BCA
Ngày ban hành 07/02/2007
Ngày có hiệu lực 22/02/2007
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Việt Thắng,Trần Đại Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG AN-BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2007/TTLT-BTS-BCA

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2007 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC TRANG BỊ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ QUÂN DỤNG VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA THANH TRA THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định số 136
/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 47
/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 107
/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thuỷ sản,

Bộ Thuỷ sản và Bộ Công an hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng Thanh tra Thuỷ sản như sau :

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của Thanh tra Thuỷ sản

2. Việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của Thanh tra Thuỷ sản phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Các cơ quan Thanh tra Thuỷ sản được trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm lợi dụng việc trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người khác, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

II. TRANG BỊ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ bao gồm :

a) Thanh tra Thuỷ sản thuộc Bộ Thuỷ sản (sau đây viết gọn là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Thuỷ sản thuộc Sở Thuỷ sản hoặc Sở có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về thuỷ sản (sau đây viết gọn là Thanh tra Sở).

2. Vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ được trang bị cho Thanh tra Thuỷ sản bao gồm :

a) Vũ khí quân dụng gồm : Các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh;

 b) Công cụ hỗ trợ gồm : gậy cao su, gậy điện : các loại bình xịt hơi cay, hơi ngạt; súng bắn hơi cay, hơi ngạt, gây mê; súng bắn đạn cao su, sung bắn đạn nhựa và các loại công cụ hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật :

c) Các loại đạn dùng cho vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ được trang bị.

d) Vũ khí quân dụng và các loại đạn dùng cho vũ khí quân dụng chỉ được trang bị cho Thanh tra Thuỷ sản thực hiện nhiệm vụ trên các tàu kiểm ngư, xuồng, ca nô cao tốc hoạt động trên các vùng biển hoặc tuần tra trên đất liền ở vùng biên giới.

3. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ.

a) Đối với Thanh tra Bộ, thủ tục là công văn đề nghị của lãnh đạo Bộ Thuỷ sản gửi Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nêu rõ nhu cầu số lượng, chủng loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cần được trang bị.

b) Đối với Thanh tra Sở, thủ tục là công văn đề nghị của lãnh đạo Sở gửi lãnh đạo Công an cấp tỉnh, nêu rõ nhu cầu số lượng, chủng loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cần được trang bị.

III. QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. Bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ

a) Vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho Thanh tra Thuỷ sản phải được bảo quản và quản lý chặt chẽ; Chánh thanh tra thuỷ sản các cấp có trách nhiệm quản lý và cử cán bộ bảo quản tại cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy; phải có nội quy, phương án bảo vệ, phương án phòng, chống cháy, nổ. Trường hợp có kho để bảo quản, cất giữ vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ thì phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ và được Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh phê duyệt.

b) Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ phải có phẩm chất đạo đức tốt; đã qua lớp đào tạo về quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; phải chất hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản, có sổ sách theo dõi giao, nhận và phải chịu trách nhiệm trực tiếp với thủ trưởng cơ quan và theo quy định của pháp luật đối với vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ được giao quản lý.

c) Trường hợp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ (sau đây viết gọn là Giấy phép sử dụng) bị mất, người được giao quản lý, sử dụng phải báo ngay cho cơ quan, đồng thời cơ quan phải lập biên bản xác nhận sự việc, báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất và cơ quan Công an nơi đăng ký; đơn vị, cấ nhân có liên quan phải áp dụng mọi biện pháp khẩn trương truy tìm vũ khĩ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc Giấy phép sử dụng bị mất

d) Đơn vị, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ vi phạm chế độ quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

e) Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành hoặc không con đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 1 mục III Thông ty này thì phải bàn giao lại việc quản lý đó cho cơ quan, đơn vị. Cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kiểm tra và thu nhận lại đầy đủ và phân công người khác làm công tác quản lý số vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ này.

2. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng

[...]