Thứ 7, Ngày 16/11/2024

Thông tư liên bộ về tổ chức cho các lực lượng quân đội tham gia làm nghề rừng do Bộ Lâm nghiệp - Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu Khôngsố
Ngày ban hành 08/07/1989
Ngày có hiệu lực 08/07/1989
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lâm nghiệp,Bộ Quốc phòng
Người ký Nguyễn Trọng Xuyên,Phan Thanh Xuân
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ LÂM NGHIỆP-BỘ QUỐC PHÒNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: Không số

Hà Nội , ngày 08 tháng 7 năm 1989

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LÂM NGHIỆP- QUỐC PHÒNG NGÀY 8 THÁNG 7 NĂM 1989 VỀ TỔ CHỨC CHO CÁC LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI THAM GIA LÀM NGHỀ RỪNG 

Rừng và đất rừng giữ một vị trí quan trọng về kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng, có tác dụng bảo vệ môi sinh môi trường và cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội.

Bộ Lâm nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng, có trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ vốn rừng, tổ chức cho các lực lượng, mọi thành phần kinh tế tham gia làm nghề rừng.

Quân đội là một lực lượng có tổ chức kỷ luật và lao động dồi dào, có nhu cầu về gỗ và lâm sản, có nhiều khả năng đóng góp phát triển vốn rừng, và có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ bảo vệ rừng trong đơn vị mình và tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.

Để kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và để tổ chức cho các lực lượng quân đội tham gia làm nghề rừng có kết quả, hai Bộ Lâm nghiệp - Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể như sau:

I. NHỮNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC QUÂN ĐỘI THAM GIA LÀM NGHỀ RỪNG:

Các đơn vị quân đội tham gia làm nghề rừng theo các nội dung công việc sau đây:

1. Trồng cây gây rừng bao gồm rừng gỗ, củi để tự túc tại chỗ, rừng nguyên liệu công nghiệp, rừng đặc sản xuất khẩu trồng cây phân tán và thực hiện nông - lâm kết hợp.

2. Tham gia quản lý bảo vệ rừng, làm giàu vốn rừng, được giao quản lý một số diện tích rừng làm nhiệm vụ quốc phòng theo quy hoạch Nhà nước.

3. Khai thác gỗ, lâm sản theo chương trình điều chế, theo quy trình quy phạm kỹ thuật do Bộ Lâm nghiệp ban hành và theo quy hoạch, kế hoạch, pháp luật Nhà nước.

4. Chế biến gỗ, lâm sản đặc sản rừng.

5. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nghề rừng.

II. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI LÀM NGHỀ RỪNG

Các đơn vị quân đội tham gia theo các phương thức sau đây:

1. Các đơn vị quân đội chuyên xây dựng kinh tế:

Những đơn vị quân đội làm kinh tế chuyên nghiệp được tổ chức nhận đất nhận rừng để xây dựng thành các lâm trường.

Các lâm trường do quân đội quản lý ngoài những nhiệm vụ riêng quân đội còn có chức năng chung như các lâm trường quốc doanh theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng về cơ chế quản lý kinh tế đối với các cơ sở quốc doanh sản xuất nông nghiệp và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến chức năng nhiệm vụ của lâm trường quốc doanh.

2. Các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức làm nghề rừng trên diện tích đất đai do quân đội quản lý tại địa điểm đóng quân ổn định lâu dài và ngoài khu vực đóng quân.

Tuỳ quy mô để chọn tổ chức hợp lý gọn nhẹ trong đơn vị, quân đội để chuyên làm các khâu trồng, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp và chế biến lâm sản.

3. Liên doanh liên kết với các đơn vị lâm nghiệp.

Những đơn vị quân đội có năng lực có thể liên doanh liên kết với các đơn vị lâm nghiệp để quản lý bảo vệ rừng, trồngcây gây rừng, mở đường vận tải lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác chế biến lâm sản, đặc sản rừng.

Đơn vị liên kết (Bên B) được các đơn vị lâm nghiệp (Bên A) thanh toán chi phí sản xuất bằng tiền hoặc sản phẩm theo hợp đồng kinh tế và bên B được sử dụng và lưu thông sản phẩm đó theo chế độ, chính sách và thủ tục luật pháp quy định.

4. Cá nhân và gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị quân đội có thể nhận đất trống đồi trọc không hạn chế để trồng rừng và tiến hành nông - lâm kết hợp.

III. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THỂ

Việc tổ chức huy động các đơn vị quân đội tham gia làm lâm nghiệp được thực hiện theo các chính sách sau:

1. Chính sách giao đất giao rừng cho đơn vị quân đội sản xuất kinh doanh.

Dựa vào quy hoạch về rừng và đất rừng trên phạm vi cả nước và cụ thể trên từng địa bàn, căn cứ vào Luật đất đai và các quy định pháp lý của Nhà nước để thực hiện chính sách giao đất giao rừng theo các đối tượng sau:

[...]