thông tư liên bộ 24-TT/LB năm 1988 thu nộp tiền thuế công thương qua hệ thống ngân hàng nhà nước do Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 24-TT/LB
Ngày ban hành 13/06/1988
Ngày có hiệu lực 13/06/1988
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Văn Đạm,Trần Tiêu
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24-TT/LB

Hà Nội , ngày 13 tháng 6 năm 1988

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 24-TT/LB NGÀY 13-6-1988 VỀ VIỆC THU NỘP TIỀN THUẾ CÔNG THƯƠNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 

Thi hành Điều lệ thuế công thương nghiệp, Điều lệ thuế hàng hoá và các Pháp lệnh sửa đổi bổ sung; chấp hành Chỉ thị số 63-CT ngày 10-3-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc "tăng cường chỉ đạo thi hành Pháp lệnh bổ sung sửa đổi một số điều trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá"; nhằm cải tiến phương pháp thu thế công thương nghiệp đối với các tổ chức tập thể, cá thể sản xuất, kinh doanh cố định, liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định một số nguyên tắc, thủ tục thu, nộp tiền thuế công thương nghiệp qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG  

1. Các tổ chức và tư nhân kinh doanh công thương nghiệp trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa điểm sản xuất kinh doanh cố định, hàng tháng phải nộp thuế công thương nghiệp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

2. Thông báo nộp thuế công thương nghiệp do cơ quan thuế lập theo mẫu của Bộ Tài chính quy định. Thông báo của cơ quan thuế phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu như tiền thuế phải nộp, ngày nộp, tỷ lệ nộp phạt trên số thuế nộp không đúng hạn...

3. Mọi khoản tiền thuế phải được tập trung gọn vào ngân sách Nhà nước qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

4. Các đối tượng nộp thuế công thương nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đủ số thuế, đúng thời hạn ghi trong thông báo nộp thuế. Nếu quá hạn phải nộp phạt theo tỷ lệ sau:

- Nộp chậm trong phạm vi 10 ngày thì mỗi ngày phải chịu phạt 1% trên tổng số thuế nộp chậm.

- Nộp chậm từ ngày thứ 11 đến 30 ngày thì mỗi ngày phải chịu phạt 2% trên tổng số thuế nộp chậm.

- Những trường hợp cố tình dây dưa kéo dài thời hạn nộp thuế, cơ quan thuế có thông báo đôn đốc nhưng vẫn không nộp thì đối tượng vi phạm sẽ phạt từ 1 đến 5 lần số thuế phải nộp.

- Nếu tái phạm hoặc có hành vi chống đối sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 169 của Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Cán bộ thuế, uỷ nhiệm thu, cán bộ ngành Ngân hàng nộp tiền thuế vào ngân sách chậm cũng bị phạt nộp chậm theo quy định trên.

II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP

A. Trách nhiệm của cơ quan thuế công thương nghiệp:

1. Hàng tháng, hàng quý cơ quan thuế công thương nghiệp phải lập kế hoạch thu nộp thuế công thương nghiệp, gửi cho cơ quan Ngân hàng đồng cấp vào ngày 25 tháng trước, để cơ quan Ngân hàng bố trí nhân lực, phương tiện thực hiện việc thu thuế công thương nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời. Kế hoạch thu thuế hàng ngày phải bố trí cụ thể để các đối tượng đến nộp thuế theo lịch, tránh tình trạng có ngày số người đến nộp thuế quá ít, có ngày số người đến nộp thuế quá đông, bắt nhân dân ngồi chờ đợi.

2. Cơ quan thuế công thương nghiệp có trách nhiệm căn cứ vào số thuế để xác định mức thuế phải nộp của từng hộ, ghi thông báo và gửi thông báo đến tận tay các đối tượng nộp thuế trước ngày nộp ít nhất ba (3) ngày để các đối tượng kinh doanh công thương nghiệp chuẩn bị tiền nộp thuế. Trên thông báo phải ghi rõ tên tổ chức hoặc người nộp, ngày nộp, số tiền thuế, tiền phạt (nếu có), nơi nộp thuế và ghi đúng chương, loại, khoản, hạng, mục theo mục lục ngân sách Nhà nước.

3. Giấy nộp tiền được lập cho từng chương và nhiều mục thu cùng tỷ lệ điều tiết. Nếu các mục thu cùng một chương nhưng tỷ lệ điều tiết khác nhau thì phải lập riêng giấy nộp tiền, không được gộp mục trên giấy nộp tiền. Phải ghi đầy đủ các yếu tố của chứng từ và phải ký tên và đóng dấu cơ quan lập, cơ quan thu.

4. Những hộ kinh doanh công thương nghiệp không có địa điểm cố định thì cơ quan thuế trực tiếp thu, theo định kỳ viết giấy nộp tiền để cán bộ thuế nộp tiền thuế trực tiếp vào Ngân hàng Nhà nước.

5. Đôn đốc các hộ nộp thuế nộp đúng thời hạn, nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt quy định trong giấy nộp tiền.

B. Trách nhiệm của các đối tượng nộp thuế công thương nghiệp.

1. Các đối tượng kinh doanh công thương nghiệp có địa điểm kinh doanh cố định, khi nhận được giấy nộp tiền do cơ quan thuế chuyển đến, chuẩn bị tiền và trực tiếp nộp tiền thuế vào Ngân hàng Nhà nước tại địa điểm đã thông báo, đúng thời hạn ghi trên giấy nộp tiền.

2. Các đối tượng sản xuất kinh doanh công thương nghiệp không có địa điểm cố định thì nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế.

3. Những nơi cơ quan thuế uỷ nhiệm thu cho Uỷ ban Nhân dân phường, xã thì định kỳ cơ quan thuế viết giấy nộp tiền giao cho các uỷ nhiệm thu mang đến Ngân hàng Nhà nước nộp đúng thời hạn.

C. Trách nhiệm của cơ quan Ngân hàng Nhà nước.

1. Ngân hàng Nhà nước bố trí mạng lưới thu thuế công thương nghiệp tại các Ngân hàng chuyên doanh, phòng giao dịch, tổ thu lưu động v.v... cho thích hợp, bảo đảm thuận tiện và không gây phiền hà cho người nộp thuế. Bố trí theo lịch cụ thể phù hợp với thông báo nộp thuế của cơ quan thuế để bảo đảm người nộp thuế không phải chờ đợi.

2. Chuẩn bị đầy đủ cán bộ, phương tiện, điều kiện làm việc để thu hết số tiền thuế của các đối tượng đến nộp theo lịch quy định.

3. Số tiền thuế thu trong ngày phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định như sau:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ