Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 98TC/TCT
Ngày ban hành 27/12/1995
Ngày có hiệu lực 30/12/1995
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hồ Tế
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 98TC/TCT

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1995

 

THÔNG TƯ

SỐ 98 TC/TCT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 97/CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ CÁC LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.

Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 30 tháng 6 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 5 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 28/10/1995;
Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB).

1. Đối tượng chịu thuế TTĐB là các mặt hàng nhập khẩu, sản xuất trong nước gồm: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu các loại, pháo các loại (trừ pháo nổ), xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng; ô tô đến 24 chỗ ngồi (kể cả dạng SKD) được hướng dẫn chi tiết tại Mục II Thông tư này. Không thu thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (kể cả dạng SKD).

2. Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội; các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (dưới đây gọi chung là cơ sở) có nhập khẩu hay sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB.

Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế TTĐB.

3. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB tại nơi sản xuất và không phải nộp thuế doanh thu đối với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đã kê khai nộp thuế TTĐB tại nơi sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh hay cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở thì cơ sở phải kê khai và nộp thuế TTĐB tại nơi sản xuất; chi nhánh hay cửa hàng bán sản phẩm phải kê khai nộp thuế doanh thu tại nơi bán hàng theo thuế suất thuế doanh thu của hoạt động thương nghiệp.

4. Cơ sở nhập khẩu mặt hàng chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB tại nơi kê khai nhập khẩu và kê khai nộp thuế doanh thu theo hoạt động thương nghiệp tại nơi bán hàng.

5. Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế TTĐB một lần. Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu TTĐB khi nộp thuế TTĐB được khấu trừ tiền thuế TTĐB đã nộp cho phần nguyên liệu để sản xuất hàng hoá đó trong các trường hợp sau đây:

a- Cơ sở sản xuất trực tiếp nhập khẩu hay uỷ thác nhập khẩu nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB, có biên lai nộp thuế TTĐB.

b- Cơ sở sản xuất mua nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB do cơ sở khác sản xuất ra đã nộp thuế TTĐB, có hoá đơn bán hàng do bên bán giao (loại hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành).

Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện cùng với việc kê khai nộp thuế theo công thức:

Số thuế TTĐB số lượng Giá tính Thuế Thuế TTĐB đã nộp ở

phải nộp = hàng x thuế x suất - khâu nguyên liệu mua

trong kỳ xuất kho đơn vị (%) vào hay nhập khẩu

tiêu thụ tương ứng với số sản

trong kỳ phẩm xuất kho tiêu thụ trong kỳ

Ví dụ: Trong kỳ nộp thuế xí nghiệp A phát sinh các nghiệp vụ sau:

+ Nhập khẩu 100.000lít nước bia đã nộp thuế TTĐB 135 triệu đồng.

+ Xuất kho 80.000 lít nước bia để sản xuất 240.000 hộp bia.

+ Bán 200.000 hộp bia, giá tính thuế là 2.600 đồng/hộp.

+ Thuế TTĐB đã nộp ở nước bia tương ứng với 200.000 hộp bia bán ra là 90 triệu đồng.

Số thuế tiêu thụ đặc biệt xí nghiệp A phải nộp trong tháng được xác định như sau: (200.000 hộp x 2.600đ/hộp x 75%) - 90 triệu = 300 triệu

Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp cho số nguyên vật liệu tương ứng với sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tạm tính số thuế TTĐB khấu trừ và sẽ quyết toán theo số thực vào cuối tháng, cuối quý. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.

6. Sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu xuất khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB trong các trường hợp có kèm theo những thủ tục phải xuất trình với cơ quan thuế trực tiếp quản lý dưới đây:

a- Hàng hoá do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc trực tiếp gia công cho nước ngoài, kể cả trường hợp được phép mang hàng hoá ra nước ngoài để dự hội chợ, triển lãm và đã bán hàng hoá đó tại nước ngoài.

Thủ tục gồm:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ