Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 94-TC/CN năm 1993 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng vốn KHCB tại các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 94-TC/CN
Ngày ban hành 11/11/1993
Ngày có hiệu lực 11/11/1993
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Vũ Mộng Giao
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 94-TC/CN

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1993

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 94-TC/CN NGÀY 11-11-1993 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN KHCB TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Bộ Tài chính đã ban hành các chế độ hướng dẫn và sử dụng vốn KHCB tại các Doanh nghiệp Nhà nướ:

- Quyết định số 507- TC/ĐTXD ngày 27-7-1986 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý khấu hao tài sản cố định và tập định mức tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (sắp tới có bổ sung và sửa đổi tỉ lệ khấu hao TSCĐ).

- Thông tư số 33 TC/CN ngày 1-9-1989 hướng dẫn sửa đổi chế độ nộp KHCB của các tổ chức kinh tế và xí nghiệp quốc doanh vào Ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 93/HĐBT ngày 24 - 7 - 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

- Thông tư số 33 TC/CN ngày 31-7-1990 quy định chế độ khấu hao tài sản cố định.

- Thông tư số 34 TC/CN ngày 31-7-1990 hướng dẫn việc chuyển giao, cho thuê, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Thông tư số 31 TC/CN ngày 27/5/1991 và Thông tư số 82 TC/CN ngày 31-12-1991 hướng dẫn chế độ bảo toàn và phát triển vốn.

Nay, để đảm bảo áp dụng chế độ thống nhất và đáp ứng những yêu cầu mới về mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm sửa đổi và bổ sung chế độ trích lập và sử dụng vốn KHCB như sau:

I. TRÍCH LẬP VỐN KHCB

1. Căn cứ để tính mức trích KHCB của các doanh nghiệp là:

- Nguyên giá TSCĐ phải được tính đúng, tính đủ theo mức bảo toàn vốn hàng năm đã được duyệt.

- Tỷ lệ KHCB tính theo quy định của Nhà nước (theo Quyết định 507 TC/ĐTXD 22-7-1986 của Bộ Tài chính) và các văn bản, hướng dẫn sửa đổi bổ sung tỉ lệ KHCB của Bộ Tài chính.

2. Các doanh nghiệp Nhà nước do có khó khăn trong kinh doanh nên kết quả sản xuất kinh doanh còn bị lỗ nhưng không thuộc diện phải giải thể thì lập báo cáo giải trình với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính đối với XNQD TW và Sở Tài chính đối với XNQD địa phương) về các nguyên nhân bị lỗ, các biện pháp khắc phục.

Cơ quan tài chính quản lý doanh nghiệp Nhà nước xem xét và quyết định việc giảm mức KHCB theo công suất huy động để giảm lỗ trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên.

Nguyên tắc xét giảm mức KHCB là:

- Không được xét giảm mức KHCB trong trường hợp doanh nghiệp chi tiền lương bình quân cho công nhân viên cao hơn định mức đơn giá được duyệt.

- KHCB chỉ được giảm khi có lỗ phát sinh trong năm (do các nguyên nhân khách quan được Nhà nước chấp nhận).

- Mức tối đa được giảm KHCB là 50% so với mức trích bình thường theo chế độ.

3. Trường hợp ngược lại, các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng hoặc vay từ các nguồn khác để đầu tư mua sắm TSCĐ bao gồm cả trường hợp vay mua và thuê mua TSCĐ mà thời gian khấu hao TSCĐ dài hơn thời gian trả nợ thì doanh nghiệp được phép tăng mức KHCB để tạo nguồn trả nợ. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính đối với xí nghiệp Trung ương và Sở Tài chính đối với xí nghiệp địa phương) sẽ xem xét và quyết định cụ thể về mức tăng KHCB. Sau khi có ý kiến, của cơ quan chủ quản cấp trên.

Nguyên tắc xét tăng mức khấu hao là:

- Thời gian trả nợ vay phải nhanh hơn thời gian khấu hao TSCĐ theo qui định.

- Khấu hao chỉ được phép tăng với mức đủ để đảm bảo sản xuất không bị lỗ và không vượt quá thời gian trả nợ vay.

- Chi khấu hao nhanh đối với những TSCĐ đi vay. TSCĐ thuộc diện được khấu hao nhanh nếu đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng thì phải xác định lại giá trị còn lại và tiếp tục khấu hao bình thường trong giá thành sản phẩm.

Phần giá trị còn lại được đánh giá lại đó phải được chia thành nguồn vốn NSNN và vốn tự bổ sung tương ứng với tỷ lệ phân phối lợi nhuận (tỉ lệ nộp thuế lợi tức) của doanh nghiệp và thực hiện quản lý như các quy định hiện hành.

Trường hợp doanh nghiệp tận dụng công suất máy móc thiết bị, tăng ca máy, giờ máy để tăng năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình đổi mới thiết bị, khắc phục tình trạng hao mòn vô hình của TSCĐ, doanh nghiệp báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý tài chính cùng cấp. Cơ quan quản lý tài chính (sau khi có ý kiến đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên) sẽ quyết định cụ thể việc cho phép doanh nghiệp được tăng mức khấu hao, tương ứng với mức tăng ca máy, giờ máy của TSCĐ. Nguyên tắc cơ bản của việc xử lý tăng mức khấu hao trong trường hợp này là không làm giảm mức doanh lợi trên đơn vị sản phẩm và không giảm mức thuế lợi tức nộp vào NSNN so với trường hợp không tăng năng suất lao động và vẫn giữ mức KHCB bình thường theo chế độ qui định.

Mức tăng giảm khấu hao trong các trường hợp trên được xác định và quyết toán chính thức cùng với việc duyệt quyết toán hàng năm của doanh nghiệp.

4. Trường hợp TSCĐ đã được bảo toàn và đã hết thời hạn sử dụng theo thiết kế và đã khấu hao hết, nhưng thực tế vẫn còn tiếp tục sử dụng được do XN đã sử dụng và bảo dưỡng tốt máy móc thiết bị thì doanh nghiệp phải thành lập hội đồng xác định lại giá trị còn lại của tài sản để tiếp tục trích khấu hao vào giá thành sản phẩm (kể cả khấu hao SCL nếu còn nhu cầu SCL). Phần giá trị còn lại và nguồn vốn KHCB này được coi như nguồn vốn tự bổ sung để dùng vào việc taí đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp, kể cả trường hợp TSCĐ trước đây được đầu tư bằng nguồn NSNN (trừ trường hợp TSCĐ khấu hao hết do giá TSCĐ tính thấp hoặc do trước đây Nhà nước quy định tỷ giá ngoại tệ thấp).

[...]