Thông tư 31-TC/CN năm 1991 hướng dẫn chế độ bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 31-TC/CN
Ngày ban hành 27/05/1991
Ngày có hiệu lực 01/01/1991
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lý Tài Luận
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31-TC/CN

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1991

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 31-TC/CN NGÀY 27/5/1991 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ QUỐC DOANH

Thi hành Chỉ thị số 138-CT ngày 25/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng việc giao trách nhiệm sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ bảo toàn và phát triển vốn sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh như sau:

I. TRÁCH NHIỆM BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN SX-KD CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ QUỐC DOANH

1. Tất cả đơn vị kinh tế quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập, có sử dụng vốn trong sản xuất - kinh doanh, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn khác thuộc nguồn vốn NSNN cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay Ngân hàng và các nguồn vốn chiếm dụng khác đều phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn của mình.

Bảo toàn vốn ở các đơn vị kinh tế quốc doanh được thực hiện trong quá trình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất - kinh doanh, đảm bảo cho các loại tài sản không bị hư hỏng trước thời hạn và mất mát, hoặc ăn chia vào vốn, không được tạo ra lãi giả để làm giảm vốn, kể cả vốn cố định và vốn lưu động. Đồng thời, người sử dụng vốn phải thường xuyên duy trì được giá trị đồng vốn của mình thể hiện bằng năng lực sản xuất của TSCĐ, khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của xí nghiệp. Do đó trong điều kiện có trượt giá tăng lên thì số vốn được cấp ban đầu (hoặc tự bổ sung) cũng phải được tăng theo để duy trì năng lực sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp.

Các xí nghiệp ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, còn có trách nhiệm chăm lo phát triển vốn, thường xuyên bổ sung và tăng vốn để tự mở rộng, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

2. Biên bản giao vốn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh là văn bản pháp lý ghi nhận số vốn cố định, vốn lưu động và các loại vốn khác thuộc ngân sách cấp và tự bổ sung được giao cho xí nghiệp tính từ thời điểm ký biên bản giao nhận vốn và xí nghiệp có trách nhiệm bảo toàn.

Các đơn vị kinh tế quốc doanh phải nộp tiền sử dụng vốn cố định và vốn lưu động - do NSNN cấp theo các quy định hiện hành trên cơ sở số vốn được giao lần đầu hoặc số vốn phải bảo toàn hàng năm theo các quy định của Thông tư này.

3. Thông tư này quy định chế độ bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động đã được giao cho XN và gắn liền với chế độ thu tiền sử dụng vốn do NSNN cấp. Các loại vốn khác như: KHCB để lại xí nghiệp, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp, vốn sửa chữa lớn, lợi nhuận chưa phân phối v.v... cũng được giao cho xí nghiệp, nhưng tính chất bảo toàn các vốn này khác với vốn cố định và vốn lưu động. Nội dung bảo toàn chủ yếu của các vốn này là xí nghiệp phải sử dụng có mục đích và có hiệu quả.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN BẢO TOÀN VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN LƯU ĐỘNG

1. Bảo toàn vốn cố định.

a. Phương thức bảo toàn vốn cố định là : Xác định đúng nguyên giá TSCĐ, trên cơ sở đó tính đúng và tính đủ khấu hao cơ bản và KHSCL TSCĐ để tạo nguồn thay thế và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ.

Ngoài ra, các đơn vị kinh tế cơ sở phải tự đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất, đổi mới trang thiết bị bằng nguồn quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại xí nghiệp.

b. Vào đầu năm kế hoạch, do chưa xác định chính thức số vốn phải bảo toàn, mức phải nộp về tiền sử dụng vốn NSNN cho năm kế hoạch được tạm xác định trên cơ sở số vốn xí nghiệp đã tự bảo toàn được đến cuối năm báo cáo theo sổ sách kế toán của xí nghiệp.

Cơ quan quản lý cấp trên với sự tham gia của cơ quan tài chính cùng cấp khi xét duyệt quyết toán năm chính thức cho đơn vị trực thuộc (không được chậm quá tháng 6 năm sau) sẽ xác định chính thức hệ số tăng vốn, kể cả hệ số hao mòn vô hình (nếu có) và số vốn cố định phải bảo toàn đến cuối năm báo cáo.

Số phải nộp chính thức về tiền sử dụng vốn cho năm tới (năm kế hoạch) sẽ được xác định trên cơ sở số vốn phải bảo toàn đó.

Công thức tính như sau:

Số vốn phải bảo toàn đến cuối năm báo cáo

=

Số vốn được giao đầu năm (hoặc số vốn phải bảo toàn đầu năm)

-

Khấu hao cơ bản nộp NS trong năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

Hệ số tăng vốn trong năm báo cáo

x

Hệ số hao mòn vô hình (nếu có)

Ví dụ về việc xác định số vốn phải bảo toàn đến cuối năm báo cáo (1991):

Số vốn ngân sách cấp đầu tư ban đầu cho TSCĐ của xí nghiệp bao gồm: vốn cố định (giá trị còn lại của TSCĐ) và số dư về KHCB để lại xí nghiệp (đã trừ phần nộp ngân sách và phần đã sử dụng) đến thời điểm giao vốn 1/1/1991 là:

+ Vốn cố định (NSNN cấp): 500 tr. đồng.

+ Số dự KHCB để lại xí nghiệp: 30 tr. đồng

Cộng vốn giao cho xí nghiệp để tính thu tiền sử dụng vốn trong năm 1991: 530tr. đồng. Đồng thời trong năm 1991 xí nghiệp đã nộp KHCB vào NSNN là 50tr.đồng.

Để xác định số vốn phải bảo toàn đến cuối năm 1991, phải tính hệ số trượt giá như sau:

Vào thời điểm 1/1/1991 thì giá trị TSCĐ vẫn được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê đánh giá lại TSCĐ 1/1/1990, nghĩa là theo tỷ giá Rúp 2.400 đ/R và tỷ giá đô la: 3.900 đ/USD. Trong tổng số vốn cố định 200 tr.đồng thì hình thành từ 3 nguồn: một phần TSCĐ nhập khẩu từ khu vực I theo tỷ giá Rúp; một phần nhập từ khu vực II theo tỷ giá đôla và một phần vốn trong nước.

Giả định, đến thời điểm 1/1/1992 bỏ tỷ giá Rúp; tỷ giá đôla lên 8.000 USD. Do đó tính được :

+ Hệ số tăng vốn chung cho phần TSCĐ nhập khẩu là:

[...]