Thông tư 64/2014/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 64/2014/TT-BGTVT
Ngày ban hành 10/11/2014
Ngày có hiệu lực 01/01/2015
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải,

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; bãi bỏ Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và Thông tư số 48/2011/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tư điện tử Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Công báo;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu VT, KCHT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11; Luật số 48/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2014/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

- Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT).

II. NGUYÊN TẮC TÍNH TOÁN VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (QLBTĐTNĐ) là mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc tương đối hoàn chỉnh như trục phao, thả phao ... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công việc, nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của các tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ).

Định mức kinh tế - kỹ thuật QLBTĐTNĐ dùng để lập và duyệt dự toán về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; quản lý, cấp phát và thanh toán vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa cho các đơn vị chuyên làm công tác quản lý, bảo trì thường xuyên đường thủy nội địa trong cả nước. Trường hợp các nội dung công việc chưa quy định trong định mức này thì tính toán nội suy theo các công việc tương tự hoặc áp dụng định mức, quy định hiện hành.

Định mức kinh tế - kỹ thuật QLBTĐTNĐ đề cập đầy đủ các đầu mục công việc cần thiết trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và được ưu tiên bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa hàng năm. Khi lập và duyệt thiết kế, dự toán quản lý, bảo trì đường thủy nội địa cần có giải pháp kỹ thuật ưu tiên các công việc đảm bảo an toàn giao thông. Các hạng mục còn lại thực hiện theo nguyên tắc thanh toán công việc được giao.

Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thực hiện theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này.

1. Phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý.

Tiêu chuẩn và thang điểm để phân loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý cụ thể như sau:

Thứ t

Loại tiêu chun

Thang điểm (điểm)

15

10

5

1

Chiều rộng trung bình mùa kiệt

> 200m

50 ÷ 200m

< 50m

2

Độ sâu chạy tàu mùa kiệt

< 1,5m

1,5 ÷ 3m

> 3m

3

Chế độ thủy văn dòng chảy

Vùng ảnh hưởng lũ

Vừa ảnh hưởng lũ vừa ảnh hưởng triều

Vùng ảnh hưởng thủy triều

4

Mật độ công trình và chướng ngại vật trên sông (bao gồm: bãi cạn, chướng ngại vật, vật chìm đắm, kè chỉnh trị, cầu, phà, cảng và bến bốc xếp)

>1 chiếc/km

0,5 ÷ 1 chiếc/km

<0,5 chiếc/km

5

Mật độ báo hiệu

>2 báo hiu/km

1 - 2 báo hiu/km

<1 báo hiu/km

6

Khối lượng hàng hóa thông qua

> 5 triệu tấn/năm

2-5 triệu tấn/năm

< 2 triệu tấn/năm

7

Chế độ ánh sáng phục vụ chạy tàu

 

Có đốt đèn ban đêm

 

Nguyên tắc áp loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý

[...]