Thông tư 69/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 69/2021/TT-BTC
Ngày ban hành 11/08/2021
Ngày có hiệu lực 01/10/2021
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Thành Hưng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2021

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC VÀ THAM DỰ CÁC KỲ THI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông:

a) Các nhiệm vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện đối với các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông các môn văn hóa; kỳ thi chọn đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế; chuẩn bị và tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế;

b) Các nhiệm vụ do các địa phương chủ trì thực hiện đối với các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp; kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh các môn văn hóa, chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

2. Nội dung chuyên môn của các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và địa phương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này gồm:

1. Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước: ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Giáo dục vả Đào tạo chủ trì thực hiện; ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do địa phương chủ trì thực hiện.

2. Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý kinh phí

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.

2. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, chế độ kế toán.

Điều 5. Nội dung chi cho công tác đề thi

1. Chi công tác ra đề thi

a) Chi thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng/Ban ra đề thi (sau đây gọi chung là Hội đồng ra để thi) (nếu có);

b) Chi xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi;

c) Chi ra đề đề xuất đối với đề thi tự luận (chỉ áp dụng cho các môn thi không có ngân hàng câu hỏi thi);

d) Chi ra đề thi chính thức và dự bị (soạn thảo, thẩm định, phản biện) có kèm theo đáp án, biểu điểm;

[...]