Thông tư 63/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 63/2018/TT-BTC |
Ngày ban hành | 30/07/2018 |
Ngày có hiệu lực | 15/09/2018 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trần Xuân Hà |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2018/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018 |
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chánh phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 70/2018/NĐ-CP), bao gồm:
1. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán, thanh lý tài sản trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
3. Việc xuất hóa đơn khi bán tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giao quyền sở hữu tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
4. Hướng dẫn Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; Phương án nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu để đề nghị nhận giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
2. Cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là đại diện chủ sở hữu nhà nước).
4. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
5. Tổ chức, cá nhân thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
6. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công.
7. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2018/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018 |
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chánh phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 70/2018/NĐ-CP), bao gồm:
1. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán, thanh lý tài sản trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
3. Việc xuất hóa đơn khi bán tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giao quyền sở hữu tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
4. Hướng dẫn Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; Phương án nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu để đề nghị nhận giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
2. Cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là đại diện chủ sở hữu nhà nước).
4. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
5. Tổ chức, cá nhân thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
6. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công.
7. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Việc nộp và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là nhiệm vụ ngân sách cấp) quy định tại Điều 12 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân mua tài sản thanh toán tiền mua tài sản, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ nộp toàn bộ số tiền thu được từ bán tài sản vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công làm chủ tài khoản như sau:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản là nhà, đất để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trung ương quản lý do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;
b) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản không phải là nhà, đất trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;
c) Sở Tài chính đối với tài sản trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền bán tài sản được nộp vào tài khoản tạm giữ, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định các khoản chi phí liên quan đến bán tài sản trang bị theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP và có văn bản đề nghị chủ tài khoản tạm giữ quy định tại Khoản 1 Điều này thanh toán chi phí. Văn bản đề nghị thanh toán chi phí nêu rõ các nội dung sau:
a) Thông tin về tài sản bán;
b) Số tiền thu được từ bán tài sản;
c) Chi phí liên quan đến bán tài sản đề nghị được thanh toán, kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi, chứng từ, hóa đơn;
d) Thông tin về tài khoản tiếp nhận tiền thanh toán.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều này, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến bán tài sản theo quy định.
4. Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại từ bán tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách trung ương (đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Trường hợp quá thời hạn thanh toán tiền mua tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản mà tổ chức, cá nhân mua tài sản chưa hoàn thành việc thanh toán thì tổ chức, cá nhân mua tài sản phải nộp tiền chậm nộp. Việc nộp tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP).
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Việc nộp và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán phần sở hữu của Nhà nước đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng một phần ngân sách nhà nước (sau đây gọi là nhiệm vụ ngân sách hỗ trợ) quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân mua phần sở hữu nhà nước thanh toán theo hình thức trả tiền một lần thì việc nộp tiền và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán phần sở hữu của nhà nước đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân mua phần sở hữu của Nhà nước thanh toán theo hình thức trả tiền nhiều lần
a) Việc thanh toán tiền mua phần sở hữu của Nhà nước theo hình thức trả tiền nhiều lần phải được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP và được ghi tại Hợp đồng bán tài sản, cụ thể:
- Số lần thanh toán;
- Thời hạn thanh toán của từng lần;
- Số tiền thanh toán từng lần.
Thời hạn thanh toán lần đầu tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng bán tài sản. Thời hạn thanh toán lần cuối cùng đảm bảo không quá thời gian sử dụng còn lại của tài sản theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP.
Trường hợp quá thời hạn thanh toán tiền của từng lần quy định tại Hợp đồng bán tài sản mà tổ chức, cá nhân mua tài sản không nộp đủ số tiền của lần thanh toán thì phải nộp tiền chậm nộp. Việc nộp tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền thanh toán lần đầu của tổ chức, cá nhân mua phần sở hữu của Nhà nước; cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công làm chủ tài khoản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền bán phần sở hữu của Nhà nước đối với tài sản lần đầu tiên được nộp vào tài khoản tạm giữ; cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định các khoản chi phí liên quan đến bán tài sản trang bị theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP và có văn bản đề nghị chủ tài khoản tạm giữ thanh toán chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thanh toán theo quy định tại Điểm c Khoản này, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến bán phần sở hữu tài sản của Nhà nước theo quy định.
Trường hợp số tiền bán phần sở hữu của Nhà nước đã nộp tài khoản tạm giữ lần đầu chưa đủ để thanh toán chi phí có liên quan đến bán phần sở hữu tài sản thì phần chi phí còn lại được tiếp tục thanh toán sau khi tổ chức, cá nhân thanh toán tiền mua phần sở hữu tài sản của Nhà nước của các lần tiếp theo theo đề nghị của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
đ) Việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của các lần tiếp theo được thực hiện theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.
3. Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại từ bán phần sở hữu của Nhà nước đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách trung ương (đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Việc nộp và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giao quyền sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 28 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP thực hiện như sau:
1. Giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân được xác định theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP và phương thức thanh toán giá trị của tài sản (hình thức thanh toán, số tiền thanh toán, thời gian thanh toán) được ghi cụ thể tại Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Nội dung chính của Hợp đồng gồm:
a) Bên giao quyền sở hữu;
b) Bên nhận quyền sở hữu;
c) Giá trị của tài sản kết quả;
d) Phương thức thanh toán. Trường hợp thanh toán theo hình thức trả tiền nhiều lần thì phải ghi cụ thể số lần thanh toán; số tiền và thời hạn thanh toán của từng lần;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
a) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao quyền sở hữu tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu có trách nhiệm thanh toán giá trị phải hoàn trả cho cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP. Việc nộp tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thanh toán giá trị phải hoàn trả, cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ nộp toàn bộ số tiền này vào tài khoản tạm giữ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày số tiền thu được từ giao quyền sở hữu đối với tài sản được nộp vào tài khoản tạm giữ; cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định các khoản chi phí liên quan đến giao quyền sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP và có văn bản đề nghị chủ tài khoản tạm giữ thanh toán chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thanh toán theo quy định tại Điểm c Khoản này, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến giao quyền sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu đối với tài sản thanh toán giá trị tài sản theo hình thức trả tiền nhiều lần
a) Việc thanh toán giá trị tài sản theo hình thức trả tiền nhiều lần phải được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP xem xét, quyết định. Thời gian thanh toán quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu có trách nhiệm thanh toán lần đầu cho cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Thời hạn thanh toán các lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thời hạn thanh toán lần cuối cùng đảm bảo không quá 05 năm kể từ ngày có Quyết định giao quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP.
Trường hợp quá thời hạn thanh toán tiền của từng lần quy định tại Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản kết quả mà tổ chức, cá nhân nhận quyền sở hữu không nộp đủ số tiền của lần thanh toán thì phải nộp thêm khoản tiền chậm nộp. Việc nộp tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
b) Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giao quyền sở hữu đối với tài sản là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ của từng lần thanh toán và sau khi đã thanh toán hết được thực hiện theo quy định tại Điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
4. Định kỳ hàng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại từ giao quyền sở hữu đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách trung ương (đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (đối với tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Việc xuất Hóa đơn bán tài sản công trong các trường hợp sau:
a) Bán tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP;
b) Bán phần sở hữu của Nhà nước đối với tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân chủ trì theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP;
c) Thanh toán giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp khi giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân chủ trì hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP;
d) Thanh toán phần giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ khi giao phần quyền sở hữu thuộc về Nhà nước cho tổ chức, cá nhân chủ trì hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP.
2. Việc xuất Hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp sau:
a) Bán tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP;
b) Thanh toán giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ khi giao quyền sở hữu toàn bộ tài sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP.
1. Biên bản kiểm kê tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP thực hiện theo Mẫu số 01/BBKK ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương án nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu để đề nghị nhận giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2018/NĐ-CP thực hiện theo Mẫu số 02/PA ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.
2. Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Tên nhiệm vụ: …………………………………………………………………………………
2. Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: ……………………………………………………………….
3. Cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………
4. Cơ quan quản lý nhiệm vụ ……………………………………………………………………
5. Hôm nay, ngày ………… tháng ………….. năm ……………….., thành phần gồm:
- Ông (bà): …………………………………………Chức vụ: …………………………………..
- Ông (bà): …………………………………………Chức vụ: ……………………………………
- Ông (bà): …………………………………………Chức vụ: ……………………………………
Cùng thực hiện kiểm kê tài sản của nhiệm vụ …………………………………………………
Kết quả kiểm kê như sau:
STT |
Danh mục tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng/ Khối lượng tài sản |
Ghi chú |
||
Theo sổ kế toán |
Thực tế kiểm kê |
Chênh lệch |
||||
I |
Tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ KHCN |
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản 2 |
|
|
|
|
|
|
……………………. |
|
|
|
|
|
II |
Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ KHCN |
|
|
|
|
|
1 |
Tài sản 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Tài sản 2 |
|
|
|
|
|
|
……………………. |
|
|
|
|
|
Xác nhận của người tham gia kiểm kê:
Tên cơ quan |
Tên cơ quan |
Tên cơ quan |
Ghi chú: trường hợp chênh lệch (thừa, thiếu tài sản) phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……………, ngày … tháng … năm ………. |
Kính gửi: ……………………………………………1
I. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ GIAO QUYỀN
1. Tên tổ chức, cá nhân …………………………………………………
2. Thuộc loại hình:
Tổ chức, cá nhân chủ trì □
Tổ chức, cá nhân khác □
3. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
4. Số điện thoại: ………………………………………………Fax: ……………………………
5. Email: ……………………………………………………………………………………………
II. KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ2
1. Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ: ………………………………………………………
2. Tên, địa chỉ của tổ chức chủ trì: ………………………………………………………………
3. Tên, địa chỉ của tác giả: …………………………………………………………………………
4. Mô tả tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ: ……………………………
5. Nội dung quyền đề nghị giao: …………………………………………………………………
III. TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG, THƯƠNG MẠI HÓA CỦA KẾT QUẢ
1. Mô tả tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa của kết quả nghiên cứu đề nghị giao: ………………………………………………………………………………3
2. Kết quả định giá đối với kết quả nghiên cứu: ………………………………………………4
3. Giải trình tiềm năng ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu: …………….……..
IV. NĂNG LỰC ỨNG DỤNG, THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ GIAO QUYỀN
Năng lực ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của tổ chức đề nghị giao quyền được thể hiện như sau5:
1. Phương án ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu6:
a) Chuyển giao công nghệ; |
□ |
b) Đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển và hoàn thiện công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; |
□ |
c) Thành lập, góp vốn để thành lập doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; |
|
d) Ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; |
□ |
đ) Cung cấp dịch vụ công phục vụ lợi ích cộng đồng, an sinh xã hội; |
□ |
e) Phương án khác: ……………………………………………………………………… |
□ |
2. Phương án về bộ máy, nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu: |
|
a) Đã hình thành tổ chức xúc tiến và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ, trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; |
□ |
b) Có dự án thành lập tổ chức xúc tiến và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ, trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; |
□ |
c) Hợp tác, liên kết với tổ chức khác đã thành lập các tổ chức nói trên; |
□ |
d) Ký kết thỏa thuận với trung tâm, sàn giao dịch công nghệ về việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu; |
□ |
đ) Đang sử dụng nhân lực có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu: |
□ |
Số nhân lực:.......................................................................................................... |
|
Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn:……………………………………………….. |
|
e) Dự kiến bổ sung nhân lực có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu: |
□ |
Số nhân lực: ……………………………………………………………………………. |
|
Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn: ………………………………………………. |
|
g) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật để ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu; |
□ |
h) Dự kiến bổ sung cơ sở vật chất - kỹ thuật để ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu; |
□ |
i) Phương án khác cho bộ máy, nhân lực: ………………………………………..... |
□ |
k) Phương án khác cho cơ sở vật chất - kỹ thuật: ………………………………… |
□ |
V. ĐỀ XUẤT HOÀN TRẢ GIÁ TRỊ KẾT QUẢ, PHÂN CHIA LỢI NHUẬN TẠO RA TỪ VIỆC THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Hoàn trả Giá trị kết quả khi nhận chuyển giao quyền sở hữu:
a) Giá trị hoàn trả:
b) Số lần, thời gian hoàn trả:
2. Lợi nhuận sau thuế tạo ra từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu được đề xuất phân chia (áp dụng với giao quyền sử dụng kết quả) theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ |
______________________
1 Ghi tên cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2 Trong nội dung văn bản này viết tắt là kết quả nghiên cứu.
3 Đánh giá khả năng được ứng dụng, thương mại hóa của phần quyền kết quả nghiên cứu đề nghị giao. Ví dụ, công nghệ tạo ra từ kết quả nghiên cứu đang có nhu cầu ở thị trường trong nước hoặc trong khu vực.
4 Nêu rõ giá trị kết quả nghiên cứu sau khi được định giá, phương pháp định giá, các thông tin sử dụng khi định giá. Kèm theo báo cáo kết quả định giá chi tiết.
5 Được đánh dấu nhiều lựa chọn cùng một lúc. Đối với mỗi phương án đánh dấu, cung cấp tài liệu mô tả tính khả thi của phương án đó.
6 Tài liệu kèm theo cần thể hiện đối tác hoặc lĩnh vực, địa bàn đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Trong đó phương án ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhằm sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam được ưu tiên trong đánh giá hồ sơ đề nghị giao quyền.