Thông tư 62/2002/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các Tổ chức tín dụng do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 62/2002/TT-BTC
Ngày ban hành 18/07/2002
Ngày có hiệu lực 02/08/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trương Chí Trung
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 62/2002/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỂ THU HỒI NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

Căn cứ vào Luật thuế GTGT, Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1151/CP-KTTH ngày 20/12/2001 của Chính phủ.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung không thu thuế GTGT đối với hoạt động bán tài sản để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

1- Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, bao gồm các phương thức dưới đây:

a- Tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản bảo đảm tiền vay cho người mua hoặc bán cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại, các tổ chức có chức năng mua bán tài sản nợ.

b- Tổ chức tín dụng uỷ quyền việc bán tài sản bảo đảm tiền vay cho các tổ chức sau:

- Trung tâm bán đấu giá tài sản;

- Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của Pháp luật về bán đấu giá tài sản;

- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thương mại;

- Tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán

c- Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ.

d- Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.

Đối với trường hợp bán tài sản của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ "về giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước", bán tài sản của các doanh nghiệp phá sản theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.

2- Phạm vi áp dụng:

Căn cứ Điều 32 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ và khoản 3.1 điểm 1 quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại thì các trường hợp áp dụng đối với các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ bao gồm:

a- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.

b- Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

c- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.

d- Trường hợp khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá không thực hiện việc giải quyết tài sản bảo đảm tiền vay như quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ.

e- Toà án phán quyết giao tài sản cho các tổ chức tín dụng xử lý

II- THỦ TỤC, HỒ SƠ CHỨNG TỪ, HOÁ ĐƠN KHI TỔ CHỨC TÍN DỤNG XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1- Trường hợp tổ chức tín dụng trực tiếp bán tài sản đảm bảo tiền vay:

a- Tổ chức tín dụng trực tiếp bán cho người mua phải thực hiện:

a.1- Thông báo công khai về việc bán tài sản bảo đảm và được tiến hành bán tài sản bảo đảm theo thời hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng và các cơ quan có thẩm quyền.

a.2- Phải có hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh (sau đây gọi chung là bên bảo đảm). Đối với trường hợp nêu tại khoản 2b; 2c; 2d Mục I Thông tư này thì phải có thêm văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan công chứng).

a.3- Khi bán tài sản bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng có trách nhiệm cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng. Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ bán tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ