Quyết định 1251-QĐ năm 1973 về Quy chế trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn do Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành ban hành

Số hiệu 1251-QĐ
Ngày ban hành 03/12/1973
Ngày có hiệu lực 03/12/1973
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Võ Thuần Nho
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1251-QĐ

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 1973

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN "QUY CHẾ TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HOÁ TẠI CHỨC Ở NÔNG THÔN"

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Căn cứ Nghị định số 19-CP ngày 23-01-1966 và Nghị định số 6-CP ngày 7-01-1971 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị 110-CP ngày 13-7-1968 của Hội đồng Chính phủ quy định phương hướng, nhiệm vụ phát triển bổ túc văn hoá và tăng cường lãnh đạo công tác bổ túc văn hoá;
Xét yêu cầu mới của việc xây dựng nền nếp quản lý, giảng dạy và học tập trong các trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành bản quy chế "Trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn" (đính kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bổ túc văn hoá, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài vụ Bộ Giáo dục, các ông Giám đốc Sở và Trưởng ty Giáo dục chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Võ Thuần Nho

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HOÁ TẠI CHỨC Ở NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1251-QĐ ngày 3 tháng 12 năm 1973 của Bộ Giáo dục)

Để đáp ứng yêu cầu học tập của cán bộ, thanh niên và xã viên ở nông thôn trước tình hình mới, bảo đảm phong trào bổ túc văn hoá ở nông thôn phát triển vững chắc, ổn định, có nền nếp, chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao, phát huy tác dụng mạnh mẽ của nhà trường đối với sản xuất và đời sống, Bộ Giáo dục ban hành quy chế trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn để thay thế cho các bản quy chế tạm thời đã ban hành từ trước đến nay.

Chương 1:

MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG CỦA TRƯỜNG

Điều 1. Mục đích của trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn là: từng bước nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ, thanh niên và nhân dân lao động; làm cơ sở cho việc học tập chính trị, khoa học kỹ thuật có kết quả để phục vụ trực tiếp công tác, sản xuất, chiến đấu tốt hơn.

Điều 2. Đối tượng của trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn bao gồm cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp và học sinh phổ thông đã trở về tham gia sản xuất có nhu cầu học tập.

Nhà trường cần đặc biệt coi trọng tổ chức học tập cho những cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, cán bộ trẻ, cán bộ nữ và thanh niên, chú trọng đảng viên trẻ, đoàn viên thanh niên lao động, thanh niên tích cực.

Chương 2:

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Điều 3. Các trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn đều dạy theo chương trình và sách giáo khoa bổ túc văn hoá do Bộ Giáo dục quy định; không được tuỳ tiện thay đổi. Đối với đối tượng trẻ có yêu cầu đào tạo thì học chương trình có hệ thống; đối với cán bộ, đảng viên và xã viên trên dưới 40 tuổi, khả năng tiếp thu văn hoá, khoa học kỹ thuật có khó khăn thì học chương trình hệ bồi dưỡng.

Để kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị, sản xuất, chiến đấu và có đời sống của từng địa phương, mỗi địa phương có thể bổ sung một số bài cần thiết theo quy định trong chương trình. Các bài bổ sung phải được Sở, Ty giáo dục đồng ý.

Chương 3:

TỔ CHỨC TRƯỜNG LỚP VÀ CHẾ ĐỘ HỌC TẬP

Điều 4. Trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn tổ chức theo đơn vị xã và do Uỷ ban hành chính xã quản lý. Việc thành lập trường phải do Uỷ ban hành chính huyện cho phép và ra quyết định công nhận đối với trường cấp I, II; Uỷ ban hành chính tỉnh cho phép và ra quyết định thành lập đối với trường cấp III. Phòng giáo dục huyện và Sở, Ty giáo dục giúp uỷ ban hành chính xét duyệt và hướng dẫn về quy chế tổ chức, hoạt động chuyên môn.

Nhà trường phải được Đảng uỷ, uỷ ban hành chính xã, Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh và các cơ quan, đoàn thể khác ở trong xã quan tâm xây dựng về mọi mặt tư tưởng chính trị, tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, v. v... như đối với các ngành khác ở trong xã.

Đối với trường bổ túc văn hoá cấp III tại chức nông thôn mở cho một số xã gần nhau thì những xã có học viên đi học đều có trách nhiệm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức trường lớp và giới thiệu học viên. Trường đặt ở xã nào thì xã đó có trách nhiệm giúp đỡ trường về mọi mặt.

Điều 5. Những tiêu chuẩn để công nhận là một trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn:

[...]