Thông tư 6-TC/TCT năm 1992 hướng dẫn thu khoản điều tiết thu nhập bổ sung của cán bộ công nhân viên Việt Nam làm việc tại các tổ chức Quốc tế và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 6-TC/TCT |
Ngày ban hành | 26/03/1992 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/1992 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Phan Văn Dĩnh |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Lao động - Tiền lương |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6-TC/TCT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 1992 |
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định số
119-HĐBT ngày 17-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh thuế thu nhập.
Căn cứ vào các Thông báo: Số 2237 PPLT ngày 10-7-1991 của Văn phòng Hội đồng Bộ
trưởng, Thông báo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng "v/v quy định mức
điều tiết thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập sau
khi dã nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao", thông báo số
4139-KTĐN ngày 25-11-1191 "Về một số việc liên quan đến các tổ chức Quốc tế";
Thông báo số 374-PPLT ngày 11-2-1992 v/v điều tiết thu nhập bổ sung;
Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; Bộ Tài
chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thu khoán điều tiết thu nhập bổ sung đối
với cán bộ công nhân viên Việt Nam làm việc tại các tổ chức Quốc tế, các cơ
quan nước ngoài tại Việt Nam như sau:
I. ĐỐI TƯƠNG VÀ THU NHẬP CHỊU ĐIỀU TIẾT THU NHẬP BỔ SUNG
1. Đối tượng được miễn nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung:
Các viên chức của Liên hiệp Quốc là người Việt Nam được Tổng thư ký Liên hợp quốc Thông báo cho chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được miễn trừ thuế thu nhập và khoản điều tiết thu nhập bổ sung như đã quy định tại tiết 17 tiết 18 Điều 5 "Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hiệp quốc", và các Hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các cơ quan tổ chức thuộc Liên hiệp quốc.
2. Đối tượng nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt trong biên chế Nhà nước, hợp đồng, tạm tuyển, lao động tự do... làm việc trong các tổ chức Quốc tế, cơ quan nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam không thuộc đối tượng miễn trừ tại Điểm 1, có thu nhập chịu điều tiết bổ sung đều phải nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung vào Ngân sách Nhà nước.
3. Thu nhập chịu điều tiết bổ sung:
Thu nhập để tính điều tiết thu nhập bổ sung là thu nhập thực tế chịu thuế thu nhập trừ (-) tiền thuế thu nhập và tiền bảo hiểm xã hội 10% (bảo hiểm tuổi già).
- Thuế thu nhập được tính theo Phép lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện.
- Tiền bảo hiểm xã hội tính 10% trên tiền công, tiền lương do cơ quan nước ngoài chi trả theo quy định tại Nghị số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Khoản điều tiết thu nhập bổ sung được tính bằng đồng Việt Nam và được quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ gía mua do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm chi trả thu nhập.
II- MỤC ĐIỀU TIẾT THU NHẬP BỔ SUNG
Khoản điều tiết thu nhập bổ sung được tính thống nhất 30% trên số thu nhập chịu điều tiết; cụ thể:
Thu nhập chịu điều tiết bổ sung |
= |
Thu nhập do cơ quan nước ngoài chi trả |
- |
Thuế thu nhập |
- |
Bảo hiểm xã hội |
Số tiền điều tiếp bổ sung |
= |
Thu nhập chịu điều tiếp bổ sung |
x |
30% |
Ngoài khoản thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội và khoản điều tiết thu nhập bổ sung quy định nêu trên; nghiêm cấm các ngành, các cấp, các địa phương điều tiết thêm thu nhập của người lao động dưới bất cứ hình thức nào.
III - TỔ CHỨC, KÊ KHAI NỘP ĐIỀU TIẾT THU NHẬP BỔ SUNG VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Tổ chức thu nộp:
Việc tổ chức thu nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung, được áp dụng như thu nộp thuế thu nhập.
Các cục thuế tỉnh, thành phố được phép uỷ quyền cho các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế, hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, cơ quan cử, tuyển chọn người làm việc... khấu trừ tiền thuế thu nhập, tiền điều tiết thu nhập bổ sung để nộp vào NSNN.
Các tổ chức, cá nhân được uỷ quyền và các đối tượng nộp thuế thu nhập có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, thu nộp thuế thu nhập, khoản điều điều tiết thu nhập bổ sung vào NSNN theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Thuế thu nhập, khoản điều tiết thu nhập được nộp bằng tiền Việt Nam hay bằng ngoại tệ do cơ quan nước ngoài chi trả.
Các tổ chức, cá nhân được uỷ quyền thu được hưởng khoản thù lao 05% (năm phần ngàn) trên số thuế thu nhập và khoản điều tiết thu nhập bổ sung đã khấu trừ của người lao động.
Tiền thù lao được sử dụng chi cho các chi phí về giấy tờ phục vụ cho công tác tổ chức thu và bồi dưỡng thù lao cho tổ chức, cá nhân được uỷ quyền thu.
2. Kê khai nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung: