BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
50-TC/CĐKT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1990
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 50-TC/CĐKT NGÀY 20-10-1990 HƯỚNG DẪN KẾ
TOÁN THUẾ DOANH THU, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, THUẾ LỢI TỨC VÀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC
Ở CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH
Thi hành các Nghị định số
351/HĐBT, 352/HĐBT và 353/HĐBT ngày 02/10/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chi tiết thi hành các Luật thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức
và Pháp lệnh thuế tài nguyên của Hội đồng Nhà nước... Bộ Tài chính hướng dẫn hạch
toán kế toán các khoản thu nộp nói trên ở các đơn vị kinh doanh như sau:
I- TÀI KHOẢN
SỬ DỤNG
1. Theo quy định của hệ thống
tài khoản kế toán thống nhất hiện hành, kế toán sử dụng TK64 "Thanh toán với
ngân sách" để phản ảnh tập trung tình hình tính, trích và nộp các khoản
thuế, các khoản thanh toán khác với ngân sách Nhà nước. Tài khoản 64
"Thanh toán với ngân sách" nay quy định cụ thể gồm các tiểu khoản
sau:
- Tiểu khoản 641 "Thuế
doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt", phản ánh tình hình nộp thuế doanh
thu và thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách Nhà nước. Đối với đơn vị đồng thời
phải nộp cả hai loại thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt thì trên TK641 phải
ghi chi tiết để theo dõi riêng tình hình nộp từng loại thuế;
- Tiểu khoản 642 "Thuế lợi
tức", phản ánh tình hình nộp thuế lợi tức cho ngân sách Nhà nước;
- Tiểu khoản 643 "Thu trên
vốn", phản ánh tình hình nộp các khoản thu trên vốn cho ngân sách Nhà nước;
- Tiểu khoản 644 "Thuế nhà,
đất", phản ánh tình hình nộp các khoản thuế nhà, đất;
- Tiểu khoản 645 "Thuế thu
nhập", phản ánh tình hình nộp các khoản thuế thu nhập;
- Tiểu khoản 646 "Thuế
khác", phản ánh tình hình nộp các khoản thuế khác không ghi vào các tiểu
khoản trên như: Thuế tài nguyên, thuế xuất, nhập khẩu... Tiểu khoản này được mở
chi tiết theo từng loại thuế;
- Tiểu khoản 647 - Khấu hao cơ bản;
- Tiểu khoản 648 - Trợ giá;
- Tiểu khoản 649 - Thanh toán
khác.
Trên báo cáo kết quả kinh doanh
của các đơn vị, phần "Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước", các
khoản thuế được ghi theo thứ tự các tiểu khoản tiết khoản nói ở trên.
2. Để phù hợp với chế độ thuế mới,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế và kiểm tra thuế, nay sửa đổi phương
pháp hạch toán một số nghiệp vụ sau:
- Hạch toán nhượng bán tài sản cố
định (TSCĐ):
+ Khi thu tiền nhượng bán TSCĐ,
kế toán ghi:
Nợ TK 50 - Tiền mặt
Nợ TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 61 - Thanh toán với người
mua
Có TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(402)
+ Giá trị còn lại của TSCĐ (phần
chưa trích khấu hao hết) là giá vốn của TSCĐ nhượng bán, ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(402)
Có TK 82 - Nguồn vốn XDCB (822).
+ Thuế doanh thu trên giá bán
TSCĐ phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 40 -Tiêu thụ và kết quả
(402)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
+ Nếu có chi phí nhượng bán, thì
phần chi phí đó được tính vào giá vốn TSCĐ nhượng bán, ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(402)
Có TK 50 - Tiền mặt
Có TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
...
+ Chênh lệch giữa giá bán với
giá vốn TSCĐ và thuế doanh thu nhượng bán TSCĐ (nếu có) là lợi tức chịu thuế,
ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(402)
Có TK 70 - Thu nhập (702)
Nếu lỗ ghi ngược lại.
Ngoài ra, kế toán phải ghi bút
toán xoá sổ TSCĐ như quy định trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất.
- Hạch toán thanh lý TSCĐ
+ Khoản giá trị thu hồi do thanh
lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 21 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 50 - Tiền mặt
Nợ TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(405).
+ Giá trị còn lại của TSCĐ (phần
chưa trích khấu hao hết) được coi là thiệt hại do thanh lý TSCĐ trước thời hạn,
kế toán ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(405)
Có TK 82 - Nguồn vốn XDCB (822)
+ Các chi phí thanh lý TSCĐ, kế
toán ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(405)
Có TK 50 - Tiền mặt
Có TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 31 - Sản xuất, kinh doanh
phụ
Chênh lệch giữa giá trị thu và
chi về thanh lý TSCĐ là lợi tức thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(405)
Có TK 70 - Thu nhập (705)
Nếu lỗ ghi ngược lại.
Ngoài ra, kế toán ghi bút toán
xoá sổ TSCĐ như đã quy định trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất.
- Hạch toán lãi tiền vay:
Toàn bộ số tiền lãi phải trả về
các khoản vay Ngân hàng và vay các đối tượng khác (trừ phần nợ vay quá hạn) đều
được hạch toán vào chi phí quản lý xí nghiệp.
Nợ TK 33 - Chi phí quản lý xí
nghiệp
Có TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 50 - Tiền mặt
Đối với các đơn vị kinh doanh
trong lĩnh vực lưu thông (thương nghiệp, vật tư) lãi tiền vay vẫn hạch toán vào
chi phí lưu thông như quy định hiện hành.
II- PHƯƠNG
PHÁP HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THUẾ
1. Phương pháp hạch toán thuế
doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế doanh thu:
Số thuế doanh thu phải nộp =
Doanh thu tính thuế x Thuế suất
Doanh thu tính thuế là toàn bộ số
tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ của khối lượng hàng
hoá, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ nộp thuế. Thời điểm được xác
định tiêu thụ làm căn cứ tính doanh thu chịu thuế là thời điểm người mua hàng,
người thuê gia công hoặc người cung ứng dịch vụ nhận trả tiền, không phân biệt
người bán đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo Thông tư số 45-TC/TCT
ngày 4/10/1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế doanh thu.
Đối với doanh thu bằng ngoại tệ:
phải được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỉ giá sau:
Đối với đơn vị hoạt động theo cơ
chế tự cân đối ngoại tệ, thì tỉ giá quy đổi là tỉ giá mua vào do Ngân hàng Nhà
nước công bố tại thời điểm tính doanh thu. Đối với ngoại tệ không tự do chuyển
đổi, Ngân hàng không công bố tỉ giá thì tỉ giá quy đổi là tỉ giá thị trường mà
đơn vị có thể bán được tại thời điểm tính doanh thu.
Đối với đơn vị kinh doanh xuất
khẩu theo Nghị định thư thì tỉ giá quy đổi là tỉ giá hình thành cho từng ngành
hàng, nhóm hàng đã được Nhà nước chấp thuận thanh toán cho đơn vị.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế
tiêu thụ đặc biệt phải nộp
|
=
|
Doanh
thu tính thuế
|
x
|
Thuế
suất
|
-
|
Thuế
tiêu thụ đặc biệt đã nộp cho phần nguyên liệu của hàng đã tiêu thụ
|
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính
trên từng mặt hàng chịu thuế khi mặt hàng đó được xác định là tiêu thụ. Thời điểm
được xác định là tiêu thụ đối với hàng hoá phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,
quy định như thời điểm xác định là tiêu thụ đối với sản phẩm, hàng hoá chịu thuế
doanh thu.
Về hạch toán: Tất cả doanh thu
chịu thuế đều được phản ánh bên Có tiểu khoản 401 "Hoạt động sản xuất,
kinh doanh chính" và tiểu khoản 402 "Hoạt động sản xuất, kinh doanh
phụ".
- Khi xác định số thuế doanh thu
hoặc số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(401, 402) Có TK 64 - Thanh toán với ngân sách (641)
- Khi nộp thuế doanh thu hoặc
thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
Có TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 50 - Tiền mặt
...
Cơ sở kinh doanh nhận bán hàng
ký gửi phải nộp các loại thuế quy định chung. Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận
bán hàng ký gửi cho các cơ sở kinh doanh buôn chuyến, thì ngoài thuế doanh thu
đơn vị phải nộp (tính trên số tiền hoa hồng được hưởng) còn phải khấu trừ 4%
trên doanh thu của cơ sở kinh doanh buôn chuyến có hàng ký gửi để nộp cho cơ
quan thuế (1% về thuế doanh thu; 3% về thuế lợi tức". Cơ sở nhận bán hàng
ký gửi được hưởng khoản thù lao là 3% tính trên số thuế khấu trừ đã nộp cho cơ
quan thuế:
+ Cơ sở kinh doanh buôn chuyến
có hàng ký gửi khi nhận được thông báo về số thuế cơ sở nhận bán hàng ký gửi đã
nộp hộ thì ghi sổ số thuế doanh thu và thuế lợi tức phải nộp như những quy định
tại Thông tư này;
+ Cơ sở nhận bán hàng ký gửi,
khi nộp hộ thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 62 - Các khoản phải thu,
phải trả (622)
Có TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 50 - Tiền mặt
...
+ Khi nhận được tiền thù lao 3%
trên số thuế nộp hộ của cơ quan thuế trả cho cơ sở bán hàng ký gửi, đơn vị bán
hàng ký gửi ghi tăng lợi tức:
Nợ TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 50 - Tiền mặt
Có TK 70 - Thu nhập (705)
- Trường hợp đơn vị được xét miễn,
giảm thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số thuế đã nộp.
+ Nếu thuộc số thuế của năm trước,
thì khoản thuế được trả coi như thu nhập khác của năm nay, kế toán ghi:
Nợ TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 70 - Thu nhập (705)
+ Nếu thuộc số thuế năm nay:
Trường hợp chưa nộp, kế toán ghi
bằng bút toán "đỏ"
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(401,402)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
Trường hợp đã nộp, ngoài bút
toán trên kế toán phản ánh số tiền trả lại đã nhận được.
Nợ TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
Đồng thời xoá hư số trên TK 64
(641) về số thuế được trả lại để phản ánh chính xác số thuế phải nộp và đã nộp
của đơn vị, kế toán ghi bằng bút toán "đỏ".
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
- Trường hợp đơn vị bị truy thu
thuế:
+ Nếu thuộc số thuế phải nộp năm
trước, coi như một khoản lỗ của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 70 - Thu nhập (705)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
+ Nếu thuộc số thuế phải nộp năm
nay, kế toán ghi bổ sung thuế phải nộp:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(401,402)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (641)
2. Phương pháp hạch toán thuế lợi
tức:
Thuế
lợi tức phải nộp (năm)
|
-
|
Tổng
số lợi tức chịu thuế cả năm
|
x
|
Thuế
suất
|
Hoặc:
Thuế
lợi tức phải nộp 1 năm
|
=
|
Doanh
thu
|
-
|
Chi
phí hợp lý hợp lệ
|
+
|
Lợi
tức khác
|
x
|
Thuế
suất
|
Khi
tính lợi tức chịu thuế cần chú ý là có một số khoản chi phí, thiệt hại theo chế
độ quy định không được tính trừ vào lợi tức chịu thuế. Vì vậy, cuối năm để xác
định đúng đắn lợi tức chịu thuế, kế toán phải căn cứ vào tổng số dư Có tài khoản
70 - "Thu nhập" và cộng thêm các khoản chi không được trừ vào lợi tức
chịu thuế gồm:
+ Các khoản tiền bị phạt, tiền bồi
thường, khi phát sinh đã hạch toán bên Nợ TK 404 - "Nghiệp vụ tài
chính" cuối kỳ được kết chuyển sang bên Nợ TK 704 - "Thu nhập của
nghiệp vụ tài chính".
+ Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng
bán TSCĐ, cuối kỳ được phản ánh ở bên Nợ TK 705 - "Thu nhập khác" và
Nợ TK 720 - "Thu nhập của hoạt động phụ".
+ Các khoản chi phí nguyên vật
liệu, thiệt hại sản phẩm hỏng, các khoản vật tư hao hụt, mất mát vượt quá định
mức cho phép, phải chịu trừ vào lợi tức để lại xí nghiệp sau khi tính thuế lợi
tức (không kể phần cá nhân phải bồi thường) đã kết chuyển vào bên Nợ TK 70 -
"Thu nhập".
+ Các khoản thiệt hại ngừng sản
xuất, ngoài kế hoạch do chủ quan xí nghiệp gây ra phải trừ vào lợi tức để lại
xí nghiệp, cuối kỳ được phản ánh ở bên Nợ TK 705 - "Thu nhập khác".
+ Số khấu hao cơ bản của những
TSCĐ đã khấu hao cơ bản hết vẫn còn sử dụng đã được hạch toán vào giá thành sản
phẩm và phí lưu thông.
- Hàng tháng, khi tạm nộp thuế lợi
tức, kế toán ghi:
Nợ TK 71 - Phân phối thu nhập
(711)
Có TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
- Khi báo cáo quyết toán năm được
duyệt, xác định tổng số thuế lợi tức phải nộp trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK 70 - Thu nhập
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (642)
- Thanh toán số đã nộp:
+ Nếu số thuế lợi tức đã nộp nhỏ
hơn số phải nộp, kế toán ghi sổ đã nộp:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (642)
Có TK 71 - Phân phối thu nhập
(711)
Khi nộp tiếp số còn thiếu, ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (642)
Có TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
+ Nếu số thuế lợi tức đã nộp lớn
hơn số phải nộp, kế toán chỉ kết chuyển đúng bằng số phải nộp
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (642)
Có TK 71 - Phân phối thu nhập
(711)
Số nộp thừa được chuyển sang làm
số thuế lợi tức nộp năm sau cho ngân sách:
Nợ 711 - Năm nay
Có 711 - Năm trước
Nếu số nộp thừa, cơ quan thuế
hoàn trả cho xí nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
Nợ TK 50 - Tiền mặt
Có TK 71 - Phân phối thu nhập
Trường hợp đơn vị được miễn giảm
thuế lợi tức đã nộp, thì kế toán chỉ cần theo dõi chi tiết số thuế lợi tức được
miễn, giảm này coi như số thuế lợi tức nộp trước chu kỳ sau.
Trường hợp đơn vị bị truy thu
thuế lợi tức, nếu thuộc lợi tức tính thuế năm nay thì ghi bổ sung, nếu thuộc lợi
tức tính thuế năm trước thì cộng thêm vào số thuế lợi tức phải nộp năm nay như
một khoản lỗ khác của đơn vị, khi phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 70 - Thu nhập (705)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (642)
3. Phương pháp hạch toán thuế
tài nguyên:
Thuế tài nguyên phải nộp = Sản
lượng khai thác x Giá tính thuế x Thuế suất
Khi khai thác được tài nguyên,
xí nghiệp phải nộp thuế không kể tài nguyên khai thác đã bán được hay còn tồn
kho.
Số thuế tài nguyên phải nộp được
tính vào giá thành sản phẩm khai thác:
- Khi tính thuế tài nguyên, kế
toán ghi:
Nợ TK 30 - Sản xuất, kinh doanh
chính (chi tiết theo sản phẩm)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646)
- Khi nộp thuế tài nguyên, kế
toán ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646)
Có TK 50 - Tiền mặt
Có TK 51 - Tiền gửi Ngân hàng
...
Trường hợp đơn vị được miễn thu
hoặc giảm thu đối với số thuế tài nguyên đã nộp, nếu thuộc kỳ tính giá thành
thì ghi giảm giá thành; nếu thuộc kỳ tính giá thành trước thì coi như khoản lợi
tức khác của kỳ này.
4. Phương pháp hạch toán thuế xuất,
nhập khẩu.
4.1. Phương pháp hạch toán thuế
xuất khẩu do đơn vị trực tiếp xuất khẩu.
- Khi xác định thuế xuất khẩu phải
nộp cho số hàng xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(401,402)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế xuất khẩu)
- Khi nộp thuế xuất khẩu, kế
toán ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế xuất khẩu)
Có TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 50 - Tiền mặt
...
Trường hợp đơn vị được miễn giảm
số thuế đã nộp hay bị truy thu thuế xuất khẩu được hạch toán giống như đối với
thuế doanh thu.
4.2. Phương pháp hạch toán thuế
nhập khẩu do đơn vị trực tiếp nhập khẩu.
Các xí nghiệp nhập khẩu sử dụng
TK 20 - "Mua hàng" để phản ánh toàn bộ doanh số mua hàng nhập khẩu.
- Khi hàng về đến cửa khẩu, hải
quan tính thuế hàng nhập khẩu phải nộp, kế toán tính vào giá vốn hàng mua ghi:
Nợ TK 20 - Mua hàng
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế nhập khẩu)
- Khi nộp thuế nhập khẩu, kế
toán ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
...
- Khi hàng về nhập kho xí nghiệp,
kế toán ghi theo giá thực tế hàng mua cộng (+) thuế nhập khẩu.
Nợ TK 23 - Hàng hoá
Nợ TK 21 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 20 - Mua hàng
- Trường hợp được hoàn trả lại số
thuế đã nộp, khi nhập được thông báo về số thuế được trả lại:
+ Nếu hàng hoá còn tồn kho, kế
toán ghi bút toán "đỏ":
Nợ TK 20 - Mua hàng
hoặc Nợ TK 23 - Hàng hoá
Nợ TK 21 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế nhập khẩu)
+ Trường hợp hàng đã tiêu thụ, kế
toán ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 70 - Thu nhập (705)
- Khi nhận được số tiền thuế
hoàn lại, kế toán ghi:
Nợ TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 90 - Vay ngắn hạn ngân
hàng
...
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế xuất, nhập khẩu)
4.3. Phương pháp hạch toán thuế
hàng xuất, nhập khẩu uỷ thác
Đơn vị nhận uỷ thác có nhiệm vụ
nộp thuế hộ đơn vị uỷ thác.
a) Đơn vị uỷ thác:
- Khi gửi tiền cho đơn vị nhận uỷ
thác nộp hộ thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 62 - Các khoản phải thu,
phải trả (622)
Có TK 50 - Tiền mặt
Có TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 90 - Vay ngắn hạn ngân
hàng
- Khi nhận được bản thanh toán của
đơn vị nhận uỷ thác về số thuế đã nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 40 - Tiêu thụ và kết quả
(401,402) đối với hàng xuất khẩu
hoặc Nợ TK 20 - Mua hàng
hoặc Nợ TK 23 - Hàng hoá
(đối với hàng nhập khẩu)
Có TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế xuất, nhập khẩu)
- Đồng thời kết chuyển số thuế
đã nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 64 - Thanh toán với ngân
sách (646 - chi tiết thuế xuất, nhập khẩu)
Có TK 62 - Các khoản phải thu,
phải trả (622)
b) Đơn vị nhận uỷ thác:
- Khi nhận được tiền của đơn vị
uỷ thác gửi đến, kế toán ghi:
Nợ TK 50 - Tiền mặt
Nợ TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 62 - Các khoản phải thu,
phải trả (622)
- Khi nộp thuế hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 62 - Các khoản phải thu,
phải trả
Có TK 50 - Tiền mặt
Có TK 51 - Tiền gửi ngân hàng
...
5. Phương pháp hạch toán các khoản
thuế khác (thuế nhà đất, thuế thu nhập, thu trên vốn...) sẽ được hướng dẫn cụ
thể khi Nhà nước chính thức ban hành các loại thuế đó.
Bản hướng dẫn phương pháp hạch
toán kế toán các khoản thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức,
thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị
kinh doanh thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước kể từ
01/10/1990.
Căn cứ vào hướng dẫn trên, các Bộ,
các ngành và địa phương phổ biến hướng dẫn các đơn vị thuộc diện quản lý để thi
hành thống nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh
về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.