Thông tư 48/2021/TT-BTC hướng dẫn biểu mẫu báo cáo giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 48/2021/TT-BTC
Ngày ban hành 28/06/2021
Ngày có hiệu lực 15/08/2021
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Xuân Hà
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2021

 

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại;

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

2. Đối tượng áp dụng:

Chủ dự án/Ban Quản lý dự án, cơ quan chủ quản.

3. Thông tư này không áp dụng đối với:

a) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nhận vay lại thực hiện quy định về chế độ báo cáo giải ngân theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại.

b) Khoản viện trợ độc lập thực hiện quy định về chế độ báo cáo giải ngân theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về viện trợ không hoàn lại.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện chế độ báo cáo

1. Các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn nước ngoài trên cơ sở kế hoạch vốn nước ngoài được phân bổ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn.

2. Các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn nước ngoài phải đảm bảo đầy đủ nội dung, chính xác, trung thực, đúng thời hạn quy định tại Thông tư này. Nội dung báo cáo cần thuyết minh rõ các tồn tại, khó khăn, vướng mắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giao kế hoạch, giải ngân vốn nước ngoài; đề xuất các biện pháp tháo gỡ có liên quan đến công tác quản lý, giải ngân vốn nước ngoài; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Danh mục dự án, số vốn bố trí bao gồm vốn cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, cho từng từng ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án, của từng Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, cơ quan trung ương) và địa phương đảm bảo đúng theo các quyết định giao kế hoạch vốn của cấp có thẩm quyền (bao gồm kế hoạch vốn trung hạn, kế hoạch vốn hằng năm, kế hoạch vốn bổ sung, kế hoạch vốn kéo dài/chuyển nguồn, kế hoạch vốn điều chỉnh).

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo, đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Báo cáo kế hoạch giải ngân thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch bổ sung, điều chỉnh (nếu có) nguồn vốn nước ngoài

1. Tên báo cáo: “Báo cáo kế hoạch giải ngân thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch bổ sung, điều chỉnh (nếu có) nguồn vốn nước ngoài.

2. Nội dung báo cáo:

Báo cáo kế hoạch giải ngân thực hiện theo từng chương trình/dự án nguồn vốn nước ngoài theo kế hoạch năm báo cáo và kế hoạch năm trước được phép kéo dài/chuyển nguồn và kế hoạch bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

3. Cơ quan thực hiện báo cáo

Các chủ dự án/Ban quản lý dự án.

4. Cơ quan nhận báo cáo:

[...]