Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 47-TT năm 1962 giải thích và hướng dẫn Thông tư 46-TT về cải tiến và sửa đổi chế độ công tác của giáo viên, Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục ban hành

Số hiệu 47-TT
Ngày ban hành 25/10/1962
Ngày có hiệu lực 09/11/1962
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Nguyễn Văn Huyên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47-TT

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH THÔNG TƯ SỐ 46-THỦ TƯỚNG  NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1962 CỦA BỘ VỀ CẢI TIẾN  VÀ SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN, HIỆU TRƯỞNG

Trong Thông tư số 46-TT ngày 24-10-1962 về cải tiến và sửa đổi chế độ công tác của giáo viên, Hiệu trưởng các trường, Bộ đã quy định rõ vị trí của nhà trường xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên và các chế độ công tác, sinh hoạt học tập.
Để thực hiện tốt các chế độ đã ban hành, Bộ giải quyết và hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể ở dưới đây:

Điều 1. – Nhiệm vụ của giáo viên:

Theo tinh thần Thông tư của Bộ thì giáo viên ngoài nhiệm vụ dạy ở các trường phổ thông còn có nhiệm vụ dạy Bổ túc văn hoá (hoặc hàm thụ).

Nhưng cần chú ý mấy điểm sau đây:

Đối với giáo viên cấp III phải sắp xếp thì giờ cho anh chị em có thể tự nghiên cứu bồi dưỡng thêm để dạy cấp III Phổ thông cho tốt, vì nói chung giáo viên cấp III hiện nay chưa đảm bảo chất lượng. Các lớp Bổ túc văn hoá cấp III cần quy định chặt chẽ hơn và nên mở có hạn, phục vụ đúng đối tượng, tránh tràn lan và không để cho giáo viên chạy theo các lớp mở không đúng kế hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng của phổ thông và Bổ túc văn hoá.

Đối với giáo viên cấp II thì giờ dành cho Bổ túc văn hoá có thể nhiều hơn vì hiện nay Bổ túc văn hoá cấp II là chính, nhưng cũng nhằm phục vụ trước hết những đối tượng chính.

Riêng về Khu, Sở, Ty để đảm bảo cho Hội đồng nhà trường làm đầy đủ nhiệm vụ đã đề ra, cần có kế hoạch đào tạo, chuẩn bị giáo viên cho đủ số lượng theo tỷ số của Bộ đã quy định.

Trong điều kiện chưa đủ giáo viên thì trong một chừng mực nhất định có thể bố trí cho giáo viên dạy thêm giờ, nhưng để đảm bảo chất lượng và giữ gìn sức khoẻ cho giáo viên, số giờ dạy thêm ngoại tiêu chuẩn quy định không được quá 6 giờ một tuần. Ví dụ: số giờ tối đa của một giáo viên cấp III phải là 16 giờ, nếu cần thiết phải dạy thêm thì chỉ dạy đến 22 giờ là tối đa, nếu là giáo viên cấp II thì chỉ dạy đến 24 giờ là tối đa.

Đối với giáo viên Văn, việc soạn chấm bài có phần vất vả hơn, cần nghiên cứu bố trí cho hợp lý, không nên để cho một giáo viên phụ trách đến ba lớp Văn. Nơi nào có thể sắp xếp được mà không tăng thêm số lượng giáo viên thì đối với giáo viên Văn dạy 2 lớp nên rút 2 giờ, dạy 3 giờ lớp (trường hợp thật cần thiết) nên rút 3 giờ. Nếu không rút giờ được thì miễn cho anh chị em một số công tác ngoại khoá.

Điều 2. – Chế độ sinh hoạt hội họp học tập:

Một điều quan trọng các cấp lãnh đạo giáo dục cũng như toàn thể giáo viên phải đặc biệt quan tâm là hợp lý hoá chế độ công tác sinh hoạt học tập. Bộ đã ra Quyết định số 847-QĐ ngày 06-12-1961 quy định các chế độ này nhưng đến nay các địa phương chưa nghiêm chỉnh thực hiện.

Trong Thông tư quy định chế độ công tác lần này, Bộ ghi lại, và có sửa đổi cho hợp lý hơn, phân biệt nhiệm vụ giảng dạy Bổ túc văn hoá của giáo viên và thì giờ dành cho giáo viên tự bồi dưỡng về văn hoá.

Bộ đề nghị các cấp lãnh đạo giáo dục hướng dẫn thực hiện cho tốt và Bộ cũng đề ra cho toàn thể anh chị em giáo viên nhiệm vụ phấn đấu thực hiện tốt chế độ công tác, sinh hoạt học tập.

Bộ giải thích thêm các điểm dưới đây:

a) Gọi công tác làm thêm trong giờ chính quyền là những công tác mà chính quyền quy định, khối lượng cộng lại đủ 48 giờ, tương đương với khối lượng công tác mà cán bộ chính quyền các ngành các cấp phải làm, những giờ làm những việc này không nhất thiết phải ăn khớp với giờ hành chính.

Ví dụ: Giờ dạy hàm thụ, dạy Bổ túc văn hoá quy định vào giờ chính quyền nhưng nếu vì điều kiện học tập của học viên phải dạy vào buổi tối thì những giờ dạy hàm thụ hay Bổ túc văn hoá buổi tối mà nhà trường đã phân công cho giáo viên được tính vào trong giờ chính quyền.

Nhưng tốt hơn là nhà trường nên sắp xếp làm thế nào để cho những công tác quy định làm trong giờ chính quyền được tiến hành ban ngày. Những buổi tối nên dành cho sinh hoạt Đảng, Đoàn thể hành dành cho giáo viên tự học.

b) Những sinh hoạt không cần thiết thì nên tránh. Những điều gì có thể phổ biến sau hay trước những giờ dạy thì nên tranh thủ phổ biến.

Những điều gì giáo viên có thể nghiên cứu, trong báo chí thì nên hướng dẫn cho anh chị em nghiên cứu, không nhất thiết mọi việc đều phải họp, mất nhiều thì giờ ảnh hưởng đến công tác chính.

Mỗi lần họp cần chuẩn bị kỹ, nên họp nhanh gọn, có chất lượng, tránh kéo dài.

Điều 3. Chế độ lên lớp của giáo viên

Về căn bản số giờ lên lớp theo quy định trước không thay đổi nhưng trong số giờ lên lớp theo quy định mới, nếu số giờ dạy ở phổ thông chưa đủ tiêu chuẩn phải bố trí dạy Bổ túc văn hoá cho đủ tiêu chuẩn. Ngoài số giờ tiêu chuẩn mới được tính phụ cấp.

Dạy ở cấp I ngoài phụ trách một lớp có nhiệm vụ dạy thêm 2 giờ Bổ túc văn hoá nữa.

Dạy ở cấp II, III có thể do bố trí chương trình, một số giáo viên dạy số giờ ít hơn giáo viên khác thì có thể dạy thêm Bổ túc văn hoá nhiều hơn cho đủ tiêu chuẩn.

Ví dụ: một giáo viên dạy 2 lớp Văn, 8 và 9 mỗi tuần là 10 giờ. Nơi nào giáo viên chưa bố trí đủ số giờ tối đa thì giáo viên dạy 2 lớp Văn được rút bớt 2 giờ. Giáo viên này chỉ nên phân công dạy thêm 4 giờ Bổ túc văn hoá (hoặc hàm thụ) là nhiều.

- Những giáo viên dạy môn ngoại ngữ cấp III nếu chỉ dạy học sinh mới bắt đầu học ngoại ngữ từ năm thứ 1, 2, 3 thì cũng hưởng theo tiêu chuẩn giờ dạy tối đa của giáo viên cấp II nghĩa là 18 giờ một tuần. Phụ cấp dạy thêm giờ hưởng theo tiêu chuẩn của cấp II nếu phải dạy quá 18 giờ một tuần.

[...]