THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 45-TC/TCĐN NGÀY 9 THÁNG 7 NĂM 1997 HƯỚNG
DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TÀI TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ PHÁP NĂM 1996
Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ ban hành Qui
chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định 20/CP ngày 15/3/1994 của
Chính phủ ban hành Qui chế Quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của
Chính phủ ban hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18-TC/TCĐN ngày
5/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài
của Chính phủ;
Căn cứ Công văn 1909/QHQT ngày 21/4/1997 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối
với các dự án sử dụng vốn tài trợ của Chính phủ Pháp thuộc Nghị định thư năm
1996.
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng vốn tài trợ theo Nghị định
thư tài chính năm 1996 ký ngày 5/12/1996 giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính
phủ CHXHCN Việt Nam như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Nguồn tài trợ theo Nghị định
thư năm 1996 của Chính phủ Pháp cho Chính phủ Việt Nam (bao gồm một khoản viện
trợ không hoàn lại, một khoản vay Kho bạc Pháp và một khoản vay tín dụng hỗ hợp)
là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, phải được phản ảnh qua Ngân sách Nhà nước
và quản lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Bộ Tài chính
có trách nhiệm cân đối vào Ngân sách Nhà nước và trả nợ cho Chính phủ Pháp khi
đến hạn (bao gồm cả gốc và lãi) đối với các khoản vay.
2. Căn cứ vào mục tiêu, tính chất
sử dụng vốn cũng như khả năng hoàn trả của từng loại dự án, trên cơ sở các điều
kiện ràng buộc của phía Pháp và phê chuẩn của Chính phủ Việt Nam hàng năm, các
dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ thuộc Nghị định thư 1996 được phân loại như
sau:
- Loại dự án được Ngân sách Nhà
nước cấp phát gồm các dự án theo danh mục tại Phụ lục I đính kèm.
- Loại dự án phải vay lại từ nguồn
vay Kho bạc Pháp và nguồn tín dụng hỗn hợp theo các điều kiện vay lại do Chính
phủ Việt Nam quy định theo danh mục cụ thể tại các Phụ lục II và III đính kèm.
3. Bộ Tài chính giao cho Tổng cục
Đầu tư Phát triển trực tiếp quản lý cấp phát vốn và cho vay lại đối với các dự
án thuộc các đối tượng được quy định tương ứng như trên. Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam thực hiện các giao dịch ngân hàng phục vụ cho các dự án sử
dụng vốn từ nguồn vay tín dụng hỗn hợp.
4. Các chủ dự án được sử dụng
nguồn vốn tài trợ (cả vốn viện trợ và vay nợ) có trách nhiệm lập kế hoạch rút vốn
và nhu cầu vốn đối ứng trong nước hàng năm cho từng dự án gửi cho Bộ Tài chính
(Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư Phát triển) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
để xét duyệt, phối hợp hướng dẫn và theo dõi thực hiện.
5. Đối với các dự án được sử dụng
vốn từ nguồn viện trợ không hoàn lại, chủ dự án có trách nhiệm sử dụng vốn đúng
mục đích và phù hợp với các điều kiện đã cam kết trong Hợp đồng thương mại.
Đối với các dự án thuộc đối tượng
phải vay lại, chủ dự án có trách nhiệm sử dụng và trả nợ vốn vay đúng với các
điều kiện đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng (Hợp đồng cho vay lại) ký với Bộ
Tài chính và các quy định về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ
theo các văn bản pháp quy đã tham chiếu ở trên.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trình tự và thủ tục rút vốn
vay nợ và viện trợ
a. Việc xây dựng, thẩm định và
phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi phải thực hiện theo đúng những quy định tại
Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ.
b. Trên cơ sở dự án đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các thủ tục đấu thầu
và ký kết Hợp đồng thương mại với các công ty của Pháp để mua hàng hoá và cung
cấp dịch vụ. Các hợp đồng thương mại phải được ký kết trước ngày 30/6/1998. Sau
đó chủ dự án hoàn tất các thủ tục phê duyệt Hợp đồng thương mại theo Quyết định
số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính
phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.
c. Các văn bản liên quan tới việc
phê duyệt dự án đầu tư, Hợp đồng thương mại đã được ký kết cùng văn bản phê duyệt
Hợp đồng thương mại cần gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối
ngoại, Tổng cục Đầu tư Phát triển) để thực hiện các thủ tục tiếp theo với phía
Pháp.
d. Căn cứ vào công văn đề nghị
rút vốn tài trợ để thực hiện các hợp đồng thương mại của chủ dự án cùng với
thông báo phê duyệt hợp đồng thương mại của Chính phủ Việt Nam do Bộ kế hoạch
và Đầu tư gửi Tham tán Thương mại bên cạnh Đại sứ Pháp tại Hà Nội, Bộ Tài chính
sẽ uỷ quyền cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm các thủ tục rút vốn
khoản vay ngân hàng tư nhân Pháp có bảo lãnh của COFACE cho dự án thuộc danh mục
III sử dụng vốn tài trợ hỗn hợp của Pháp.
e. Trên cơ sở Hợp đồng tín dụng đã
ký kết giữa Chủ dự án và Tổng cục Đầu tư phát triển, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính
đối ngoại) ký và đóng dấu văn bản hợp đồng thương mại gốc và các hoá đơn chứng
từ có liên quan để chuyển cho phía Pháp làm chứng từ thanh toán tiền cho Nhà
cung cấp Pháp, hoặc cho Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam đối với phần vay
Ngân hàng Pháp để thực hiện các thủ tục đối ngoại như đã quy định trong Thoả ước
mở tín dụng.
f. Trường hợp việc thực hiện dự
án không thể tiến hành hoặc thực hiện chậm trễ do chưa hoàn tất các thủ tục hồ
sơ, muốn rút hoặc chuyển đổi dự án vì bất kỳ lý do nào, chủ dự án phải có trách
nhiệm báo cáo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
2. Thực hiện việc cấp phát và
cho vay lại.
a. Đối với các dự án phải vay lại
vốn (Phụ lục II và III)
* Sau khi các cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt hợp đồng thương mại ký giữa chủ dự án (hoặc đơn vị được cơ quan
chủ quản dự án uỷ quyền nhập hàng) và công ty Pháp, chủ dự án phải tiến hành ký
Hợp đồng tín dụng với Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư Phát triển) về việc vay lại
nguồn vốn tài trợ từ Ngân sách Nhà nước. Hợp đồng tín dụng sẽ là cơ sở để chủ dự
án chính thức nhận nợ với Ngân sách Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ của mình
theo đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng này.
* Các điều kiện vay lại đối với
các dự án sử dụng nguồn vốn Kho bạc Pháp (Phụ lục II):
- Thời gian vay lại: 15 năm có 4
năm ân hạn
- Lãi suất vay lại: 2,5%/năm
- Đồng tiền cho vay: đồng Phrăng
Pháp
* Các điều kiện vay lại đối với
các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng hỗn hợp (Phụ lục III):
+ Nguồn kho bạc Pháp (chiếm
74,59% tổng số vốn vay của dự án):
- Thời gian vay lại: 15 năm có 4
năm ân hạn
- Lãi suất vay lại: 1%/năm
- Đồng tiền cho vay: đồng Phrăng
Pháp
+ Nguồn tín dụng tư nhân (chiếm
25,41% tổng số vốn vay của dự án):
- Thời gian vay lại: 10 năm
không có ân hạn
- Lãi suất vay lại: theo lãi suất
của Ngân hàng Pháp qui định và sẽ được cố định trong suốt thời gian vay.
- Đồng tiền cho vay: Đồng Phrăng
Pháp.
* Các khoản phí: Ngoài lãi suất
vay lại nói trên, các chủ dự án phải chịu các khoản phí sau:
Phí ngoài nước:
Đối với các dự án vay lại từ nguồn
tín dụng hỗn hợp nêu tại Phụ lục III (gồm một phần vay kho bạc Pháp và một phần
vay tín dụng tư nhân), các chủ dự án phải chịu những khoản phí sau:
+ Phí cam kết: 0,5%/năm trên số
vốn chưa rút của nguồn tín dụng tư nhân.
+ Phí quản lý của Ngân hàng
Pháp: 0,8% trả một lần trên tổng số vốn vay từ nguồn tín dụng tư nhân.
+ Phí bảo hiểm tín dụng của
COFACE: trả theo tỷ lệ phí do Pháp thông báo tính trên số tiền vay từ nguồn tín
dụng tư nhân.
+ Phí khác do ngân hàng nước
ngoài thu trong quá trình rút vốn (nếu có).
Phí trong nước: Phí dịch vụ cho
vay vốn tín dụng nhà nước 0,5%/năm trên số dư nợ do Tổng cục Đầu tư Phát triển
thu và phí giao dịch đối ngoại do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thu.
Cách thanh toán các khoản phí:
Phí giao dịch đối ngoại của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ do Ngân hàng thu trực tiếp từ chủ dự án
cho từng lần giao dịch theo biểu phí quy định của Ngân hàng.
Tổng cục Đầu tư Phát triển trực tiếp
thu:
+ Phí trong nước theo mức
0,5%/năm từ chủ dự án cùng với lịch thu hồi gốc và lãi.
+ Phí ngoài nước gồm phí cam kết,
phí quản lý và các khoản phí khác (nếu có) nói trên từ chủ dự án khi nhận được
thông báo của Ngân hàng Đầu tư Phát triển để Ngân sách Nhà nước có nguồn trả
cho phía Pháp khi đến hạn. Riêng phí bảo hiểm tín dụng sẽ được Pháp tài trợ bổ
sung và được cộng vào tổng số vốn vay mà chủ dự án được tài trợ để nhận nợ với
Tổng cục Đầu tư Phát triển.
* Tổng cục Đầu tư Phát triển
thông báo lịch trả nợ Ngân sách Nhà nước cho chủ dự án. Chủ dự án có trách nhiệm
hoàn trả gốc, lãi và phí đến hạn theo thông báo trên. Các chủ dự án có thể trả
nợ trước hạn cho Ngân sách Nhà nước.
* Trường hợp chủ dự án không trả
nợ đúng hạn cho Bộ Tài chính với bất kỳ lý do nào, chủ dự án sẽ chịu lãi phạt
chậm trả theo đúng như lãi phạt của Pháp đã quy định trong Thoả ước áp dụng (đối
với khoản vay Kho bạc Pháp lãi phạt là 2,5%/năm, đối với khoản vay tín dụng tư
nhân là PIBOR + 2,5%/năm).
b. Đối với các dự án được Ngân sách
cấp phát vốn (Phụ lục I)
* Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư
Phát triển) thực hiện việc cấp phát cho các dự án ghi tại Phụ lục I đính kèm
theo chế độ hiện hành về cấp phát và quản lý vốn xây dựng cơ bản từ Ngân sách
Nhà nước.
* Đối với các dự án thuộc diện
Ngân sách Nhà nước cấp phát, các khoản chi phí ngoài nước và phí giao dịch đối
ngoại do Ngân sách Nhà nước thanh toán. Ngân hàng Đầu tư Phát triển có trách
nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu
tư Phát triển) về các khoản phí phải trả nói trên.
* Đối với các dự án được cấp
phát từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Kho bạc Pháp khi sử dụng nguồn này đều
phải làm giấy xác nhận viện trợ. Các chủ dự án khi có giấy báo nhận hàng viện
trợ phải tới Bộ Tài chính làm thủ tục xác nhận viện trợ. Trường hợp phía nước
ngoài đặt mua hàng trong nước thì chủ dự án làm thủ tục xác nhận viện trợ chậm
nhất là 30 ngày sau khi nhận được hàng. Hồ sơ cần thiết để xác nhận viện trợ
bao gồm:
+ Văn bản phê duyệt chương
trình, dự án của cơ quan có thẩm quyền.
+ Hiệp định hoặc các văn bản thoả
thuận đã được ký kết chính thức với đối tác nước ngoài có ghi rõ dự án đang được
thực hiện.
+ Văn bản phê duyệt Hợp đồng
thương mại.
+ Vận đơn đường biển (Bill of
Lading) hoặc vận đơn hàng không (Airway bill).
+ Bản kê chi tiết (Packing List)
+ Hoá đơn thương mại (Invoice).
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate).
* Chứng từ để ghi thu ghi chi
qua Ngân sách Nhà nước là:
+ Giấy xác nhận hàng viện trợ của
Bộ Tài chính; hoặc
+ Giấy báo nợ của Quỹ Phát triển
Pháp thay mặt Kho bạc Pháp và các hoá đơn thanh toán cho nhà cung cấp Pháp (kể
cả hoá đơn thanh toán các dịch vụ kỹ thuật) do cơ quan thương vụ Pháp cung cấp;
hoặc
+ Giấy báo nợ của ngân hàng Pháp
cung cấp.
3. Các quy định khác
a. Bộ Tài chính uỷ quyền cho
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện các dịch vụ thanh toán đối
ngoại với Pháp đối với phần vốn vay tín dụng các ngân hàng Pháp có bảo lãnh của
COPACE. Ngay sau khi rút vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trách
nhiệm gửi Bộ Tài chính bản kê rút vốn để làm thủ tục hạch toán Ngân sách. Mỗi kỳ
đến hạn trả nợ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gửi cho Bộ Tài chính bản
sao lịch trả nợ của khoản vay để Bộ Tài chính chuyển tiền và bản sao lệnh chi
chuyển tiền cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kịp thời (5 ngày trước
ngày đến hạn trả nợ của nước ngoài).
b. Tất cả các hàng hoá, trang
thiết bị và dịch vụ của các dự án nhập khẩu bằng nguồn ODA của Pháp thuộc Nghị
định thư 1995 để phục vụ cho dự án được miễn thuế nhập khẩu theo Công văn hướng
dẫn số 1269-TC/TCT ngày 22/4/1997 của Bộ Tài
chính.
c. Khi kết thúc dự án, các chủ dự
án có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tiếp nhận và sử dụng, đánh giá hiệu quả
của dự án gửi cơ quan chủ quản dự án và Bộ Tài chính. Quy trình và yêu cầu của
việc lập quyết toán, nội dung báo cáo quyết toán, phê duyệt quyết toán theo
đúng những hướng dẫn tại Thông tư số 66-TC/ĐTPT
ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký. Các cơ quan chủ quản của dự án có trách nhiệm hướng dẫn các
chủ dự án thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực
hiện nếu có phát sinh vướng mắc, chủ dự án và các cơ quan chủ quản cần phản ánh
kịp thời để Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG VỐN TÀI TRỢ CỦA PHÁP TÀI
KHOÁ 1996 THEO CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC CẤP PHÁT VỐN
(Kèm theo Thông tư số 45-TC/TCĐN, ngày 9/7/1997 của Bộ Tài chính)
T
T
|
Tên
dự án
|
Cơ
quan chủ quản
|
Vốn
tài trợ (triệu FF)
|
Nguồn
tài trợ
|
1
|
Trang bị bệnh viện Nghệ An
|
UBND Nghệ An
|
4
|
VTKHL
|
2
|
Trang bị bệnh viện Yên Bái
|
UBND Yên Bái
|
4
|
VTKHL
|
3
|
Tin học hoá công chứng gđ2
|
Bộ Tư pháp
|
7
|
VTKHL
|
4
|
Trợ giúp kỹ thuật Tổng cục thống
kê
|
Tổng cục thống kê
|
0,4
|
VTKHL
|
5
|
Khí tượng thuỷ văn giai đoạn 3
|
TCKT thuỷ văn
|
18
|
VAYKB
|
6
|
Lắp ráp xe tải & máy phát
điện
|
Bộ Quốc phòng
|
35
|
TDHH
|
7
|
Tàu chữa cháy
|
Bộ Nội vụ
|
5
|
TDHH
|
VTKHL: Viện trợ không hoàn lại
TDHH: Tín dụng hỗn hợp
VAYKB: Vay Kho bạc.
PHỤ LỤC 2
DANH
MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG KHOẢN VAY KHO BẠC PHÁP TÀI KHOÁ 1996 THEO CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC
CHO VAY LẠI VỐN
(Kèm theo Thông tư số 45-TC/TCĐN, ngày 9/7/1997 của Bộ Tài chính)
TT
|
Tên
dự án
|
Cơ
quan chủ quản
|
Vốn
tài trợ (triệu FF)
|
1
|
Phục hồi hệ thống nước Yên Bái
|
UBND Yên Bái
|
25
|
2
|
Phục hồi hệ thống nước Lào Cai
|
UBND Lào Cai
|
13,4
|
3
|
Phục hồi hệ thống nước Hoà
Bình
|
UBND Hoà Bình
|
15
|
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG KHOẢN TÍN DỤNG HỖN HỢP PHÁP
TÀI KHOÁ 1996 THEO CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC CHO VAY LẠI VỐN
(Kèm theo Thông tư số 45-TC/TCĐN, ngày 9/7/1997 của Bộ Tài chính)
TT
|
Tên
dự án
|
Cơ
quan chủ quản
|
Vốn
tài trợ (triệu FF)
|
|
1
|
Phục hồi hệ thống nước Nam Định
|
UBND Nam Định
|
30
|
2
|
Đèn tín hiệu giao thông TP HCM
|
UBND TP HCM
|
15
|
3
|
Cần cẩu đường sắt
|
Bộ GTVT
|
14
|
4
|
Dây chuyền SX Bugi
|
Bộ GTVT
|
40
|
5
|
Đào tạo phi công
|
Cục HKDD VN
|
12
|
6
|
Đào tạo kiểm soát viên không
lưu
|
Cục HKDDVN
|
5
|
7
|
Phục hồi lưới điện Thanh Hoá
|
Bộ Công nghiệp
|
43
|
8
|
Hiện đại hoá trung tâm bưu
chính
|
Tổng cục bưu điện
|
50
|
9
|
Khoản dự phòng
|
|
15
|