Thông tư 41/2000/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, mục tiêu được áp dụng cơ chế của chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 41/2000/TT-BTC
Ngày ban hành 19/05/2000
Ngày có hiệu lực 01/01/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 41/2000/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, MỤC TIÊU ĐƯỢC ÁP DỤNG CƠ CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chương trình quốc gia;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu được áp dụng cơ chế của chương trình mục tiêu quốc gia (dưới đây gọi chung là chương trình mục tiêu) như sau:

I. VỀ VIỆC GIAO VÀ ĐĂNG KÝ CHỈ TIÊU DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU:

Đối với các Bộ, cơ quan trung ương: Căn cứ dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ đã giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn thực hiện phân bổ giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc, gửi Bộ Tài chính theo quy định để làm căn cứ cấp phát ngân sách.

Đối với các địa phương: Hàng năm, căn cứ tổng dự toán ngân sách các chương trình mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn và phần vốn huy động các nguồn lực của địa phương theo luật định để bổ sung cho thực hiện các chương trình mục tiêu, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) tiến hành lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn và thực hiện bố trí, phân bổ kinh phí cho từng chương trình mục tiêu.

Năm 2000, đối với những chương trình mục tiêu quan trọng đã được giao chi tiết (đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; Chương trình phòng chống HIV/AIDS; Chương trình thanh toán một số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm) phải bố trí đảm bảo mức vốn, kinh phí được phân bổ tối thiểu không thấp hơn mức hướng dẫn tại Quyết định số 91/1999/QĐ-BTC ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; đồng thời phân rõ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu theo hướng dẫn tại Quyết định số 123/1999/QĐ-BKH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Dự toán phân bổ hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh gửi về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lý chương trình (phần kinh phí do cơ quan quản lý chương trình chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện) trước ngày 31 tháng 1, trong đó phân định rõ vốn ngân sách trung ương và phần vốn huy động ở địa phương theo quy định để làm căn cứ cấp phát ngân sách; riêng năm 2000 gửi dự toán phân bổ trước ngày 15 tháng 6.

II. VỀ CẤP PHÁT VỐN, KINH PHÍ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU:

1. Phương thức cấp phát:

1.1 - Đối với nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu do Trung ương quản lý: Bộ Tài chính cấp cho các Bộ, Cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ của chương trình mục tiêu.

1.2 - Đối với nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu do địa phương quản lý (bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp): Bộ Tài chính cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu sau:

(1) Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo (bao gồm cả vốn đầu tư xây dựng cơ bản của chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa).

(2) Chương trình quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình.

(3) Chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.

(4) Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

(5) Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

(6) Chương trình quốc gia về thể thao.

(7) Chương trình quốc gia về hỗ trợ việc làm đến năm 2000 (không kể phần vốn cho vay giải quyết việc làm vẫn thực hiện cấp qua hệ thống Kho bạc nhà nước để cho vay theo chế độ hiện hành).

(8) Chương trình phòng chống tội phạm.

(9) Các Chương trình kỹ thuật - kinh tế: Công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học.

(10) Chương trình phòng chống ma tuý.

(11) Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

(12) Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng (chương trình 773).

(13) Chương trình phủ sóng phát thanh.

(14) Chương trình phủ sóng truyền hình

(15) Chương trình giáo dục - đào tạo.

(16) Chương trình văn hoá.

[...]