Thông tư 372-TTg năm 1957 quy định nguyên tắc, trách nhiệm và lề lối làm việc trong công tác nhập hàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 372-TTg
Ngày ban hành 16/08/1957
Ngày có hiệu lực 31/08/1957
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********

Số: 372-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TRÁCH NHIỆM VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC TRONG CÔNG TÁC NHẬP HÀNG

Thông tư số 711-TTg ngày 23-3-1956 của Thủ tướng phủ đã quy định trách nhiệm và chế độ làm việc của các Bộ ,các ngành có liên quan trong vấn đề viện trợ và mậu dịch với các nước bạn .

Thông tư số 3553-TN ngày 15-8-1956 của Thủ tướng phủ đã quy định nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch thiết bị và nguyên vật liệu chủ yếu .

Qua một thời gian thực hiện, nhận thấy :

So với năm 1956, công tác nhập hàng đã có tiến bộ : làm kế hoạch sớm hơn, xét duyệt tương đối chặt chẽ hơn, tránh được một số lãng phí, đàm phán với một số nước tương đối nhanh, rút được một số kinh nghiệm.

Nhưng nhìn chung, công tác nhập hàng căn bản vẫn còn chậm, chưa nhanh, gọn, còn thay đổi nhiều lần và còn nhiều lãng phí ; do đó,  chưa phục vụ kịp thời cho sản xuất, xây dựng bình ổn vật giá, tổn hại đến tài sản Nhà nước, gây khó khăn cho ta và bạn.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là :

- Nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra chậm, chủ trương công tác không được cụ thể, rõ ràng, dứt khoát.

- Thiếu dự kiến trước khả năng tài chính trong nước và ngoài nước.

- Các Bộ lập đơn hàng còn thiếu chu đáo, chưa sát với nhu cầu, chưa nắm chắc tồn kho, thiếu tính toán cẩn thận, chưa dựa vào cơ sở, không có chế độ xét duyệt nghiêm ngặt, tư tưởng ỷ lại viện trợ, bản vị, muốn cơ giới hóa nhanh còn nặng.

- Giá ghi trong kế hoạch nhập hàng chưa thống nhất, hợp lý và chính xác, chưa tính đúng được kim ngạch, chưa làm được dự toán sớm.

- Các tổ chức phụ trách công tác nhập hàng của Bộ Thương nghiệp còn kém, thiếu kinh nghiệm. Tổ chức và lề lối làm việc của các bộ phận kế hoạch, cung tiêu ở các bộ còn yếu, chưa đủ sức làm tròn nhiệm vụ.

- Trách nhiệm thẩm tra xét duyệt chưa được rõ ràng ; những điều đã được quy định, thì các Bộ có trách nhiệm chưa nghiên cứu để chấp hành đúng; giữa Thủ tướng phủ, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương nghiệp còn thiếu phối hợp chặt chẽ, để việc chỉ đạo được thống nhất.

Để bảo đảm công tác nhập hàng được tốt, nhanh, gọn, Thủ Tướng phủ quy định những điểm cần thiết sau :

I. – VIỆC NHẬP HÀNG PHẢI DỰA VÀO NHỮNG NGUYÊN TẮC :

1) Hết sức tiết kiệm trong việc sử dụng ngoại hối, bảo đảm giữ cân đối trong kế hoạch xuất nhập, phải tận dụng khả năng máy móc đã nhập trước và máy móc cũ, sử dụng hợp lý hàng tồn kho, không nhập các loại hàng trong nước sản xuất được, hạn chế việc nhập các loại hàng tiêu dùng chưa thật cần thiết. Kiên quyết chống lại tư tưởng ỷ lại viện trợ, ham làm theo quy mô lớn, muốn cơ giới hóa nhanh.

2) Kế hoạch nhập hàng phải xuất phát từ nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch của các Bộ, căn cứ vào khả năng sử dụng máy móc của các bộ, công nhân, và phải đi đôi với kế hoạch tài chính, tránh tình trạng hoặc tài chính bị động trước việc nhập hàng của các Bộ, hoặc các Bộ phải thay đổi luôn kế hoạch của mình cho khớp với khả năng tài chính.

3) Toàn bộ hàng nhập (bằng viện trợ, tiền vay, mậu dịch) do Bộ Thương nghiệp quản lý, tất cả các việc nhập hàng đều phải thông qua cơ quan quản lý ngoại thương. Quan hệ giữa các Bộ dùng hàng và Bộ Thương nghiệp là quan hệ mua bán theo hợp đồng. Đối với các Bộ, muốn mua hàng phải có tiền, phải đặt hàng kịp thời, quy cách hàng phải rõ; đã đặt hàng là phải nhận; nhận hàng phải thanh toán; mọi việc thanh toán đều chuyển khoản qua Ngân hàng. Đối với Bộ Thương nghiệp, khi đã nhận mua hàng cho các Bộ, phải cố gắng đàm phán nhanh, đặt hàng đúng quy cách của các Bộ yêu cầu, đôn đốc hàng về đúng thời hạn, giao hàng đúng, tránh nhầm lẫn. Nếu không nhập được hàng đã ghi trong kế hoạch, phải kịp thời báo cáo lên Thủ tướng phủ, đồng thời báo cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các cơ quan đặt hàng biết, để điều chỉnh đơn hàng hoặc tìm mặt hàng thay thế.

4) Việc phân công, phân nhiệm giữa Bộ Tài chính, Bộ Thương nghiệp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ trong công tác nhập hàng dựa trên nguyên tắc : đề cao tinh thần trách nhiệm của các xí nghiệp cơ sở, các Bộ, và bảo đảm sự chỉ đạo chặt chẽ và tập trung của Chính phủ. Cụ thể là :

- Các xí nghiệp và các Bộ chịu trách nhiệm về đơn hàng nhập của xí nghiệp và của Bộ mình (thiết bị, nguyên vật liệu, hàng lẻ). Vì vậy, cần đặt rõ nhiệm vụ cho các xí nghiệp cơ sở trong việc đặt hàng, đồng thời phải tăng cường sự chỉ đạo của Bộ đối với các xí nghiệp, đảm bảo việc xét duyệt chu đáo, lập đơn hàng tổng hợp kịp thời, để thỏa mãn đựợc nhu cầu sản xuất, xây dựng của xí nghiệp và Bộ mình, tránh mọi lãng phí.

- Bộ Thương nghiệp có nhiệm vụ tổng hợp đơn hàng lẻ của các Bộ (kể cả đơn hàng của Mậu dịch của quốc doanh); giới thiệu cho các Bộ biết các loại hàng tồn kho và hàng trong nước sản xuất được, tổng hợp phần hàng nhập khẩu và phần xuất khẩu thành kế hoạch xuất nhập hàng hóa toàn bộ; lập đơn hàng cụ thể đối với từng nước và tiến hành đàm phán, ký kết trên cơ sở kế hoạch xuất nhập khẩu đã được Chính phủ xét duyệt.

- Bộ Tài chính có nhiệm vụ quản lý tiền viện trợ, tiền vay, đề nghị ý kiến về việc sử dụng số tiền đó; tham gia ý kiến về mặt tài chính trong kế hoạch nhập các loại hàng thiết bị, nguyên vật liệu và hàng lẻ (đặt biệt là phần hàng nhập có liên quan tới xây dựng cơ bản) cho thích hợp với khả năng và nhu cầu của tài chính trong nước; xây dựng bản cân đối tài vụ xuất nhập toàn bộ; theo dõi việc sử dụng và thanh toán các khoản tiền viện trợ và tiền vay theo kế hoạch đã được Chính phủ xét duyệt.

- Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ tham gia đàm phán ký kết về việc thanh toán các khoản tiền viện trợ, tiền vay, tiền xuất nhập mậu dịch,cũng như các khoản thu chi phí mậu dịch; thông qua việc thực hiện kế hoạch thu chi ngoại hối để giúp giám đốc việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập đã ký và tiến hành việc thanh toán với các nước. Đối với trong nước, Ngân hàng quốc gia Việt-Nam là trung tâm thanh toán các khoản nợ về nhập giữa các Bộ Thương nghiệp và Bộ Tài chính, giữa các Tổng Công ty Mậu dịch quốc doanh với các cơ quan, các ngành mua hàng, giữa các Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu với các Tổng Công ty nội địa.

- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có nhiệm vụ thẩm tra, tổng hợp các đơn hàng thiết bị, nguyên vật liệu chủ yếu của các ngành, các Bộ; nghiên cứu và thẩm tra lại đơn hàng lẻ do Bộ Thương nghiệp đã tổng hợp, nhằm bảo đảm kế hoạch nhập hàng được cân đối với khả năng tài chính; xây dựng thành kế hoạch xuất nhập khẩu toàn bộ, coi như một bộ phận của kế hoạch Nhà nước, làm kết luận cuối cùng báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

- Văn phòng Tài chính-Thương nghiệp Thủ tướng phủ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo toàn bộ công tác xuất nhập khẩu về các mặt nhiệm vụ, chính sách, kế hoạch, kim ngạch. Khi phát hiện trong kế hoạch nhập hàng của các Bộ hoặc trong kế hoạch xuất nhập khẩu toàn bộ có những điểm chưa hợp lý, Văn phòng có nhiệm vụ cùng Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương nghiệp, hoặc các Bộ thẩm tra thêm và đề nghị ý kiến lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.

II.- VIỆC NHẬP HÀNG TIẾN HÀNH THEO TRÌNH TỰ SAU ĐÂY :

- Trước hết các Bộ, các ngành cần căn cứ vào nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch của Bộ, ngành mình để lập kế hoạch nhập hàng. Trường hợp chưa có chỉ tiêu cụ thể, các Bộ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cần thống nhất ý kiến về nhiệm vụ và hướng sản xuất, xây dựng để các Bộ lấy đó làm cơ sở đầu tiên lập đơn hàng. Khi có chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước sẽ điều chỉnh lại. Để tránh tình trạng về sau phải điều chỉnh quá nhiều, làm đảo lộn cả đơn hàng đã trao cho các nước, khi lập đơn hàng đầu tiên, cần làm thận trọng, chu đáo. Để đảm bảo kế hoạch nhập hàng ăn khớp với kế hoạch tài chính trong nước, ngay từ khi các Bộ bắt tay vào xây dựng đơn nhập hàng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Tài chính, Bộ Thương nghiệp và Ngân hàng quốc gia Việt Nam cần phối hợp nhận định khả năng tiền trong nước và ngoài nước có thể sử dụng được, làm dự án các khoản chi về thiết bị (kể cả thiết bị đồ án), nguyên vật liệu, hàng lẻ, chuyên gia, thực tập sinh, lưu học sinh, phi mậu dịch… và sơ bộ phân phối kim ngạch  cho các Bộ, trình Thủ Tướng Chính phủ xét duyệt và thông tri cho các Bộ biết.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ