BAN TỔ CHỨC-CÁN
BỘ CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
28/1999/TT-BTCCBCP
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 7 năm 1999
|
THÔNG TƯ
CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 28/1999/TT-BTCCBCP NGÀY
31 THÁNG 7 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/1998/NĐ-CP NGÀY
17/11/1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Thi hành Nghị định số
96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ,
công chức, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 3209/TC-HCSN ngày
30 tháng 6 năm 1999, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số
điểm cụ thể như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1- Đối tượng hưởng chế độ thôi
việc bao gồm những người được quy định tại khoản 1, 2 Điều 1 của Nghị định số
96/1998/NĐ-CP;
2- Cán bộ, công chức hưởng trợ cấp
thôi việc theo hướng dẫn tại Thông tư này vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với những người có tham gia đóng bảo
hiểm xã hội tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban
hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban
hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ;
3- Đối với những người làm việc
theo hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của cơ quan, đơn vị Nhà nước thì thực hiện
theo quy định của Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao
động và Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về vấn đề việc làm.
II- ĐIỀU KIỆN,
THỜI GIAN LÀM VIỆC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH TRỢ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC
1- Điều kiện được
hưởng trợ cấp thôi việc:
1.1- Cán bộ, công chức thôi việc
do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 2 của Nghị
định số 96/1998/NĐ-CP được thực hiện khi có chủ trương sắp xếp tổ chức, tinh giảm
biên chế và quyết định của Đảng, Nhà nước;
1.2- Cán bộ, công chức có nguyện
vọng thôi việc, được cơ quan sử dụng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ,
công chức đồng ý.
2- Thời gian
làm việc được xác định để tính trợ cấp thôi việc:
2.1- Tổng thời gian làm việc để
tính chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức là toàn bộ thời gian có đóng bảo
hiểm xã hội (cộng dồn) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số
96/1998/NĐ-CP kể từ khi cán bộ, công chức có quyết định tuyển dụng đến thời điểm
cán bộ, công chức có quyết định thôi việc;
2.2- Đối với cán bộ, công chức
phạm tội bị tòa án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ,
cảnh cáo mà không bị cơ quan, tổ chức, đơn vị buộc thôi việc, nếu do sắp xếp tổ
chức, giảm biên chế hoặc cán bộ, công chức đó có nguyện vọng thôi việc được cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì thời gian cán bộ, công chức bị bắt và tạm
giam không được tính vào tổng thời gian làm việc để tính chế độ thôi việc;
2.3- Cán bộ, công chức trong thời
gian thi hành án (án treo, cải tạo không giam giữ) được cơ quan, tổ chức bố trí
làm việc, nếu có nguyện vọng thôi việc mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng
ý hoặc do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế thì thời gian thi hành án nói trên được
tính vào tổng thời gian làm việc để tính chế độ thôi việc.
2.4- Thời gian làm việc đối với
tháng lẻ để tính trợ cấp thôi việc được quy định như sau:
2.4.1- Từ 01 tháng đến dưới 7
tháng thì được tính bằng 6 tháng làm việc.
2.4.2- Từ đủ 7 tháng đến 12
tháng thì được tính bằng năm làm việc.
3- Cách tính trợ
cấp thôi việc:
3.1- Tháng lương hiện hưởng và
phụ cấp (nếu có) quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 96/1998/NĐ-CP bao gồm:
3.1.1- Tiền lương cơ bản: là tiền
lương theo ngạch, hiện hưởng;
3.1.2- Các khoản phụ cấp được
tính bao gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên dân cử, phụ cấp khu vực,
phụ cấp đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu;
3.2- Cán bộ, công chức thôi việc
do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế thì trợ cấp thôi việc được tính như sau:
3.2.1- Được trợ cấp một khoản tiền
bằng 3 tháng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp quy định ở điểm 3.1.2 tại thời điểm
cơ quan, tổ chức cho nghỉ để đi tìm việc làm mới.
3.2.2- Hết thời hạn 3 tháng, cán
bộ, công chức không tìm được việc làm mới thì cơ quan, tổ chức giải quyết cho
cán bộ, công chức thôi việc và tiền trợ cấp được tính như sau: lấy tổng thời
gian làm việc quy định tại điểm 2 phần II của Thông tư này nhân với tháng lương
hiện hưởng và phụ cấp quy định ở điểm 3.1.2 tại thời điểm cán bộ, công chức có
quyết định thôi việc. Như vậy:
Tổng
số tiền được trợ cấp
|
=
|
Số
tháng được trợ cấp
|
x
|
Tháng
lương và
phụ cấp hiện hưởng
|
Ví dụ: ông Nguyễn Văn A vào biên
chế tháng 6/1980 đến tháng 6/1999 ông A có quyết định thôi việc do sắp xếp tổ
chức, tinh giảm biên chế. Như vậy ông A đã có thời gian công tác và đóng bảo hiểm
xã hội 19 năm. Ông A đang giữ ngạch chuyên viên (mã số 01.003), hệ số lương
2,82 có phụ cấp khu vực 0,3 và phụ cấp chức vụ 0,2. Vậy tổng số tiền trợ cấp
thôi việc ông A nhận được là:
Tổng
số tiền trợ cấp = 19 tháng x {( 2,82 + 0,3 + 0,2) x 144.000 đồng}
= 9.083.520 đồng
3.3- Cán bộ, công chức có nguyện
vọng xin thôi việc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì không được hưởng
trợ cấp khoản tiền để tìm việc làm mới .
Trợ cấp thôi việc được tính như sau:
lấy tổng số thời gian quy định tại điểm 2 phần II của Thông tư này nhân với 1/2
tháng lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) tại thời điểm cán bộ, công chức có
quyết định thôi việc.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị B vào
biên chế tháng 01/1986 đến tháng 01/1999 bà B tự nguyện xin thôi việc được cơ
quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức đồng ý và có quyết định cho thôi
việc. Như vậy bà B có thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội 13 năm. Bà B
đang giữ ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114), hệ số lương 2,08, có phụ cấp
khu vực 0,5. Tổng số tiền trợ cấp thôi việc bà B nhận được là:
Tổng số tiền trợ cấp = 13 tháng
x 1/2 [(2,08 + 0,5) x 144.000 đ]
= 2.414.880 đồng
Ví dụ 2: Ông Trần Văn C vào biên
chế tháng 1/1980, năm 1991 ông C trúng chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
hưởng mức lương có hệ số 4,9. Đến năm 1995 ông B được tái cử và hưởng phụ cấp bằng
5% của mức lương đang hưởng. Trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân huyện, ông C do sức khoẻ yếu nên đến tháng 1/1999 ông C xin thôi giữ chức vụ
để nghỉ theo chế độ thôi việc, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý và có
quyết định cho thôi việc. Như vậy ông C đã có thời gian công tác và đóng bảo hiểm
xã hội 19 năm. Vậy tổng số tiền trợ cấp thôi việc ông C nhận được là:
Tổng số tiền trợ cấp = 19 tháng
x 1/2 [(4,9 x 144.000đ) + (4,9 x 144.000 đ x 5%)]
= 7.038.360 đồng
4- Cán bộ, công
chức đã có thời gian làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước nào thì doanh nghiệp
Nhà nước đó có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian cán bộ,
công chức làm việc tại các doanh nghiệp đó.
4.1- Nếu cán bộ, công chức thôi
việc do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế thì khoản trợ cấp đối với thời gian công
tác tại doanh nghiệp Nhà nước được tính mỗi năm công tác bằng 1 tháng lương và
phụ cấp lương (nếu có) tại thời điểm cán bộ, công chức có quyết định chuyển khỏi
doanh nghiệp.
4.2- Nếu cán bộ, công chức tự
nguyện xin thôi việc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì khoản trợ cấp
đối với thời gian công tác tại doanh nghiệp Nhà nước mỗi năm công tác bằng 1/2
tháng lương và phụ cấp (nếu có) tại thời điểm cán bộ, công chức có quyết định
chuyển khỏi doanh nghiệp.
4.3- Trường hợp cán bộ, công chức
có thời gian làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước trước năm 1993 mà ở thời điểm
có quyết định chuyển khỏi doanh nghiệp chưa được chuyển xếp lương mới, thì khi
chi trả trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp có trách nhiệm chuyển xếp lương cho cán
bộ, công chức theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm
thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp để tính chi trả trợ cấp.
4.4- Trường hợp sau khi cán bộ,
công chức chuyển về cơ quan hành chính sự nghiệp mà doanh nghiệp Nhà nước bị giải
thể hoặc đã chuyển đổi sở hữu thì cơ quan chủ quản cấp trên của doanh nghiệp có
trách nhiệm xác nhận thời gian công tác của cán bộ, công chức làm việc tại
doanh nghiệp cũ chưa được hưởng chế độ thôi việc để ngân sách Nhà nước chi trả.
4.5- Nếu doanh nghiệp Nhà nước
cũ đã sáp nhập thì doanh nghiệp Nhà nước mới có trách nhiệm chi trả trợ cấp
thôi việc trong thời gian cán bộ, công chức làm việc tại doanh nghiệp cũ.
4.6- Trường hợp doanh nghiệp Nhà
nước cũ thực sự có khó khăn về tài chính như bị thua lỗ, đang trong hoàn cảnh
xem xét để phá sản..., thì cơ quan, tổ chức cấp trên của doanh nghiệp Nhà nước
có trách nhiệm xác nhận thời gian cán bộ, công chức làm việc tại doanh nghiệp
cũ để ngân sách Nhà nước chi trả.
III- TRÌNH TỰ
GIẢI QUYẾT VÀ CẤP PHÁT KINH PHÍ THÔI VIỆC
1- Trình tự giải quyết chế độ
thôi việc:
1.1- Khi có quyết định của Đảng
và Nhà nước duyệt phương án sắp xếp tổ chức, giảm biên chế thì Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ), hoặc tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc xây dựng phương án sắp xếp tổ chức và biên chế, tổng hợp theo mẫu số 1 và
số 2 kèm theo;
1.2- Các đơn vị trực thuộc Bộ, Uỷ
ban nhân dân tỉnh gửi phương án sắp xếp tổ chức, biên chế kèm theo mẫu số 1, 2
về Vụ tổ chức cán bộ để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt, về Ban Tổ chức chính quyền
tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
1.3- Sau khi xét duyệt phương án
sắp xếp tổ chức, giảm biên chế Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi văn
bản đề nghị và danh sách theo mẫu số 1, 2, 3 về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
1.4- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính
phủ thẩm định, xác nhận phương án sắp xếp tổ chức, giảm biên chế của các Bộ, Tỉnh
và gửi Bộ Tài chính hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh để cấp phát kinh phí thôi việc.
2- Nguồn ngân sách để chi trả
cho các đối tượng do sắp xếp lại tổ chức, giảm biên chế thì ngân sách Nhà nước
chi:
2.1- Đối tượng thuộc các cơ quan
Trung ương do Bộ Tài chính chuyển qua đơn vị dự toán cấp I để chi trả từ ngân
sách Trung ương;
2.2- Đối tượng của các cơ quan
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) sẽ do Sở Tài
chính Vật giá tỉnh cấp từ ngân sách của tỉnh sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh
duyệt;
3- Sử dụng kinh phí hành chính,
sự nghiệp của cơ quan được thông báo hàng năm để chi cho các nội dung sau:
3.1- Trợ cấp tìm việc (3tháng
lương hiện hưởng);
3.2- Trợ cấp thôi việc cho các đối
tượng có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng
ý.
IV- BỒI THƯỜNG
CHI PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1- Trong quá trình công tác, nếu
cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước từ 3 tháng
tập trung trở lên mà nay tự ý bỏ việc thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật hành
chính buộc thôi việc, cán bộ, công chức còn phải bồi thường tiền tầu xe đi lại
và chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của khoá học được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng.
2- Khi xét mức bồi thường chi
phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quản lý cán bộ, công chức phải căn cứ vào thời gian công tác, cống hiến của
cán bộ, công chức và thời gian làm việc sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về
để xem xét và quyết định mức bồi thường.
2.1- Thời gian yêu cầu phục vụ
được tính bằng 3 lần thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Cán bộ, công chức sau khi được cử
đi đào tạo, bồi dưỡng về mà đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ thì không
phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưõng.
Ví dụ: - Cán bộ, công chức được
cử đi đào tạo, bồi dưỡng 4 tháng thì thời gian yêu cầu phục vụ sau khi cán bộ,
công chức được đào tạo, bồi dưỡng về là 12 tháng.
- Cán bộ, công chức được cử đi
đào tạo, bồi dưỡng 12 tháng thì thời gian yêu cầu phục vụ sau khi cán bộ, công
chức được đào tạo, bồi dưỡng về là 36 tháng.
2.2- Trường hợp cán bộ, công chức
sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về mà không làm đủ thời gian yêu cầu phục
vụ thì việc bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng tính như sau:
Chi
phí đào tạo, bồi dưỡng phải bồi thường
|
=
|
Thời gian yêu cầu
phục vụ
|
-
|
Thời gian đã làm việc
sau khi đào tạo, bồi dưỡng về
|
x
|
Tổng chi phí đào tạo của khoá học
|
|
|
Thời gian yêu cầu
phục vụ
|
Ví dụ: Một công chức được cử đi
đào tạo 6 tháng ở trong nước, chi phí đào tạo cho khoá học là 5 triệu đồng/người/khoá
đào tạo; Tiền tầu xe đi lại, tài liệu khác là 600.000 đồng. Như vậy tổng chi
phí cho khoá đào tạo là: 5,6 triệu đồng.
Sau khi đi đào tạo về, cán bộ,
công chức mới làm việc được 3 tháng thì bỏ việc. Tổng chi phí bồi thờng là:
(6
tháng x3) - 3 tháng
|
x 5,6 triệu
|
=
|
4,6 triệu đồng
|
18 tháng
|
|
|
|
2.3- Trường hợp cán bộ, công chức
sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trở về mà tự ý bỏ việc ngay thì phải bồi
thường toàn bộ chi phí đào tạo, bồi dưỡng;
2.4- Khi xem xét mức chi phí bồi
thường cụ thể thì Hội đồng xét bồi thường, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị còn phải xem xét thêm thành tích cống hiến của cán bộ, công chức để quyết định
bồi thường theo mức trên hoặc được giảm một phần mức bồi thường;
3- Cơ quan, tổ chức phải thành lập
Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để xem xét
và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định.
Thành phần Hội đồng xét bồi thường
thực hiện theo khoản 3, Điều 7 của Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998.
4- Trong thời hạn 3 tháng kể từ
khi có quyết định bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải
hoàn trả lại toàn bộ khoản tiền bồi thường cho cơ quan, tổ chức cử cán bộ, công
chức đi đào tạo để nộp vào ngân sách Nhà nước. Cán bộ, công chức không thực hiện
đúng quy định trên thì cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
V- TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1- Thủ tục cấp phát, quản lý, hạch
toán, quyết toán kinh phí thôi việc và nộp trả ngân sách khoản chi phí bồi hoàn
đào tạo của cán bộ, công chức do Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn cụ thể để
thực hiện;
2- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc chi trả chu đáo đến tay người thôi việc
theo đúng chế độ, sau đó phải làm đầy đủ các thủ tục để quyết toán kinh phí chi
trả theo quy định của Bộ Tài chính;
3- Hồ sơ gốc của cán bộ, công chức
thôi việc (thôi việc do sắp xếp tổ chức và tự nguyện xin thôi việc) và hồ sơ gốc
của cán bộ, công chức phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng được lưu giữ tại
Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
4- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh
và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện các
quy định tại Thông tư này;
5- Thông tư này thay thế các văn
bản sau đây:
- Thông tư liên Bộ số 04/TT-LB
ngày 24/5/1991 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 111/HĐBT ngày 12/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về một số
chính sách trong việc sắp xếp biên chế.
- Thông tư Liên Bộ số 02/TT-LB
ngày 6/4/1992 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số chính sách trong việc sắp
xếp tổ chức, biên chế hành chính sự nghiệp.
6- Trong quá trình thực hiện có
gì vướng mắc, phản ảnh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính nghiên cứu,
giải quyết.
.
MẪU SỐ 1
Tên cơ quan tổ chức
(hoặc Bộ, ngành - tỉnh)
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẮP XẾP VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC
I- Tổng số biên chế có mặt
trước khi sắp xếp:
II- Tổng số biên chế được
cơ quan có thẩm quyền duyệt và thông báo:
III- Kết quả phân loại sắp
xếp:
1. Số cán bộ, công chức được giữ
lại trong biên chế cơ quan, tổ chức sau khi sắp xếp lại tổ chức, trong đó:
- Số người được bố trí làm việc:
- Số người cử đi đào tạo:
Chia ra:
+ Ngắn hạn:
+ Dài hạn:
- Số người tạm thời chưa giải
quyết thôi việc:
2. Số người được điều chuyển đến
nơi khác có nhu cầu:
3. Số người thôi việc chuyển ra
ngoài biên chế:
4. Số người được giải quyết nghỉ
hưu (đến và trước tuổi):
Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)