BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
258/2016/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày
11 tháng 11 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM
ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật phí
và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật
ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết
kế phòng cháy và chữa cháy.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng
cháy và chữa cháy áp dụng cho các dự án, công trình và phương tiện giao thông
cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy (sau đây
gọi chung là dự án) được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định
số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản sửa
đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Thông tư này không áp dụng đối
với thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy dự án quy hoạch tỷ lệ 1/500
và thiết kế cơ sở dự án, chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.
2. Thông tư này áp dụng đối
với người nộp, tổ chức thu phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa
cháy và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2.
Giải thích từ ngữ
1. Thẩm định phê duyệt thiết
kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi chung là thẩm duyệt phòng cháy và chữa
cháy) được hiểu là cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện việc kiểm
tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy
và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa
cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo thủ tục, trình tự và nội dung thực hiện
được quy định tại Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.
Kết quả của thẩm duyệt thiết
kế phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra
Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ
thiết kế dự án, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hoán cải
phương tiện giao thông cơ giới; văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy đối với hồ sơ thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của hạng mục
công trình, thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình của dự án thuộc danh mục
quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
ngày ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ (Sau đây gọi chung là văn bản thẩm
duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy).
2. Cải tạo công trình, hạng
mục công trình là việc nâng cấp chất lượng, mở rộng hoặc điều chỉnh cơ cấu diện
tích và các hệ thống kỹ thuật của công trình, hạng mục công trình đang sử dụng.
Nội dung cải tạo là thay đổi một hoặc các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được
quy định tại Điều 13 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.
3. Thay đổi tính chất sử dụng
của công trình, hạng mục công trình là việc thay đổi về công năng sử dụng, tính
chất nguy hiểm cháy, nổ của công trình, hạng mục công trình so với công năng
đang hoạt động. Nội dung thay đổi tính chất sử dụng là thay đổi một hoặc các
yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 13 Nghị
định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ.
4. Hạng mục công trình là một
phần công trình có công năng riêng và có thể vận hành một cách độc lập với các
hạng mục công trình khác và việc sử dụng hạng mục này nhằm đáp ứng một yêu cầu
cụ thể nào đó của công trình. Hạng mục công trình phải thuộc dự án được quy định
tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng
7 năm 2014 của Chính phủ.
5. Hoán cải là việc thay đổi
quy mô, tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ, kết cấu, các điều
kiện về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện giao thông cơ giới. Nội dung
hoán cải là thay đổi một hoặc các yêu cầu về giải pháp bảo đảm an toàn về phòng
cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của
phương tiện; điều kiện ngăn cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra;
giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ
thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa
cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất
lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
Điều 3.
Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân khi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy
phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.
Điều 4.
Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí là cơ quan
quản lý nhà nước có chức năng thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy gồm:
1. Cục Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an).
2. Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Công an các tỉnh (đối với
các tỉnh chưa thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).
Điều 5.
Phương pháp tính mức thu phí thẩm định phê duyệt
1. Mức thu phí thẩm duyệt
thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là mức thu phí thẩm duyệt) đối với
dự án xác định theo công thức sau:
Mức
thu phí thẩm duyệt
|
=
|
Tổng mức đầu tư
dự án được phê duyệt
|
x
|
Tỷ lệ tính phí
|
Trong đó:
- Tổng mức đầu tư dự án được
xác định theo quy định tại Nghị định số 32/2015/
NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định
cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).
- Tỷ lệ tính phí được quy định
tại các Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp dự án có tổng
mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu
mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư này thì tỷ lệ tính phí được tính theo
công thức sau:
Nit =
Nib - {
|
Nib
- Nia
|
x (Git - Gib)}
|
Gia
- Gib
|
Trong đó:
- Nit là tỷ lệ
tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
- Git là giá trị
tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gia là giá trị
tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm
duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gib là giá trị
tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm
duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Nia là tỷ lệ
tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
- Nib là tỷ lệ
tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).
3. Mức thu phí thẩm duyệt phải
nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,
mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
4. Mức thu phí thẩm duyệt đối
với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công
trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới
hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc
thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện
giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.
Điều 6.
Kê khai, nộp phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng
tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản
phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức
thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán theo
năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông
tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 7.
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí được
trích lại 80% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi
theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23
tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực
hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả các nội dung chi như sau:
a) Chi bổ sung, hỗ trợ mua,
thay thế, thuê phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy phục vụ công tác
thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư, hướng dẫn của Bộ Công an; hỗ trợ lưu trữ
hồ sơ thẩm duyệt;
b) Chi hội đồng thẩm định dự
án; thuê tổ chức thực hiện thẩm định dự án; mua và dịch tài liệu, quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác thẩm duyệt; chi làm thêm giờ cho cá nhân
thực hiện thẩm duyệt và thu phí; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác
thẩm duyệt.
2. Số tiền còn lại nộp (20%)
vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện
hành.
Điều 8.
Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 150/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy.
2. Các hồ sơ đề nghị thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu
lực thi hành nhưng được cấp văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện thu phí theo quy
định tại Thông tư này.
3. Các nội dung khác liên
quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu
phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày
06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông
tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại
chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế (nếu có).
4. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính
để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|
BIỂU MỨC TỶ LỆ TÍNH PHÍ THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT THIẾT
KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Đối với dự án, công
trình
STT
|
Tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)
Tỷ lệ tính phí (%)
|
Đến 15
|
100
|
500
|
1000
|
5000
|
Từ 10000 trở
lên
|
1
|
Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình
giao thông
|
0.00671
|
0.00363
|
0.00202
|
0.00135
|
0.00075
|
0.00050
|
2
|
Dự án, công trình dầu khí, năng lượng, hóa chất
|
0.01328
|
0.00718
|
0.00399
|
0.00266
|
0.00148
|
0.00099
|
3
|
Dự án, công trình dân dụng, công nghiệp khác
|
0.00967
|
0.00523
|
0.00291
|
0.00194
|
0.00108
|
0.00072
|
4
|
Dự án, công trình khác
|
0.00888
|
0.00480
|
0.00267
|
0.00178
|
0.00099
|
0.00066
|
Ghi chú: Danh
mục dự án, công trình thuộc Mục 1, 2, 3 Biểu mức này xác định theo quy định tại
Phụ lục 1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình
xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp dự án,
công trình không thuộc danh mục quy định tại Nghị định nêu trên thì được xác định
theo Mục 4 Biểu mức này.
2. Đối với phương tiện
giao thông cơ giới
STT
|
Tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)
Tỷ lệ tính phí (%)
|
Đến 05
|
50
|
100
|
500
|
Từ 1000 trở lên
|
1
2
|
Tàu hỏa
Tàu thủy
|
0.01214
0.02430
|
0.00639
0.01279
|
0.00426
0.00853
|
0.00237
0.00474
|
0.00158
0.00316
|