BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
*****
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
24/2007/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2007
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TÍNH THỜI GIAN ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 107/2007/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 07 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số
107/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 07 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính
thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức,
công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng
vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn; Căn cứ các quy định
của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG
Cán bộ, công chức, viên chức,
công nhân, quân nhân và công an nhân dân (sau đây gọi chung là người lao động)
thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-
xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị
(sau đây gọi chung là đơn vị) cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã
xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước trước ngày 01 tháng 01 năm 2007
nhưng không đúng hạn, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Được đơn vị cử đi công tác, học
tập, làm việc ở nước ngoài tiếp nhận trở lại làm việc;
2. Sau khi về nước được đơn vị
khác tiếp nhận vào làm việc;
3. Sau khi về nước không được
đơn vị cũ tiếp nhận trở lại làm việc, hiện vẫn nghỉ việc.
II. THỜI GIAN
ĐƯỢC TÍNH ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ, TỬ TUẤT
Thời gian được tính hưởng chế độ
hưu trí, tử tuất của các đối tượng nêu tại Mục I Thông tư này bao gồm thời gian
làm việc trong nước và thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, cụ
thể nhưsau:
1. Thời gian làm việc ở trong nước
bao gồm:
1.1. Thời gian làm việc trước
khi đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1995,
nếu chưa nhận chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc
chưa nhận trợ cấp phục viên, xuất ngũ.
Việc tính thời gian công tác trước
ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn
tại Thông tư số 13/NV ngày 04 tháng 9 năm 1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội) và các văn bản quy định hiện hành về việc tính thời gian
công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.
1.2. Thời gian làm việc từ ngày
01 tháng 01 năm 1995 trở đi, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của
pháp luật bảo hiểm xã hội nhưng chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc trợ
cấp phục viên, xuất ngũ;
2. Thời gian công tác, học tập,
làm việc ở nước ngoài trong thời hạn cho phép bao gồm:
2.1. Thời gian công tác, học tập,
làm việc thực tế trong thời hạn được ghi trong quyết định của đơn vị cử đi công
tác, học tập, làm việc ở nước ngoài, kể cả thời gian được gia hạn do đơn vị cử
đi cho phép.
2.2. Trường hợp một người có nhiều
lần đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài thì được cộng thời gian của các
lần ở nước ngoài trong thời hạn cho phép thành thời gian công tác để tính hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất.
2.3. Người lao động đang làm việc
ở trong nước, được đơn vị cử đi nâng cao tay nghề ở nước ngoài, sau đó chuyển
sang hợp tác lao động theo Hiệp định của Chính phủ thì thời gian nâng cao tay
nghề được tính để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
3. Trường hợp vi phạm pháp luật
của nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị
tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian làm việc ở trong nước quy
định tại điểm 1.1 khoản 1 mục này và thời gian công tác, học tập, làm việc ở nước
ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 không được tính
hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Ví dụ 1: Ông A, có thời gian
công tác tại trường Đại học M từ tháng 09/1974 đến tháng 12/1991. Ông A được
nhà trường cử đi học tập tại Tiệp Khắc (cũ) có thời hạn từ tháng 01/1992 đến
tháng 12/1994. Đến tháng 10/1997 ông A mới trở về nước. Sau khi về nước, ông A
được các cơ quan chức năng chuyển trả về trường Đại học M, do nhà trường không
bố trí được việc làm nên ông nghỉ việc cho đến nay.
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất của ông A như
sau:
- Thời gian công tác trong nước
trước khi đi học tập ở nước ngoài được tính từ tháng 09/1974 đến tháng 12/1991
là 17 năm 4 tháng;
- Thời gian học tập ở nước ngoài
trong thời hạn cho phép được tính từ tháng 01/1992 đến tháng 12/1994 là 3 năm;
Như vậy, thời gian được tính hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất của ông A là:
17 năm 4 tháng + 3 năm =
20 năm 4 tháng.
Ví dụ 2: Ông B, cấp bậc Đại uý,
tham gia quân đội từ tháng 3/1965 đến tháng 10/1986. Tháng 11/1986 được đơn vị
cử đi hợp tác lao động tại nước ngoài với thời hạn 5 năm. Trước khi đi, ông B
chưa hưởng chế độ trợ cấp phục viên, xuất ngũ. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ
đi hợp tác lao động, ông B ở lại nước bạn và đến tháng 01/1994 mới về nước. Ông
B được các cơ quan chức năng chuyển trả về Bộ Quốc phòng nhưng do đơn vị không
bố trí được việc làm nên phải nghỉ việc cho đến nay.
Thời gian được tính hưởng chế độ
hưu trí, tử tuất của ông B như sau:
- Thời gian công tác trước khi
đi nước ngoài được tính từ tháng 3/1965 đến tháng 10/1986 là 21 năm 8 tháng;
- Thời gian làm việc ở nước
ngoài theo Hiệp định trong thời hạn cho phép là 5 năm;
Như vậy, thời gian được tính hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất của ông B là:
21 năm 8 tháng + 5 năm =
26 năm 8 tháng.
Ví dụ 3: Ông C, là chuyên viên
chính của Sở X, có thời gian công tác từ tháng 3/1970 đến tháng 10/1987. Tháng
11/1987, ông C được cử đi hợp tác lao động tại nước ngoài với thời hạn 3 năm.
Sau khi hết thời hạn 3 năm, ông C ở lại làm việc cho cửa hàng dịch vụ sửa chữa
cơ khí đến tháng 2/1993 mới về nước. Sau khi về nước, ông C được cơ quan chức
năng chuyển trả về Sở X nhưng không bố trí được việc làm. Đến tháng 11/1994,
ông C được Sở X bố trí trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Tháng 10/2007, ông C nghỉ việc.
Thời gian được tính hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất của ông C như sau:
- Thời gian công tác trước khi
đi nước ngoài được tính từ tháng 3/1970 đến tháng 10/1987 là 17 năm 8 tháng;
- Thời gian làm việc ở nước
ngoài trong thời hạn cho phép là 3 năm;
- Thời gian được tiếp nhận trở lại
làm việc từ tháng 11/1994 đến tháng 10/2007 có tham gia đóng bảo hiểm xã hội là
13 năm;
Như vậy, thời gian được tính hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất của ông C là:
17 năm 8 tháng + 3 năm + 13 năm
= 33 năm 8 tháng.
Ví dụ 4 : Ông D là chuyên viên của
cơ quan G, có thời gian tham gia công tác từ tháng 10/1969 đến tháng 8/1990. Từ
tháng 9/1990 được cử đi nghiên cứu sinh tại nước ngoài với thời hạn ghi trong
Quyết định là 2 năm. Sau 2 năm, ông D đã hoàn thành khoá học, đến tháng 10/1996
ông D mới về nước nhưng cơ quan cũ không bố trí được việc làm. Tháng 01/1999,
ông D xin vào làm việc tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh X, hưởng lương theo hợp
đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội đến tháng 12/2006 thì nghỉ việc.
Thời gian được tính hưởng chế độ
hưu trí, tử tuất của ông D như sau:
- Thời gian công tác trước khi
đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài được tính từ tháng 10/1969 đến tháng 8/1990 là
20 năm 11 tháng;
- Thời gian làm nghiên cứu sinh ở
nước ngoài trong thời hạn cho phép là 2 năm;
- Thời gian làm việc tại doanh
nghiệp và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/1999 đến hết tháng 12/2006 là 8 năm;
Như vậy, thời gian được tính để
hưởng chế độ hưu trí, tử tuất của ông D là: 20 năm 11 tháng + 2 năm + 8 năm =
30 năm 11 tháng.
III. MỨC BÌNH
QUÂN TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG THÁNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỂ TÍNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP
MỘT LẦN KHI NGHỈ HƯU, BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN VÀ TRỢ CẤP TUẤT.
Mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi
nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần và trợ cấp tuất của các đối tượng quy định tại
Thông tư này được tính theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
Trong đó, các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp
chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số
730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ.
Ví dụ 5: Trường hợp ông A có quá
trình làm việc như nêu tại Ví dụ 1, có diễn biến tiền lương trong 60 tháng cuối
trước khi đi học tập ở nước ngoài như sau:
- Từ tháng 01/1987 đến tháng
12/1988 (24 tháng) hưởng mức lương giảng viên chính bậc 6 là 314 đồng, được điều
chỉnh sang mức lương hệ số 4,75 theo Nghị định số 25/CP và sang mức lương hệ số
6,1 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
- Từ tháng 01/1989 đến tháng
12/1991 (36 tháng) hưởng mức lương giảng viên chính bậc 7 là 332 đồng, được điều
chỉnh sang mức lương hệ số 5,03 theo Nghị định số 25/CP và sang mức lương hệ số
6,44 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Mức bình quân tiền lương tháng
làm căn cứ tính hưởng lương hưu của ông A được tính như sau:
(6,1 x 450.000 đồng/th x 24 tháng) + (6,44 x 450.000
đồng/th x 36 tháng)
|
=
|
2.836.800
đồng/th
|
60 tháng
|
Ví dụ 6: Trường hợp ông B có quá
trình làm việc như nêu tại Ví dụ 2, có diễn biến tiền lương trong 60 tháng cuối
trước khi đi hợp tác lao động tại nước ngoài như sau:
- Từ tháng 11/1981 đến tháng
11/1983 (25 tháng) hưởng lương cấp bậc Thượng uý 86 đồng, được điều chỉnh sang
mức lương 350 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT, sang mức lương hệ số 3,8 theo
Nghị định số 25/CP, sang mức lương hệ số 5,0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
phụ cấp thâm niên 18%.
- Từ tháng 12/1983 đến tháng
10/1986 (35 tháng) hưởng lương cấp bậc Đại uý 100 đồng, được điều chỉnh sang mức
lương 390 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT, sang mức lương hệ số 4,15 theo Nghị
định số 25/CP, sang mức lương hệ số 5,4 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; phụ cấp
thâm niên 21%.
Mức bình quân tiền lương tháng
làm căn cứ tính hưởng lương hưu của ông B được tính như sau:
(5,0 x 450.000 đồng/th x 25 tháng x 1,18) + (5,4 x
450.000 đồng/th x 35 tháng x 1,21)
|
=
|
2.821.425
đồng/th
|
60 tháng
|
Ví dụ 7: Trường hợp ông C có quá
trình làm việc như nêu tại Ví dụ 3, có diễn biến tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội trong 60 tháng cuối trước khi nghỉ việc như sau:
- Từ tháng 10/2002 đến tháng
9/2004 (24 tháng) hưởng mức lương chuyên viên chính bậc 4 hệ số 4,19 được điều
chỉnh sang mức lương hệ số 5,42 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
- Từ tháng 10/2004 đến tháng
9/2005 (12 tháng) hưởng mức lương chuyên viên chính bậc 4 hệ số 5,42.
- Từ tháng 10/2005 đến tháng
9/2007 (24 tháng) hưởng mức lương chuyên viên chính bậc 5 hệ số 5,76.
Mức bình quân tiền lương tháng
làm căn cứ tính hưởng lương hưu của ông C được tính như sau:
(5,42 x 450.000 đồng/th x 36 tháng) + (5,76 x
450.000 đồng/th x 24 tháng)
|
=
|
2.500.200
đồng/th
|
60 tháng
|
IV. HỒ SƠ VÀ
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CỦA ĐƠN VỊ VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1. Hồ sơ:
1.1. Hồ sơ của người đi lao động
có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và của người đi làm đội
trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương bao gồm:
a) Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung
(nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của
người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại
làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước
ngày 01 tháng 01 năm 1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được
thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc
hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.
b) Bản chính
Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết
định trong trường hợp người lao động được cử đi công tác, làm việc có thời
hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
Trường hợp không còn bản chính
Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế
bằng bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.
c) Bản chính “Thông báo chuyển
trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục
Quản lý lao động ngoài nước) cấp;
Trường hợp không còn bản chính
“Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về
thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của Cục Quản
lý lao động ngoài nước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số
1và số 2 kèm theo Thông tư này).
d) Giấy xác nhận
chưa nhận chế độ trợ cấp 1 lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ sau khi về nước của
Bộ, ngành chủ quản.
đ) Đơn đề nghị tính thời gian
công tác hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động đã nghỉ việc.
1.2. Hồ sơ của người đi làm việc
ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, địa phương của Nhà
nước ta với các tổ chức kinh tế của nước ngoài bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại tiết a, d
và đ điểm 1.1 khoản 1 mục này;
b) Bản chính
Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết
định trong trường hợp người lao động được cử đi công tác, làm việc có thời
hạn ở nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
Trường hợp không còn bản chính
Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng
bản sao Quyết định có xác nhận của Bộ chủ quản đối với người lao động làm việc ở
nước ngoài theo hình thức hợp tác do Bộ cử đi hoặc xác nhận của Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội địa phương đối với người lao động do địa phương cử đi.
1.3. Hồ sơ của người đi học tập,
thực tập ở nước ngoài bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại tiết a, d
và đ điểm 1.1 khoản 1 mục này;
b) Bản chính
Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết
định trong trường hợp người lao động được cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở
nước ngoài bằng một Quyết định chung cho nhiều người.
Trường hợp không còn bản chính
Quyết định cử đi học tập, thực tập có thời hạn ở nước ngoài thì được thay thế bằng
bản sao Quyết định có xác nhận của đơn vị cử đi.
1.4. Hồ sơ của người đi làm
chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại tiết a, d
và đ điểm 1.1 khoản 1 mục này;
b) Bản chính
Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài hoặc bản sao Quyết định trong trường
hợp người lao động được cử đi làm chuyên gia bằng một Quyết định chung cho nhiều
người;
Trường hợp không còn bản chính
Quyết định cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài thì được thay thế bằng bản sao Quyết
định có xác nhận của đơn vị cử đi.
c) Giấy xác nhận của cơ
quan quản lý chuyên gia về việc đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách
nhà nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
của Nhà nước của chuyên gia trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Trách nhiệm thực hiện của người
lao động và đơn vị:
2.1. Đối với người lao động đang
nghỉ việc:
a) Người lao động nộp hồ sơ quy
định tại Khoản 1 Mục IV Thông tư này cho đơn vị quản lý cuối cùng nơi người lao
động làm việc. Trường hợp đơn vị đã giải thể thì người lao động nộp hồ sơ cho
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
b) Đơn vị quản lý cuối cùng của
người lao động có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ của người lao động
kèm theo công văn đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động
đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng bảo
hiểm xã hội.
2.2. Đối với người lao động đang
đóng bảo hiểm xã hội:
a) Người lao động có trách nhiệm
bổ sung hồ sơ quy định tại Khoản 1 Mục IV Thông tư này cho đơn vị quản lý khi
được yêu cầu.
b) Đơn vị sử dụng lao động có
trách nhiệm chuyển hồ sơ của người lao động kèm theo công văn đề nghị đến Bảo
hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội.
2.3. Đối với người lao động đã
chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất:
a) Thân nhân của người lao động
nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Mục IV Thông tư này kèm theo Sổ bảo hiểm xã
hội của người lao động (nếu đã được cấp), Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử, tờ
khai của thân nhân theo mẫu do Bảo hiểm xã hội quy định kèm theo đơn đề nghị giải
quyết chế độ tử tuất cho đơn vị quản lý cuối cùng của người lao động (theo Mẫu
số 3 kèm theo Thông tư này).
b) Đơn vị quản lý cuối cùng của
người lao động có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn thân nhân người lao động
hoàn thiện hồ sơ và chuyển đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội kèm theo công văn đề nghị giải quyết chế độ
bảo hiểm xã hội.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị thực hiện việc tính thời gian để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất đối với
người lao động thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các
tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã
xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn theo đúng quy định tại thông tư
này.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
2.1. Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm
xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc
phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ trong
việc:
a) Tiếp nhận hồ sơ;
b) Thẩm định hồ sơ để giải quyết
bảo hiểm xã hội cho người lao động đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất;
cấp Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa được cấp Sổ bảo hiểm xã hội; ghi
bổ sung thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Thông tư này
cho người lao động đã được cấp Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Tính và chi trả chế độ bảo hiểm
xã hội theo quy định của Thông tư này.
2.2. Đảm bảo kinh phí chi trả chế
độ hưu trí và tử tuất cho các đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.
3. Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí
chi trả chế độ hưu trí và tử tuất cho các đối tượng thuộc ngân sách Nhà nước bảo
đảm.
VI. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thời gian công tác, học tập,
làm việc đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục I Thông tư
này được tính làm cơ sở giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội (kể cả chế độ ốm
đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) theo quy định của pháp luật bảo hiểm
xã hội hiện hành nếu người lao động tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động được cử đi
công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm
1995, về nước đúng thời hạn hoặc về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng
(do biến động chính trị, chiến tranh) nhưng đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được
việc làm nếu chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội thì hồ sơ và trình tự
thực hiện giải quyết tính thời gian công tác hưởng chế độ hưu trí, tử tuất được
thực hiện theo quy định tại Mục IV Thông tư này.
4. Chế độ hưu trí, bảo hiểm xã hội
1 lần đối với người lao động quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy
định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành; thời điểm hưởng chế độ hưu trí, bảo
hiểm xã hội 1 lần của người lao động quy định tại Thông tư này được tính từ
tháng liền kề kể từ thời điểm Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động quy định tại Mục IV Thông tư này.
5. Chế độ tử tuất đối với người
lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất
thì được thực hiện theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành; thời
điểm hưởng trợ cấp tuất của thân nhân người lao động được tính từ tháng liền kề
kể từ thời điểm Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhận đủ hồ
sơ hợp lệ theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 Mục IV Thông tư này.
6. Quân nhân, công an nhân dân
đi hợp tác lao động có thời hạn ở nước ngoài đã về nước nhưng không tiếp tục
làm việc, hưởng lương theo bảng lương của lực lượng vũ trang, thì khi
tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không áp dụng quy định tại khoản 8 Mục IV phần A Thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội số 148/2007/BQP-BCA-BLĐTBXH
ngày 14/9/2007 hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP
ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để xem
xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nươc;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Lưu VP, Vụ BHXH, Bộ LĐTB&XH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Bạch Hồng
|
MẪU SỐ 1
(kèm theo Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH)
(Dành cho người lao động)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
VỀ THỜI GIAN ĐI HỢP TÁC LAO ĐỘNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CHẾ
ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, kể cả người đi làm đội
trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng)
Kính gửi : Cục Quản lý lao động ngoài nước
Tên tôi là ........................................................................................................................................
Sinh ngày :
.....................................................................................................................................
Đơn vị cử đi hợp tác lao động:..........................................................................................................
Cơ quan chủ quản (Bộ, ngành)
: .......................................................................................................
Nước đến hợp tác lao động :
...........................................................................................................
Tên đơn vị, nhà máy đến làm việc:
....................................................................................................
Thời hạn đi hợp tác lao động
theo Hiệp định từ……….….. đến............................................................
Thời điểm về nước
: ngày.......tháng ......
năm.................................................................................
Lý do về nước:................................................................................................................................
Được chuyển trả về đơn vị:
..............................................................................................................
Hồ sơ kèm theo (nếu có) gồm:..........................................................................................................
Khi về nước tôi chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc theo
quy định tại Thông tư số 12/ TT-LB ngày 3/8/1992 và Thông tư số 24/LB-TT ngày
19/9/1994 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – Tài chính.
Tôi xin cam đoan lời khai trên
đây của tôi là đúng sự thật. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời
khai của mình.
|
ngày.....
tháng...... năm .......
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
MẪU SỐ 2
(kèm theo Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH)
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI
NƯỚC
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số
:
/QLLĐNN- XN
|
Hà
Nội, ngày .... tháng.... năm......
|
GIẤY XÁC NHẬN
VỀ THỜI GIAN ĐI HỢP TÁC LAO ĐỘNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CHẾ
ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, kể
cả người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng)
Căn cứ hồ sơ do người lao động
xuất trình (nếu có) và Sổ gốc lưu trữ, Cục Quản lý lao động ngoài nước xác nhận
:
Ông (bà) :
.......................................................................................................................................
Đi hợp tác lao động tại
………………….từ………………….đến............................................................
Thời điểm về nước :
ngày.......tháng ......
năm....................................................................................
Về nước với lý
do:...........................................................................................................................
Được chuyển trả về đơn vị:...............................................................................................................
Ông (bà) ……………………………. (có hoặc
không)………….…….tên trong danh sách đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước
duyệt hồ sơ để nhận trợ cấp cấp thôi việc theo quy định tại Thông tư số 12/
TT-LB ngày 3/8/1992 và Thông tư số 24/LB-TT ngày 19/9/1994 của Liên
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội – Tài chính .
Xác nhận này có giá trị thay thế
Giấy chứng nhận của Ban quản lý lao động Việt Nam tại ..................... và
Thông báo chuyển trả của Cục Quản lý lao động ngoài nước để xem xét tính thời
gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư số
24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội.
Nơi nhận
- Ông (bà)
- Lưu VT Cục QLLĐNN.
|
CỤC
TRƯỞNG
|
MẪU SỐ 3
(kèm theo Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
(Đối
với người được cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn ở nước ngoài
đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất)
Kính gửi :........................................................................................................................................
Tên tôi là ………………………… Số
CMTND.....................................................................................
Hộ khẩu thường trú
:........................................................................................................................
là thân nhân (nêu rõ mối quan
hệ thân nhân với người lao động):..........................................................
của ông (bà) …………………..………Sinh
ngày :
...............................................................................
Được cử đi (hợp tác lao động,
học tập, thực tập, làm chuyên
gia):.......................................................
tại (tên đơn vị, tổ chức và
tên nước):.................................................................................................
Đơn vị cử đi :
..................................................................................................................................
Cơ quan chủ quản (Bộ, ngành)
:
.......................................................................................................
Thời hạn làm việc ghi trong Quyết
định của đơn vị cử đi: từ………. đến...............................................
Thời điểm về nước
: ngày.......tháng ......
năm.................................................................................
Lý do về nước
:...............................................................................................................................
Được chuyển trả về đơn vị:...............................................................................................................
Ông
(bà).................................. đã từ trần ngày.... tháng .... năm.......................................................
Từ khi về nước đến khi từ trần,
ông (bà)…………………………………. chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm
xã hội.
Tôi xin cam đoan lời khai trên
đây của tôi là đúng sự thật. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời
khai của mình.
Đề nghị.....................................................
lập hồ sơ và làm thủ tục giải quyết chế độ tử tuất đối với ông
(bà)......................... ./.
..……,
ngày….. tháng…… năm …
Xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú
(Ký, đóng dấu)
|
..……,
ngày….. tháng…… năm …….
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
- Mẫu này áp dụng đối với
thân nhân của người lao động đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được
hưởng trợ cấp tuất;
- Uỷ ban nhân dân xã, phường
xác nhận mối quan hệ của người viết đơn với ngườilao động.