Thông tư 234/2016/TT-BTC về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 234/2016/TT-BTC
Ngày ban hành 11/11/2016
Ngày có hiệu lực 01/01/2017
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Hiếu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giao thông - Vận tải

 

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 234/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN; SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP LẮP ĐẶT TRÊN TÀU BIỂN, CÔNG TRÌNH BIỂN; ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ PHÊ DUYỆT, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Cơ quan đăng kiểm thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên tàu biển, công trình biển; đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và phê duyệt, kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lao động hàng hải chịu trách nhiệm thanh toán cho Cơ quan đăng kiểm giá dịch vụ theo quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan đăng kiểm: bao gồm Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

1. Số đơn vị giá tiêu chuẩn (ĐVGTC) là số đơn vị giá được xác định theo các loại hình công việc kiểm định thực hiện và các thông số đặc trưng của tàu biển và công trình biển. Số ĐVGTC được nêu ở các phần tương ứng của Biểu mức giá ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong đó:

- 400: Số đơn vị giá tính cho 01 lần thực hiện công việc kiểm định;

- Tàu biển mang cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hệ số k = 1;

- Tàu biển mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài, hệ số k = 1,5;

- Công trình biển, hệ số k = 2,5.

Điều 4. Giá dịch vụ kiểm định

1. Giá dịch vụ kiểm định thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Giá dịch vụ quy định tại Thông tư này đã gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không bao gồm lệ phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của công ước quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho tàu biển, công trình biển theo mức quy định của Bộ Tài chính, chi phí khác (CPK) như: chi phí ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm tra ở những nơi xa trụ sở Cơ quan đăng kiểm trên 100 km và các khoản chi phí mà chủ tàu phải nộp theo quy định pháp luật của quốc gia mà tàu, công trình biển mang cờ quốc tịch. Chi phí ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm tra ở những nơi cách xa trụ sở Cơ quan đăng kiểm trên 100 km (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Khi thu tiền dịch vụ, Cơ quan đăng kiểm sử dụng hóa đơn cung ứng dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Cơ quan đăng kiểm có nghĩa vụ công khai thông tin và niêm yết giá dịch vụ, nộp thuế đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền còn lại sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

[...]