Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 22/2011/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành 30/12/2011
Ngày có hiệu lực 15/02/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Hoàng Tuấn Anh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 22/2011/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động giám định cổ vật tại Việt Nam.

2. Trường hợp giám định cổ vật theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

Điều 3. Giám định cổ vật

1. Giám định cổ vật là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để đánh giá, kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, niên đại, chất liệu của cổ vật.

2. Hoạt động giám định cổ vật được các cơ sở giám định cổ vật thực hiện khi có yêu cầu giám định cổ vật của tổ chức, cá nhân để phục vụ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị cổ vật, đăng ký cổ vật và các hoạt động khác có liên quan đến cổ vật.

3. Nguyên tắc giám định cổ vật:

a) Tuân thủ pháp luật;

b) Trung thực, chính xác, khách quan;

c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến cổ vật trong phạm vi được yêu cầu;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định.

Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.

2. Lợi dụng việc thực hiện giám định cổ vật để trục lợi.

3. Thực hiện giám định cổ vật khi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hiện vật giám định.

Chương II

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT

Điều 5. Điều kiện thành lập cơ sở giám định cổ vật

[...]