Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 21/2010/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 21/2010/TT-BQP
Ngày ban hành 01/03/2010
Ngày có hiệu lực 15/04/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Phùng Quang Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------

Số: 21/2010/TT-BQP

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2008/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Xét đề nghị của Tổng tham mưu trưởng,

THÔNG TƯ:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự, hệ thống công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự; hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; chế độ sơ kết, tổng kết, báo cáo, kiểm tra, thanh tra về phòng thủ dân sự theo quy định của Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự (sau đây gọi chung là Nghị định 117/2008/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tập đoàn, tổng công ty thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành Trung ương) và các địa phương trong phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa.

Chương 2.

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Điều 3. Lực lượng chuyên trách

Các đơn vị chuyên trách tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương được thành lập theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 1 và Khoản 3, Điều 7 Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương (sau đây gọi chung là Quyết định 76/2009/QĐ-TTg), đồng thời là lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa.

Điều 4. Lực lượng kiêm nhiệm

a) Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương được thành lập theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 2 và Khoản 3, Điều 7 Quyết định 76/2009/QĐ-TTg, đồng thời là lực lượng kiêm nhiệm phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa.

b) Các lực lượng do các Bộ, ngành Trung ương huy động; các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và lực lượng Dân quân tự vệ nòng cốt là lực lượng kiêm nhiệm phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa.

Điều 5. Lực lượng rộng rãi

Lực lượng Dân quân tự vệ rộng rãi, lực lượng nhân dân được cấp có thẩm quyền huy động; lực lượng tự nguyện thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa.

Điều 6. Huy động lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự

1. Khi đất nước chuyển sang tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quyết định thành lập một số đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả vũ khí hủy diệt lớn của địch gây ra.

2. Người đứng đầu các Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định huy động lực lượng thuộc quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Chương 3.

HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH

Điều 7. Hệ thống công trình

Công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh gồm: Hệ thống công trình dự báo, cảnh báo, báo động; công trình phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí thông thường, vũ khí hủy diệt lớn; công trình nghi trang, nghi binh; đường cơ động; hệ thống thiết bị phòng hóa tập thể; hệ thống thiết bị thông gió, lọc độc; công trình bảo vệ, cất giữ lương thực, thực phẩm, nguồn nước, thuốc men, vật tư, phương tiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; công trình bảo đảm cho huấn luyện, diễn tập phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Điều 8. Tổ chức xây dựng công trình.

[...]