Thông tư 20-BYT/TT năm 1960 hướng dẫn Quyết định 462 năm 1960 về quy chế thuốc độc do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 20-BYT/TT
Ngày ban hành 30/08/1960
Ngày có hiệu lực 14/09/1960
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Phạm Ngọc Thạch
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20-BYT/TT

Hà Nội , ngày 30 tháng 08 năm 1960 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 462 NGÀY 30-8-1960 VỀ QUY CHẾ THUỐC ĐỘC

Kính gửi:

- Ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh
- Các ông Giám đốc Khu, Sở Y tế
- Các ông Trưởng ty Y tế,
- Các ông Giám đốc các Viện nghiên cứu, bệnh viện Trung ương, Trường Đại học Y dược, Trường Cán bộ Y tế, xí nghiệp Dược phẩm và Quốc doanh Y-Dược phẩm.

 

Bộ đã có một số văn bản quy định về chế độ bảo quản, sử dụng, cấp phát, kê đơn và pha chế thuốc độc. Việc áp dụng ở các đơn vị so với trước đã có tiến bộ nhưng nhiều nơi chưa thật rõ tầm quan trọng của công tác này, nên chưa thi hành đầy đủ, và có nơi đã để xảy ra nhầm lẫn thuốc có hại cho bệnh nhân.

Để khắc phục tình trạng nói trên, Bộ ban hành quy chế thuốc độc nhằm mục đích:

a) Xác định rõ hơn nữa tầm quan trọng của việc quản lý thuốc độc và trách nhiệm của cán bộ y tế, dược trong công việc đó. Người cán bộ y tế, y cũng như dược luôn luôn tiếp xúc với thuốc men nên cần thường xuyên  trau dồi một tác phong thận trọng, chính xác, tỷ mỷ, khắc phục mọi khó khăn để triệt để triệt để chấp hành quy chế, chống lối làm ẩu, đại khái, ngại khó là nguyên nhân gây ra tai nạn đối với bệnh nhân.

b) Bước đầu xây dựng một số quy định về thuốc độc Đông dược để tiến tới một quy chế đầy đủ hơn.

Sau đây Bộ lưu ý các đơn vị về một số điểm trọng yếu thuộc nội dung quy chế để việc chấp hành được đầy đủ.

I. PHÂN LOẠI THUỐC ĐỘC

Trước đây, việc phân loại thuốc độc mỗi nơi áp dụng một khác, nơi thì sắp xếp theo dược thư Pháp gồm 3 bảng: A (độc), B (độc gây nghiện), C (nguy hiểm), nơi lại xếp theo 2 bảng độc, mạnh như quy chế của Liên xô. Thuốc Đông trước đây cũng đã được phân loại thành thuốc độc nhưng chưa được đầy đủ, nên cần phải bổ sung.

Căn cứ vào trình độ chuyên môn của cán bộ, vào việc Nhà nước đã quản lý toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối, đồng thời để tiện cho việc trao đổi thuốc men giữa nước ta với nước bạn trong phe xã hội chủ nghĩa. Bộ thấy cần chia thuốc độc Đông và Tây ra làm 2 bảng:

Bảng A: Gồm những thuốc độc hơn hết trong đó có một số thuốc độc gây nghiện (thuốc tây).

Bảng B: Gồm những thuốc tuy không độc bằng loại A, nhưng có thể gây tai nạn ngộ độc, nên xếp vào bảng thuốc “nguy hiểm”.

Những vụ tai nạn xảy ra thường là những thuốc thuộc về hai bảng này, nên nơi nào có những thuốc đó thì đều phải sắp xếp theo các điều khoản của quy chế.

II. NHÃN THUỐC

Nhãn thuốc là một vấn đề mấu chốt để chống nhầm lẫn về thuốc men. Do đó nhãn thuốc cần có màu sắc riêng biệt thích hợp và thể hiện được: tính chất độc của thuốc, nồng độ, lượng thuốc,  cách dùng, những điểm cần ghi nhớ khi dùng, v.v…

Căn cứ vào những đặc điểm đó, nên đối với thuốc bảng A là thuốc độc hơn hết thì dùng nhãn trắng có khung màu đen và dấu hiệu “đầu lâu hai xương chéo”. Dấu hiệu này tượng trưng cho sự nguy hiểm chết người. Màu đen có tính chất đặc biệt nên làm cho người pha chế cũng như người dùng thuốc dễ chú ý hơn và hiện nay ta cũng bắt đầu quen dùng làm màu tang. Bảng B: thuốc nguy hiểm, nhãn trắng có khung màu đỏ máu, kèm theo chữ “nguy hiểm”, còn đối với thuốc thường thì dùng nhãn màu trắng.

Cách trình bày cũng có sự phân biệt để nhắc nhở thêm như đối với thuốc nguyên chất hoặc dung dịch đậm đặc, nhãn có khung đen hay đỏ; thuốc đã pha chế để dùng trực tiếp cho bệnh nhân, nhãn có thêm một gạch đen hoặc đỏ; thuốc dùng ngoài có thêm viền vàng (màu đen), thuốc nhỏ mắt có dấu hiệu “con mắt và ống nhỏ giọt”,v.v…

Do tính chất quan trọng nói trên nên trong bất cứ một trường hợp nào, thuốc Đông hay Tây, nhãn thuốc cần phải được trình bày thống nhất như quy chế để luôn luôn nhắc nhở cán bộ y, và dược phải lưu ý khi trực tiếp với thuốc men và cũng dần dần gây thành tập quán đối với bệnh nhân để khỏi dùng nhầm thuốc.

III. CHẾ ĐỘ BẢO QUẢN, CẤP PHÁT, SỔ SÁCH VÀ KÊ ĐƠN

Do tính chất độc nên việc bảo quản, cấp phát, pha chế các thuốc bảng A, B phải được đề cao hơn một mức, vì nếu không, chỉ một sự vô ý nhỏ trong khi  cấp phát hoặc pha chế là có thể gây ra hàng loạt người bị ngộ độc. Do đó những đơn vị có dược sĩ thì dược sĩ phải trực tiếp phụ trách tủ thuốc độc về bảo quản, xuất nhập, pha chế, chỉ những khi vắng mặt mới được ủy nhiệm cho người khác tạm thay.

Những nơi không có dược sĩ thì phải chỉ định một dược tá khá để chuyên trách và chịu trách nhiệm xuất nhập tủ thuốc độc. Thủ trưởng chuyên môn của đơn vị là người hiểu biết nhiều chuyên môn hơn, nên phải chịu trách nhiệm trực tiếp với dược tá đó về việc quản lý thuốc độc, nhất là việc xét duyệt cấp phát.

Việc giữ sổ sách, chứng từ rõ ràng, chính xác, kịp thời và đầy đủ là đảm bảo cho việc quản lý thuốc độc được tốt, do đó cần phải chống lối làm việc đại khái, tùy tiện, linh động vô nguyên tắc.

Việc kê đơn thuốc thận trọng, rõ ràng là biểu hiện tinh thần trách nhiệm  đối với bệnh nhân. Người kê đơn phải theo đúng thủ tục đã quy định, đơn kê phải rõ ràng để người pha chế và bệnh nhân dễ hiểu và không nhầm, vì chỉ ghi sai một nét bút, một dấu phẩy, là đã có thể nguy hại đến bệnh nhân tránh lối cẩu thả và một số người hiện nay còn mắc phải như viết tắt, viết khó đọc, viết công thức hóa học, những danh từ bằng chữ nước ngoài.

Trong những trường hợp danh từ tiếng Việt đã dùng một cách phổ thông, v.v…

IV. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH

Bộ đề nghị nhận được Thông tư này, Ủy ban, Khu, Sở, Ty và các đơn vị đặt kế hoạch để đến hết tháng 11-1960 đã thực hiện xong cho tất cả các cơ sở có thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc thuộc hệ thống y tế, thương nghiệp và tư nhân.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ