BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
396-ĐY/BYT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 04 năm 1958
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ VIỆC CHO PHÉP
LÀM CÁC NGHỀ CHỮA BỆNH BÁN THUỐC.
Để đảm bảo sức khỏe và tính mạng
cho nhân dân, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những nhà chuyên môn chân
chính, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 965-TTg ngày 11-07-1956 ban hành
bản điều lệ tạm thời cho phép làm các nghề chữa bệnh bán thuốc.
Để thi hành bản điều lệ tạm thời
cho hợp với quyền lợi của bệnh nhân và của các nhà lương y, Bộ quy định sau đây
một số điểm cụ thể để áp dụng riêng cho ngành Đông y.
I. - NHỮNG NGHỀ HỢP PHÁP TRONG NGÀNH ĐÔNG Y
Để đề phòng hiện tượng chữa
bệnh, bán thuốc đông y một cách bừa bãi, từ nay về sau trong ngành đông y chỉ
được hành nghề theo các môn được quy định như sau:
- Về chẩn trị:
1) Xem mạch kê đơn
2) Xem mạch bốc thuốc
3) Chữa bệnh bằng các phương
thuốc gia truyền
4) Lể, châm cứu, giác
5) Xoa, bóp, nắn - sửa chữa sái,
trật gân, sửa và hó gãy xương.
- Về dược liệu:
1) Xử lý và bán thuốc sống
2) Bào chế và bán thuốc chín
3) Sản xuất và bán các loại dầu,
cao, đơn, hoàn tán và thuốc nước.
II. – TIÊU CHUẨN ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ ĐỂ CHỮA BỆNH BẰNG
ĐÔNG Y
a) Những người biết chữ Hán, đã
tự nghiên cứu, hoặc đã học nghề và đã trực tiếp chữa bệnh cho đồng bào trước
kháng chiến và trong kháng chiến (kể từ ngày 21-07-1954 trở về trước) đã được
nhân dân tín nhiệm, có chính quyền địa phương chứng nhận (kể cả những người đã hành
nghề trước kháng chiến nhưng trong kháng chiến đã tạm ngừng để tham gia các
công tác khác của Chính phủ).
b) Những người có phương thuốc
gia truyền đã chữa bệnh cho đồng bào trước kháng chiến, trong kháng chiến (kể
từ ngày 21-07-1954 trở về trước) có nhiều kết quả, được nhân dân tín nhiệm và
chưa để xảy ra tai nạn có hại đến sức khỏe sinh mạng nhân dân, có chính quyền
địa phương chứng nhận.
c) Những người tuy có trình độ
văn hóa và nghiệp vụ như trên, nhưng mới hành nghề từ ngày 21-07-1954 hoặc chưa
hành nghề, nay muốn tiếp tục hoặc ra hành nghề, phải qua một cuộc khảo sát của
Hội đồng Đông y.
III. – TIÊU CHUẨN NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP BÀO CHẾ VÀ
BÁN THUỐC
a) Những người biết chữ Hán, đã
tự nghiên cứu, hoặc đã học nghề và đã làm nghề báo chế và bán thuốc trước kháng
chiến, trong kháng chiến (kể từ ngày 21-07-1954 trở về trước), được nhân dân
tín nhiệm, có chính quyền địa phương chứng nhận (kể cả những người đã hành nghề
trước kháng chiến, nhưng trong kháng chiến đã tạm ngừng để làm các công tác
khác của Chính phủ).
b) Những người bào chế và bán
những phương thuốc gia truyền, trước kháng chiến, trong kháng chiến (kể từ ngày
21-07-1954 trở về trước), được nhân dân tín nhiệm, có Chính quyền địa phương
chứng nhận (kể cả những người đã hành nghề trước kháng chiến, nhưng trong kháng
chiến đã tạm ngừng để làm công tác khác của Chính phủ).
c) Những người tuy có trình độ
văn hóa và nghiệp vụ như trên nhưng đã hành nghề sau ngày 21-07-1954 phải qua
một cuộc khảo sát của Hội đồng Đông y.
IV. - NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH CHUNG PHẢI THI HÀNH TRONG
LÚC HÀNH NGHỀ
A - VỀ CHẨN TRỊ
1) Những người xem mạch kê đơn,
xem mạch bốc thuốc đều phải có một đơn thuốc cho bệnh nhân, ghi rõ tên, địa chỉ
và số đăng ký vào đơn thuốc hoặc bằng cách viết tay, bằng con dấu hay bằng cách
in sẵn (có mẫu kèm theo).
2) Những cá nhân xem mạch chữa
bệnh và những cá nhân chữa bệnh bằng các phương thuốc gia truyền, lúc đi vắng
không được cử người thay thế.
3) Những tổ chức tập thể chẩn
trị thì mọi người đứng ra chẩn trị phải đủ tiêu chuẩn, phải có nội quy và có
người phụ trách chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân về mọi mặt.
Khi thay đổi người phụ trách phải có biên bản và phải báo cáo cho cơ quan y tế
địa phương biết.
4) Cá nhân hoặc tập thể chẩn trị
nào muốn mở bệnh viện đông y phải có sự đồng ý của cơ quan chính quyền và y tế
từ cấp tỉnh trở lên. Cơ sở chữa bệnh đó phải được cơ quan kiến trúc công nhận
đủ điều kiện an toàn, cơ quan y tế công nhân đủ điều kiện vệ sinh và được cơ
quan công thương cho đăng ký mới được mở cửa. Trong khi không có bệnh viện
riêng mà hoàn cảnh phải chữa một vài bệnh truyền nhiệm thì phải có chỗ cách ly
và phải khai báo với chính quyền và y tế địa phương.
5) Những người từ trước đến nay
chuyên chữa bệnh con mắt bằng đông y phải qua sự kiểm tra chuyên môn của Hội
đồng Đông y. Khi hành nghề phải theo đúng phạm vi chuyên môn và nguyên tắc do
Hội đồng đó đề ra (lúc kiểm tra sẽ quy định riêng cho từng người).
6) Những người chữa bệnh bằng
các khoa: lể, châm cứu, giác theo phương pháp đông y phải qua một lớp huấn
luyện về khử trùng vô trùng do cơ quan y tế mở. Sau khi được học tập phải áp
dụng đúng các phương pháp đó. Cũng trong thời gian trên tất cả các bà mụ ở nông
thôn và những người chữa bệnh tử cung theo phương pháp đông y phải tham dự các
lớp huấn luyện ấy.
7) Những người chữa bệnh bằng
các phương thuộc gia truyền chỉ được phép hành nghề trong phạm vi các môn gia
truyền đã được đăng ký mà thôi. (Lúc xin đăng ký phải nói rõ có mấy môn gia
truyền, môn nào chuyên trị bệnh gì).
B. - VỀ BÀO
CHẾ VÀ BÁN THUỐC
1) Những người đã đứng tên đăng
ký bán thuốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất cũng như lượng của thuốc
mỗi khi bán ra, và phải bán đúng theo đơn đã kê.
2) Những nơi bán thuốc phải sắp
đặt riêng có ngăn nắp không lẫn lộn với các thứ hàng khác. Những vật dùng đựng
thuốc phải đảm bảo đủ điều kiện bảo vệ được thuốc. Trên mỗi vật đựng thuốc phải
có nhãn ghi tên thuốc. Mỗi khi bán cho ai phải ghi rõ tên địa chỉ, số đăng ký
của người bán và ngày bán lên đơn thuốc và trên giấy gói thuốc bằng chữ viết
đóng dấu hoặc in.
3) Những tập đoàn sản xuất đông
y phải có người phụ trách chịu trách nhiệm và phải đủ tỷ lệ một phần ba người
(1/3) đủ tiêu chuẩn đăng ký trong số cán bộ làm công tác chuyên môn. (Không kể
những người làm các công tác khác trong tập đoàn).
4) Các cá nhân hoặc tập đoàn sản
xuất cao, đơn, hoàn, tán, không được dùng các hóa chất hoặc các chất tổng hợp
trộn lẫn vào thuốc đông y, phải có chỗ pha chế thuốc hợp vệ sinh và phải đảm
bảo đủ điều kiện vệ sinh lúc pha chế.
5) Tất cả các môn thuốc dầu,
cao, đơn, hoàn, tán, thuốc nước bán ra thị trường đều phải đựng trong chai,
hộp, gói, bên trong có đơn hướng dẫn cách dùng, bên ngoài có nhãn hiệu như đã
quy định trong Nghị định số 176-TTg ngày 03-04-1958 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đơn hướng dẫn cách dùng có
nói công dụng và tính chất của thuốc, dưới đề tên hiệu thuốc, tên người hoặc
tập đoàn bào chế và số đăng ký.
Trên nhãn phải có tên hiệu, địa
điểm bào chế, tên và địa chỉ người bào chế hoặc tập đoàn bào chế.
Đơn, nhãn phải theo đúng mẫu kèm
theo thông tư này.
Những người hoặc tập đoàn muốn
sản xuất hoặc muốn tiếp tục sản xuất cao, đơn, hoàn, tán, phải kèm theo đơn
những giấy tờ cần thiết như sau:
a) Công thức và phương pháp bào
chế từng môn thuốc (2 bản).
b) Mẫu thuốc đã chế thành (2 mẫu
mỗi thứ).
c) Nhãn thuốc chưa dán (2 bản).
d) Đơn giới thiệu thuốc và hướng
dẫn cách dùng (2 bản ngoài bản kèm theo mẫu thuốc).
6) Những người hoặc tập đoàn sản
xuất cao, đơn, hoàn, tán cũ tuy được phép tiếp tục hành nghề nhưng trong một
thời gian sáu tháng kể từ ngày ra thông tư này, phải theo đúng các thể lệ đã
quy định trong thông tư và phải gửi lên Bộ Y tế các giấy tờ nói trong điều 5
trên đây (kể cả những thứ thuốc đã bào chế và những thứ sắp bào chế). Các Sở,
Ty Y tế có nhiệm vụ hướng dẫn cách làm và tập trung hồ sơ chuyển về Bộ đồng
thời kiểm tra tình hình việc nộp hồ sơ đó.
7) Tất cả các công thức bào chế
cao, đơn, hoàn, tán đã được Bộ Y tế công nhận phải thực hiện đúng. Mỗi khi muốn
cải tiến công thức nào phải được Bộ Y tế (Vụ Đông y) duyệt lại.
C - NGỮNG
NGUYÊN TẮC CHUNG
1) Những người mù mắt, điếc tai,
điên dại hoặc mất trí khôn không được làm nghề đông y, nhưng hai trường hợp sau
đây cần được châm chước để giải quyết thích đáng.
- Người nào đã bán thuốc hoặc
bào chế thuốc lâu năm (trước Cách mạng tháng Tám) có nhiều kinh nghiệm, được
nhân dân tin dùng, hiện nay còn cơ sở bán thuốc hoặc bào chế thuốc mà chỉ bị
một trong hai bệnh điếc tai, hoặc mù mắt do tai nạn gây ra trong thời kỳ kháng
chiến thì phải có một người đủ tiêu chuẩn hành nghề cùng đứng tên đăng ký và
chịu trách nhiệm để cùng làm thì được phép tiếp tục.
- Người nào đã xem mạch kê đơn
hay xem mạch bốc thuốc lâu năm (trước Cách mạng tháng Tám) có nhiều kinh nghiệm
và có uy tín lớn, cùng một hoàn cảnh như trên mà chỉ bị một trong hai bệnh điếc
tai hay mù mắt thì được tham gia các tổ chẩn trị tập thể với tư cách cố vấn
chuyên môn.
2) Những cá nhân hoặc tập đoàn
đã được đăng ký để hành nghề đông y phải thi hành đúng các thể lệ hiện hành về
sản xuất hoặc thương mại.
3) Người nào đứng tên xin đăng
ký để làm nghề đông y (kể cả y và dược) thì người ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi mặt. Những người sản xuất cao đơn hoàn tán, mỗi khi đi
vắng từ 15 ngày trở lên đến 3 tháng phải có người có trình độ tương đương thay
thế. Người thay thế phải được cơ quan y tế và chính quyền địa phương công nhận
và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm suốt cả thời gian thay thế. Trường hợp đi
vắng lâu ngày phải tạm thời đóng cửa cho đến khi về.
4) Một cá nhân không thể đứng
tên hai hiệu bán thuốc hoặc sản xuất cao đơn hoàn tán, nhưng người nào chỉ có
đăng ký xem mạch kê đơn hoặc xem mạch bốc thuốc thì còn có thể tham gia các tổ
chẩn trị tập thể.
5) Những loại thuốc có chất độc
ghi trong bản danh sách kèm theo thông tư này phải để riêng (kể cả các cá nhân
hoặc tập đoàn bán thuốc và sản xuất cao đơn hoàn tán). Tủ phải có khóa do người
được đăng ký giữ và chịu trách nhiệm về liều lượng lúc đem bào chế hoặc bán ra.
Phải có sổ xuất nhập theo mẫu kèm theo thông tư này.
6) Những cá nhân hoặc tập đoàn
vừa bán thuốc sống, vừa bán thuốc chín, vừa sản xuất cao đơn hoàn tán thì phải
xin 3 đăng ký riêng. Những người xem mạch kê đơn, bốc thuốc hoặc chữa bệnh bằng
các phương thuốc gia truyền chỉ chế tạo một số ít cao đơn hoàn tán để phân phối
cho bệnh nhân mà không bán ra thị trường thì khỏi phải xin đăng ký riêng, và
khỏi phải toa nhãn vì họ đã trực tiếp căn dặn bệnh nhân lúc đến lấy thuốc, chỉ
cần ghi tên thuốc và cách dùng trên đơn như đã quy định trên (điều 1 quy định
chung).
7) Những người hiện nay ở địa
phương nào thì xin đăng ký ở địa phương đó trừ số cán bộ và đồng bào miền Nam
tập kết thì tùy ý lựa chọn nơi đăng ký nhưng phải được chính quyền địa phương
đồng ý. Khi có bệnh mời đi xa phải đem giấy đăng ký theo. Khi đổi chỗ ở qua
tỉnh khác phải xin đăng ký lại.
8) Khi xét đến thâm niên của
những nhà làm nghề đông y thì tất cả các giấy tờ cũ như giấy chứng nhận hay môn
bài đều có giá trị. Nếu kẻ nào dùng giấy tờ giả để chứng minh thâm niên sẽ bị
pháp luật trừng trị.
9) Những người hoặc tập đoàn đã
được phép đăng ký để làm nghề đông y sau một thời gian xét ra thiếu đạo đức, có
những hành động bịp bợm lừa phỉnh nhân dân, làm hại đến sinh mạng nhân dân hoặc
chưa đủ năng lực thì chính quyền sẽ có biện pháp thích đáng do Hội đồng Đông y
xét và đề nghị.
10) Đơn xin đăng ký để làm nghề
đông y phải được chính quyền xã, khu phố chứng nhận. Trường hợp đã ở nhiều nơi
thì phải được chính quyền nơi ở lâu nhất và nơi ở lâu và nơi ở mới nhất chứng
nhận. Những người đã công tác ở cơ quan thì phải được cơ quan chứng nhận, đồng
thời có chính quyền địa phương mình làm nghề lúc trước chứng nhận. (Hồ sơ xin
đăng ký phải làm thành hai bản mỗi thứ).
Đồng bào và cán bộ miền Nam tập
kết thì sẽ do Hội đồng hương chứng nhận. Chữ ký của Hội đồng hương hoặc Thủ
trưởng cũ phải được chính quyền cơ quan hoặc nơi Hội đồng hương đóng xác thực.
Trường hợp khó khăn thì sẽ do Hội đồng Đông y xét khả năng chuyên môn từng
người để giải quyết.
11) Trong thời gian hiện tại
những người làm nghề đông y được phép giới thiệu một cách thật thà sự công hiệu
của các môn thuốc của mình bằng báo chí sách vở hoặc trên màn ảnh. Không đùng
dùng lối quảng cáo cũ có tính cách lừa bịp và tuyệt đội cấm các nhà thuốc tổ
chức những đoàn lưu động riêng vừa làm trò vừa quảng cáo vừa bán thuốc, hoặc
giao cho các đoàn làm trò khác cổ động bán thuốc.
12) Tất cả những người làm nghề
đông y phải có bảng hiệu trước cửa thống nhất như sau:
a) Hiệu thuốc đông y…
b) Tên…
c) Chuyên môn (ghi rõ phạm vi
chuyên môn)…
d) Địa chỉ…
Nếu là một tập thể thì đề:
a) Tập đoàn đông y…
b) Tên…
c) Chuyên môn (ghi rõ phạm vi
chuyên môn)…
d) Địa chỉ…
13) Những điều quy định trong
thông tư này chỉ áp dụng cho những nhà đông y người Kinh và người Hoa kiều. Đối
với những nhà đông y thiểu số sẽ có thể lệ riêng.
Trên đây chỉ là một số điểm cần
thiết vừa để khuyến khích những người làm nghề chân chính, vừa để giúp cho việc
quản lý ngành Đông y được chặt chẽ, nhưng việc thực hiện sẽ tiến dần từng bước
tùy theo tình hình cụ thể từng địa phương.
Nguyên tắc thực hiện là: cơ quan
Y tế chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn, cơ quan Công thương chịu trách
nhiệm về mặt kinh doanh, cụ thể:
Các sở, Ty Y tế xét hồ sơ và cấp
giấy chứng nhận tạm thời về tiêu chuẩn làm nghề đông y theo như quy định trên
(có mẫu giấy chứng nhận kèm theo). Giấy chứng nhận chuyên môn này và hồ sơ
đương sự được chuyển một bản sang Sở hoặc Ty công thương cho đăng ký hành nghề.
Bước đầu tất cả những nhà làm
nghề đông y trước ngày 21-07-1954 thì các Sở, Ty Y tế các địa phương xét trước.
Những người đã hành nghề sau ngày 21-07-1954 thì tập trung hồ sơ đưa về Bộ (Vụ
Đông y) nhưng vẫn cứ để cho đương sự hành nghề cho đến lúc nào có ý kiến của Bộ
(Vụ Đông y) mới cho đăng ký. Những đơn xin hành nghề sau ngày ký thông tư này
thì phải đợi có ý kiến của Bộ (Vụ Đông y) rồi mới cho hoạt động. Riêng đối với
cán bộ các cơ quan đã hành nghề từ lâu, nhưng trong kháng chiến đã tạm ngừng để
làm công tác khác của Đảng và Chính phủ, nay vì thực hiện chủ trương: “giảm nhẹ
biên chế, chuyển người về sản xuất” mà xin ra hành nghề, hoặc cá nhân, hoặc tập
thể, có cơ quan chính quyền địa phương hoặc Hội đồng hương (nếu là cán bộ miền
Nam tập kết) chứng nhận thì các Sở, Ty cứ xét mà cấp giấy chứng nhận.
Đối với những người hiểu biết
đông y hoặc đang nghiên cứu đông y nhưng không hành nghề đông ty thì phải có
hội viên Hội Đông y Việt Nam mới có thể kê một vài đơn thuốc cho thân nhân đau
ốm. Trên đơn phải ghi rõ tên, địa chị, số thẻ hội viên Hội Đông y Việt Nam, và
câu “đơn thuốc cấp cho thân nhân không lấy tiền”.
Tất cả những nhà sản xuất dầu,
cao đơn, hoàn, tán thuốc nước cũ thì phải nạp hồ sơ đúng kỳ hạn tại Sở Y tế
thành phố hoặc Ty Y tế tỉnh để chuyển về Bộ Y tế (Vụ Đông y) xét.
Trong khi các nhà sản xuất thuốc
ấy có nhiệm vụ tập trung hồ sơ và công thức thì Bộ có nhiệm vụ tôn trọng những
sáng chế phát minh của họ. Những công trình lao động sáng tạo của họ sẽ được
bảo vệ, tông trọng và phát huy. Khi Chính phủ nhận thấy cần sử dụng công thức
hoặc phương pháp bào chế nào của họ thì sẽ có sự thương lượng và thỏa thuận
trước để bảo vệ quyền lợi lao động sáng tạo của đương sự kết hợp với việc phục
vụ nhân nhân.
Đối với những môn cao đơn hoàn
tán không có nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không có tên và địa chỉ của người bào
chế, nhà sản xuất thì phải dùng giấy báo thị tin cho các đại lý trong mỗi địa
phương biết để ngừng nhận hàng mới và đề nghị gửi trả số hàng còn lại cho nhà
sản xuất làm nhãn hiệu. Địa phương nào có nhà sản xuất cao hơn hoàn tán không
có nhãn hiệu đúng kiểu thì hoặc dùng giấy báo thị, hoặc mời đến cơ quan để giải
thích và đề nghị thi hành đúng theo thể lệ có kỳ hạn. Sau kỳ hạn mà không thực
hiện thì có thể rút giấy phép.
Địa phương nào có những nhà đông
y chữa bệnh bằng các khoa phẫu thuật như: nạo, mổ, xẻ, cắt, cưa, dù lớn dù nhỏ
thì nên khuyên họ xin đăng ký theo thể lệ hành nghề về Tây y. Nếu họ không đủ
điều kiện đăng ký như thế thì đề nghị ngừng hoạt động ngay.
Địa phương nào có những người
không biết thuốc nhưng đã bỏ vốn ra kinh doanh về đông y lâu ngày (bán thuốc
hoặc sản xuất cao đơn hoàn tán) bằng cách mướn các vị lương y hoặc những người
bào chế giúp việc thì phải báo cáo về Bộ (Vụ Đông y) giải quyết.
Địa phương nào có những nhà đông
y được nhân dân tín nhiệm mà bị quy lầm là địa chủ và bị bắt buộc thôi nghề từ
ấy đến nay thì nên xét lại từng trường hợp để cho họ tiếp tục hành nghề.
Đối với vấn đề mở lớp huấn luyện
về khử trùng, sát trùng cho những nhà châm, cứu, giác, lể, bà mụ và những người
làm nghề chữa tử cung thì Bộ sẽ có thông tư và tài liệu gửi về sau, nhưng các
cơ quan chính quyền và y tế địa phương nên nắm tình hình về số lượng để chuẩn
bị tổ chức.
Trong quá trình nghiên cứu thi
hành thông tư này, các địa phương cần rút kinh nghiệm phản ảnh lên Bộ để bổ
sung thêm những điều chưa có hoặc sửa đổi những điểm chưa hợp lý.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
B. S. Hoàng Tích Trí
|
TY
Y TẾ
Tỉnh …………………….
Hoặc SỞ Y TẾ
Số: ………. /CNCM
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
GIẤY CHỨNG NHẬN TẠM THỜI
VỀ TIÊU CHUẨN VÀ PHẠM VI CHUYÊN MÔN HÀNH NGHỀ ĐÔNG Y
Ông, Bà ……………………………… Tuổi …………..
Bí danh …………………….……..
Sinh quán
……………………………………………………………………………………..
Trú quán
………………………………………………………………………………………
Đã làm nghề đông y từ năm
……………………………………………………………….. (1)
Tại xã ……………………… huyện
……………………….. tỉnh …………………………..
(theo hồ sơ xin hành nghề đã nạp)
Được chứng nhận về tiêu chuẩn và
phạm vi chuyên môn hành nghề đông y như sau: (2)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
|
Làm
tại …………… ngày …… tháng …… năm ……
Ty Trưởng Ty Y tế tỉnh hoặc Giám đốc Sở Y tế
|
Mẫu đơn xin bào chế thuốc
|
VIỆT NAM DÂN
CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
ĐƠN XIN
BÀO CHẾ THUỐC
1 – Tên và hiệu
|
|
Tên cá nhân hoặc tập đoàn
Tên hiệu thuốc
Địa chỉ
Đăng ký số ……. ngày …… tại …………
Địa điểm bào chế và sản xuất
|
2 – Hình thức
|
|
Tên môn thuốc
Thuốc bột hay nước
Màu gì
Mùi gì
Đựng bằng gì
Dấu hiệu bên ngoài (nếu có)
|
3 – Đặc tính
|
|
Chế bằng chất gì
Có tính chất gì, đặc tính gì
Có độc hay không độc
|
4 – Công dụng
|
:
|
Trị bệnh gì, phòng bệnh gì
|
5 – Cách dùng
|
:
|
Liều lượng, thời gian, dùng
nước gì làm thang kiêng cữ gì
|
6 – Cách bảo quản
|
:
|
|
7 – Giá cả
|
:
|
Giá thành, giá bán
|
8 – Nguyên liệu mua ở đâu
|
9 – Dự định tiêu thụ ở đâu và
bằng cách nào? Đặt Đại lý có hệ thống hay bán tất cả cho mọi người buôn hoặc
tổ chức bán lưu động v.v…
|
CÔNG
THỨC CỦA MÔN THUỐC TRÊN
(viết rõ chữ, ghi rõ liều lượng
bằng đồng cân, nói rõ đồng cân là mấy grammes) hoặc chỉ ghi bằng gramme và phân
khối.
CÁCH
BÀO CHẾ
(nói
rõ cách bào chế)
|
Làm
tại …………… ngày ………… ……
Ký tên
|
BỊ CHÚ: Mỗi món thuốc phải có
một đơn xin theo mẫu này.
MẪU ĐƠN THUỐC
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG THUỐC CAO ĐƠN HOÀN TÁN
(Kèm theo thuốc)
Hình thức:
|
|
Tên môn
Thuốc bột hay nước
Màu gì
Mùi gì
Đựng bằng gì
Dấu hiệu bên ngoài (nếu có)
|
Đặc tính:
|
|
Chế bằng chất gì, có tính chất
gì
Đặc tính gì, có độc hay không
|
Công dụng
|
:
|
Trị bệnh gì
|
Cách dùng
|
:
|
Liều lượng, thời gian, dùng
nước gì làm thang, phải kiêng cữ gì
|
Cách bảo quản
|
:
|
|
Ngày bào chế
|
:
|
|
Ngày hết hạn dùng
|
:
|
|
Tên cá nhân hoặc tập đoàn bào
chế
Tên hiệu thuốc
Địa chỉ
Đăng ký ……. số …… ngày …… tại
…………………
Địa điểm bào chế
NHÃN THUỐC DÁN BÊN NGOÀI
THUỐC ĐÔNG Y
Tên
hiệu thuốc
Tên món thuốc
Bột hay nước
Địa điểm bào chế
Địa chỉ người hoặc tập đoàn bào
chế
Giá bán
BỊ CHÚ: Đơn nhấn, lớn nhỏ, rộng
hẹp là tùy sự cần thiết kết hợp với mỹ thuật, nhưng nội dung và thứ tự sắp xếp
không được thay đổi.
PHẦN
TỒN CĂN
|
Số ……..
|
Tên hiệu thuốc ……………...
Tên lương y ………………...
Địa chỉ ……………………...
|
Đăng ký:
Số ……………
Ngày …………
|
Tên hiệu thuốc ………………...
Tên lương y …………………...
Địa chỉ ………………………...
|
Số ……..
|
Bệnh nhân
|
|
Tên ………………………
Xã ……………………….
Huyện ……………………
Tỉnh ……………………...
Bệnh gì ………………….
|
Tên
và địa chỉ bệnh nhân
………………………………………………………………
………………………………………………………………
ĐƠN
THUỐC
|
ĐƠN
THUỐC
|
|
|
|
Nơi
và ngày tháng kê đơn
Lưong
y ký tên
|
|
Nơi
và ngày tháng kê đơn
Lưong
y ký tên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BỊ CHÚ: Toa thuốc phải đóng
thành tập để theo dõi đúng số thứ tự.
Khuôn khổ lớn nhỏ là tùy sự cần
thiết. Cách bố trí sắp xếp có thể tùy nghi để đảm bảo mỹ thuật, nhưng nội dung
và thứ tự nội dung không được thay đổi.
MẪU SỔ THUỐC CÓ CHẤT ĐỘC
TÊN
VỊ THUỐC
NHẬP
XUẤT
Ngày
|
Số
tồn kho
|
Mua
ở đâu
|
Số
lượng
|
Tổng
số nhập
|
Ngày
|
Tên
địa chỉ người mua
|
Số
lượng
|
Tổng
số xuất cuối tuần
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BỊ CHÚ: - Bắt đầu sổ, phải
ghi số hiện có vào cột tồn kho và từ đó về sau, cuối mỗi tuần (tối thứ bảy)
gạch ngang sổ một hàng mực để tổng cộng số mua, số bán ra và ghi số còn lại vào
cột tồn kho. Đến cuối mỗi tháng gạch ngang sổ bằng mực và tổng cộng như trên.
BẢN KÊ THUỐC ĐÔNG Y CÓ CHẤT ĐỘC CẦN PHẢI ĐỂ RIÊNG VÀ CÓ SỔ
XUẤT NHẬP THEO MẪU
1 – Nhân ngôn
2 – Thạch tín
3 – Thủy ngân
4 – Khinh phấn
5 – Hùng hoàng
6 – Châu sa - Thần sa
7 – Mã tiền
8 – Khổ quả
9 – Thảo ô – Thiên hùng – Xuyên ô
10 – O đầu
11 – Phụ tử
12 – Cà độc dược
13 – Khổ luyện (cây soan)
11 – Hoàng nàn
15 – Bã đậu
16 – Đoạn trường thảo (cây ngón
đất)
17 – Ban miêu
BỊ CHÚ: - Người được cấp
giấy này chỉ được hành nghề trong phạm vi chuyên môn đã kê trên đây sau khi đã
được cơ quan công thương cho đăng ký.
(1) Nếu có thời
gian nào tạm ngừng hành nghề thì cần ghi rõ.
(2) Kê
số nghề hợp pháp và các chi tiết về chuyên môn nếu là thuốc gia truyền.
Ví dụ: xem mạch kê
đơn hoặc xem mạch bốc thuốc hoặc chữa bệnh bằng thuốc gia truyền: cam tẩu mã,
tử cung v.v… hoặc bào chế cao đơn hoàn tán hoặc chuyên chữa bệnh phù thũng v.v…