Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 191/2009/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 191/2009/TT-BTC
Ngày ban hành 01/10/2009
Ngày có hiệu lực 15/11/2009
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Sỹ Danh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 191/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới;
Căn cứ Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;
Căn cứ Chỉ thị số 27/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Trung ương;

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ như sau:

Mục I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi thực hiện

Thông tư này hướng dẫn nội dung chi, mức chi, lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Nguồn kinh phí hoạt động

1. Kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ bao gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác.

2. Kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị đó theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và theo quy định tại Thông tư này.

3. Các đơn vị không sử dụng ngân sách nhà nước vận dụng chế độ quy định tại Thông tư này để chi cho hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và do đơn vị tự đảm bảo kinh phí. Đối với doanh nghiệp được hạch toán khoản chi này vào chi phí theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

Mục II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nội dung và mức chi

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung và mức chi đặc thù cho hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ như sau:

1. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chi hoạt động phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về lĩnh vực bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Mức chi theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Chi thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới bao gồm:

a) Chi tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng.

b) Chi phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước.

Trường hợp phát hành Bản tin của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, tác giả các bài viết là chuyên gia, cán bộ có nhiều kinh nghiệm về bình đẳng giới: Mức chi nhuận bút và phụ cấp cho người chịu trách nhiệm xuất bản, bản thảo, bộ phận theo dõi in... áp dụng theo quy định hiện hành về chế độ chi trả nhuận bút.

c) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Mức chi theo quy định hiện hành về lập dự án, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

d) Chi phổ biến luật pháp chính sách có liên quan tới bình đẳng giới. Mức chi theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

e) Chi tổ chức sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ gồm: tiền tài liệu, bồi dưỡng báo cáo viên, thuê hội trường, thiết bị loa đài (nếu có), nước uống... Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí và chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ; hội nghị biểu dương, tôn vinh phụ nữ và các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới. Mức chi theo quy định hiện hành về chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chi tổ chức tập huấn về giới, lồng ghép giới; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Mức chi theo quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

5. Chi cho công tác chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Mức chi theo quy định hiện hành về lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

6. Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Mức chi thực hiện theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật.

7. Chi tổ chức các hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Mức chi như sau:

- Báo cáo viên: từ 200.000 đồng - 300.000 đồng/01 báo cáo;

[...]