Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 19/2016/TT-BYT
Ngày ban hành 30/06/2016
Ngày có hiệu lực 15/08/2016
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội;

Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

Chương I

QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động

1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:

a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;

b) Quan trắc môi trường lao động;

c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;

d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;

đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao  sức khỏe tại nơi làm việc;

e) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

g) T chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.

2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

Điều 2. Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động

1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyn dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Điều 3. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động

1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:

[...]