Chỉ thị 170-KH năm 1958 về việc cho vay thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã do Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

Số hiệu 170-KH
Ngày ban hành 07/05/1958
Ngày có hiệu lực 22/05/1958
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Ngân hàng quốc gia
Người ký Lê Viết Lượng
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 170-KH

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1958 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHO VAY THANH TOÁN TRONG KHU VỰC KINH TẾ QUỐC DOANH VÀ HỢP TÁC XÃ

Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt về các giao dịch hàng hóa và cho vay thanh toán là hai mặt của công tác thanh toán của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế trong khu vực quốc doanh và hợp tác xã. Trong thời gian thanh toán, lúc hàng hóa đang vận chuyển trên đường, các xí nghiệp sẽ thiếu vốn, Ngân hàng sẽ cho vay thanh toán để giúp các xí nghiệp giải quyết khó khăn, làm cho sản xuất và kinh doanh của các xí nghiệp được liên tục bảo đảm, không vì vốn đọng trong hàng hóa đang vận chuyển trên đường mà bị gián đoạn.

Chấp hành nghị định số 144-TTg ngày 9/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã ban hành ngày 7/5/1957 chỉ thị số 168-KH quy định các nguyên tắc và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng về các giao dịch hàng hóa giữa các tổ chức kinh tế. Nay Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban hành chỉ thị này quy định các hình thức cho vay thanh toán cần thiết cho các tổ chức kinh tế trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

I. MỤC ĐÍCH CHO VAY THANH TOÁN.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho vay thanh toán đối với các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, nhằm các mục đích:

a) Giải quyết nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế, đảm bảo thanh toán tiền hàng được kịp thời, để hoạt động kinh doanh của họ không bị gián đoạn vì thiếu vốn trong thời gian thanh toán.

b) Thông qua công tác cho vay thanh toán, Ngân hàng Quốc gia tổ chức thực hiện các thanh toán không dùng tiền mặt, theo dõi, tiến lên kiểm soát tình hình mua bán, tình hình vận động hàng hóa của tổ chức kinh tế.

c)  Nhờ Ngân hàng Quốc gia cho vay thanh toán, Nhà nước không phải cấp cho xí nghiệp vốn lưu động trong qúa trình thanh toán. Điều đó tiết kiệm được vốn cấp phát của Nhà nước, thúc đẩy các tổ chức kinh tế tăng gia tốc độ luân chuyển của hàng hóa và tiền tệ, khắc phục được mọi hiện tượng tín dụng thương mại giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ các hình thức thanh toán quy định trong chỉ thị số 168-KH về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Quốc gia tạm thời quy định các hình thức cho vay thanh toán sau đây:

1. Cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi (hay là cho vay thanh toán trong hình thức thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả).

2. Cho vay để thanh toán theo thư tín dụng.

3. Cho vay để thanh toán theo tài khoản đặc biệt.

II. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY THANH TOÁN.

A. CHO VAY VỀ GIẤY TỜ THANH TOÁN TRÊN ĐƯỜNG ĐI (HAY CHO VAY THEO LỐI THANH TOÁN NHỜ THU NHẬN TRẢ).

Loại thanh toán giữa hai địa phương khác nhau:

Hình thức cho vay về giấy tờ thanh toán về hàng hóa trên đường đi chỉ áp dụng cho những đơn vị bán hàng trong cách thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả tiền giữa hai địa phương.

Đơn vị bán sau khi đã gửi hàng hóa cho đơn vị mua, hàng hóa còn đang trên đường đi và đơn vị mua chưa kịp trả tiền. Việc thanh toán giữa đôi bên sẽ làm theo lối nhờ thu nhận qua ngân hàng. Trong trường hợp này, Ngân hàng cho đơn vị bán vay.

Để đơn giản bớt thủ tục và trong điều kiện, không trở ngại gì đến việc luân chuyển vốn của xí nghiệp, tất cả những số tiền nhờ thu hộ dưới 500.000 đồng Ngân hàng Quốc gia không cho vay.

a) Đối tượng cho vay.

1. Ngân hàng Quốc gia cho vay thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả về các giấy tờ thanh toán sau đây:

- Các giấy đòi nợ xuất trình Ngân hàng để nhờ thu nhận trả về các thanh toán hàng hóa ở các địa phương khác nhau.

- Các hóa đơn gộp những số tiền nhỏ dưới mức tối thiểu đã ấn định trên về các thanh toán ở các địa phương khác nhau.

Sau khi đã gửi hàng xong, đơn vị bán hàng muốn vay tiền phải tới Ngân hàng xuất trình các giấy tờ trên đây cùng với các chứng từ vận tải, giấy chứng minh phẩm chất hàng hóa (nếu có), giấy nộp thuế (nếu có) để làm bảo đảm cho việc vay Ngân hàng.

2. Thời hạn tới Ngân hàng xuất trình các giấy tờ trên đây ấn định là ba ngày lao động (không tính ngày nghỉ) kể từ ngày chuyên chở hàng hóa cho đơn vị mua (không tính ngày gửi). Trường hợp đơn vị bán ở xa Ngân hàng 50 cây số, thời hạn đó có thể dài hơn, nhưng không qúa 5 ngày.

Qúa thời hạn kể trên, sẽ không được ngân hàng cho vay thanh toán, các giấy tờ đó chỉ được Ngân hàng nhận để thu hộ.

b) Mức cho vay:

Ngân hàng cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc giấy đòi nợ. Ngân hàng không cho vay toàn bộ số tiền gửi trên hóa đơn hay giấy đòi nợ, mà chỉ cho vay các khoản sau đây:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ