Luật Đất đai 2024

Thông tư 16/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 16/2010/TT-NHNN
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Ngày ban hành 25/06/2010
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng
Loại văn bản Thông tư
Người ký Nguyễn Đồng Tiến
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 16/2010/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2010/NĐ-CP NGÀY 12/02/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành một số quy định tại Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là Nghị định số 10) như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Điều kiện, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) của Công ty thông tin tín dụng;

2. Hoạt động nghiệp vụ của Công ty thông tin tín dụng;

3. Quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công ty thông tin tín dụng;

2. Tổ chức cấp tín dụng;

3. Khách hàng vay;

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin là hệ thống trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu giữ và trao đổi thông tin số.

2. Đội ngũ quản lý của Công ty thông tin tín dụng là những người giữ chức danh: thành viên Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Thành viên hợp danh, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty thông tin tín dụng.

Chương II

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận

1. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin

Công ty thông tin tín dụng phải thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:

a) Có tối thiểu 02 đường truyền (leased line) để bảo đảm duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;

b) Có trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến phù hợp với mặt bằng công nghệ hiện tại của hệ thống tổ chức cấp tín dụng; có khả năng tích hợp và kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;

c) Có hệ thống máy chủ đủ lớn, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, làm dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5 triệu khách hàng vay;

d) Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;

đ) Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 4 giờ làm việc.

2. Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng

a) Đối với doanh nghiệp thành lập kể từ ngày 15/4/2010 (ngày Nghị định số 10 có hiệu lực), vốn điều lệ phải được góp đủ ngay khi thành lập, cụ thể:

(i) Trường hợp góp vốn bằng đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ tài sản này vào tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tài khoản này không được phép sử dụng cho đến khi có Giấy chứng nhận hoặc văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước;

(ii) Trường hợp góp vốn bằng tài sản khác, phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá chuyên nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

b) Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 15/4/2010, phải có xác nhận của một tổ chức kiểm toán hoạt động tại Việt Nam về vốn điều lệ thực tế của doanh nghiệp.

3. Có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:

a) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh

(i) Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó có ít nhất 50% số thành viên có bằng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin;

(ii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

b) Đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

c) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

d) Đối với thành viên Ban Kiểm soát

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

đ) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 điều này, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành. 

4. Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề nào khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định số 10.

5. Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho Công ty thông tin tín dụng khác hoạt động theo Nghị định số 10, trừ trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng bắt buộc cho Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (say đây viết tắt là Trung tâm Thông tin tín dụng).

6. Có văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau:

a) Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;

b) Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;

c) Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;

d) Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;

đ) Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;

e) Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;

g) Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;

h) Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;

i) Hiệu lực của văn bản thoả thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thoả thuận;

k) Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và Điều 4 Thông tư này, bao gồm:

i) điều lệ của doanh nghiệp;

ii) Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng;

iii) Danh mục và bản thuyết minh về trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng;

iv) Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; xác nhận của tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác; hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán về vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

v) Bảng kê danh sách các chức danh thuộc đội ngũ quản lý của doanh nghiệp;

vi) Lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu số 02/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của tổ chức liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

vii) Phương án kinh doanh theo mẫu số 03/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;  

ix) Văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lập thành 05 (năm) bộ, nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (qua Trung tâm Thông tin tín dụng), trong đó:

a) Có tối thiểu 02 (hai) bộ hồ sơ mà các giấy tờ trong đó là bản gốc, hoặc bản sao được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc, hoặc bản sao được chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;

b) Các bộ hồ sơ còn lại do Công ty thông tin tín dụng sao chụp từ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 điều này và đóng dấu giáp lai trên từng giấy tờ đã sao chụp.

Điều 6. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Điều 7. Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Trung tâm Thông tin tín dụng làm đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Công nghệ tin học, Vụ Pháp chế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

2. Trình tự thẩm định

a) Trung tâm Thông tin tín dụng tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin tín dụng xử lý như sau:

i) Có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ, tài liệu theo quy định đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ:

ii) Có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định và thông báo cho doanh nghiệp biết việc tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm Thông tin tín dụng, các đơn vị tham gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản.

i) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định các điều kiện về vốn điều lệ, đội ngũ quản lý, năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

ii) Cục Công nghệ tin học thẩm định các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quy trình công nghệ, phần mềm tin học xử lý, lưu giữ thông tin, cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

iii) Vụ Pháp chế thẩm định tính hợp pháp về hồ sơ, thủ tục; xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản thẩm định của các đơn vị, Trung tâm Thông tin tín dụng tổng hợp ý kiến, soạn thảo văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc) quyết định:

i) Ký quyết định cấp Giấy chứng nhận nếu Công ty thông tin tín dụng đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 10 và Thông tư này; hoặc

ii) Có văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận nếu doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 10 và Thông tư này.

Điều 8. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận do Thống đốc cấp theo mẫu số 05/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận nguyên vẹn trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy toàn bộ, bị rách, hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, Công ty thông tin tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước (thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

a) Trường hợp bị mất, bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị mất, bị cháy;

ii) Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc Công ty thông tin tín dụng khai báo mất hoặc bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận của Công ty thông tin tín dụng.

b) Trường hợp bị rách hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, hồ sơ gồm:

i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị rách, bị hư hỏng;

ii) Giấy chứng nhận đã bị rách, bị hư hỏng.

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Công ty thông tin tín dụng, Trung tâm Thông tin tín dụng trình Thống đốc xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận.

Điều 9. Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận

1. Việc thay đổi nội dung ghi trong Giấy chứng nhận phải được Thống đốc chấp thuận bằng văn bản.

2. Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung trong Giấy chứng nhận là một bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận gồm:

a) Tờ trình của người đại diện theo pháp luật của Công ty thông tin tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng), trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết của việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận;

b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này là bản chính.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Thông tin tín dụng trình Thống đốc xem xét, quyết định việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận. Trường hợp đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận không phù hợp với quy định tại Nghị định số 10 hoặc Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu Công ty thông tin tín dụng xem xét lại đề nghị thay đổi.

Điều 11. Nội dung chuyển đổi của doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông tin tín dụng đang hoạt động trước ngày Nghị định số 10 có hiệu lực

1. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông tin tín dụng đang hoạt động trước ngày 15/4/2010 phải tiến hành hoàn thiện các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và Điều 4 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 10 và Điều 5 Thông tư này.

2. Kể từ ngày 15/4/2011, doanh nghiệp không bảo đảm được các điều kiện hoạt động và không được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận phải chấm dứt hoạt động thông tin tín dụng và làm thủ tục rút nội dung hoạt động thông tin tín dụng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

Chương III

HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY THÔNG TIN TÍN DỤNG

Điều 12. Nguồn thu thập thông tin

1. Công ty thông tin tín dụng được thu thập thông tin từ các nguồn sau đây :

a) Tổ chức cấp tín dụng;

b) Khách hàng vay của tổ chức cấp tín dụng có cam kết cung cấp thông tin;

c) Công ty thông tin tín dụng khác;

d) Trung tâm Thông tin tín dụng;

đ) Các cơ quan nhà nước khác;

e) Các nguồn tin công khai từ các cơ quan báo chí;

g) Các nguồn thông tin hợp pháp khác;

2. Công ty thông tin tín dụng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của các thông tin tín dụng thu thập được từ các nguồn quy định tại khoản 1 điều này trước khi sử dụng.

Điều 13. Phạm vi thu thập thông tin

1. Công ty thông tin tín dụng chỉ được thu thập các thông tin tín dụng và các thông tin liên quan quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 10 về khách hàng vay được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10.

Hiện tại, doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 10 được áp dụng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Tổ chức cấp tín dụng chỉ cung cấp thông tin tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 10 cho Công ty thông tin tín dụng sau khi đã có sự thoả thuận với khách hàng vay.

Điều 14. Tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng

Trừ các thông tin định danh, Công ty thông tin tín dụng chỉ được phép sử dụng thông tin lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng vay trong vòng 05 năm gần nhất để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng.

Ví dụ: Nếu ngày cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng về khách hàng A là ngày 20/3/2010, Công ty thông tin tín dụng chỉ được phép sử dụng thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng A trong khoảng thời gian tối đa từ ngày 20/3/2005 đến ngày 20/3/2010.

Điều 15. Nguyên tắc, phạm vi sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng

1. Sản phẩm thông tin tín dụng được sử dụng như là một tài liệu tham khảo, bổ sung thông tin cho người sử dụng. Người sử dụng tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình khi sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm khuyến cáo để người sử dụng biết về nguyên tắc, phạm vi sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng.

2. Tổ chức, cá nhân không được sửa đổi hoặc sao chép sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp cho bên thứ ba, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 14 Nghị định số 10.

3. Việc sao chép, khai thác, sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng trong nội bộ tổ chức của người sử dụng được thực hiện theo hợp đồng ký kết với Công ty thông tin tín dụng.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

Điều 16. Thanh tra hoạt động thông tin tín dụng

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị đầu mối tiến hành thanh tra về hoạt động của Công ty thông tin tín dụng theo định kỳ một năm một lần. Trường hợp cần thiết, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thanh tra đột xuất hoạt động của Công ty thông tin tín dụng theo quy định pháp luật.

2. Trong quá trình thanh tra hoạt động của Công ty thông tin tín dụng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có thể đề nghị Cục Công nghệ tin học, Trung tâm Thông tin tín dụng, Vụ Pháp chế cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra.

Điều 17. Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng

1. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo sau:

a) Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;

b) Báo cáo tình hình hoạt động các nội dung: danh mục, cơ cấu sản phẩm; danh sách chi tiết nguồn thu thập thông tin; danh sách các tổ chức cấp tín dụng cam kết cung cấp thông tin; số lượng khách hàng vay theo từng nhóm khách hàng (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân); số lượng sản phẩm cung cấp cho từng nhóm đối tượng sử dụng.

c) Tình hình vận hành thiết bị công nghệ, bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu, khắc phục sự cố.

d) Báo cáo khi có một trong những thay đổi sau: vốn điều lệ, đội ngũ quản lý; thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin;

đ) Báo cáo khi xảy ra sự cố lớn về tin học;

e) Các báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các báo cáo quy định tại điểm b, c khoản 1 điều này thực hiện định kỳ theo quý, năm. Trong đó, báo cáo quý phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 20 của tháng liền kề sau quý báo cáo; báo cáo năm phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo.

3. Công ty thông tin tín dụng gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Ngân hàng Nhà nước bằng file điện tử. Trong trường hợp cần thiết được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, Công ty thông tin tín dụng gửi báo cáo bằng hình thức văn bản giấy.

4. Trung tâm Thông tin tín dụng là đầu mối tiếp nhận các báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của các Công ty thông tin tín dụng và có trách nhiệm gửi cho các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, Công ty thông tin tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VP, VPC, TTTD.

KT.THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

 

Mẫu số 01/TTTD

DOANH NGHIÊP... (*)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số:................

............ ngày.......tháng....... năm……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Căn cứ Thông tư số... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành  Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng, Doanh nghiệp...(*) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng sau đây:

1. Tên của Công ty thông tin tín dụng :

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt   

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh

- Tên giao dịch (nếu có)

2. Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

3. Người đại diện theo pháp luật:

Họ tên……………………………. Chức danh……………………………

4. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số Fax, Email:

5. Nội dung hoạt động:

6. Vốn điều lệ:

7 (**). Tài khoản phong toả đã mở tại Ngân hàng thương mại chi nhánh…

- Số hiệu tài khoản:……………

- Số vốn đã gửi :………………

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng, chúng tôi sẽ thực hiện việc đăng ký ngày khai trương và đăng báo theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và điều lệ Công ty thông tin tín dụng, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

Hồ sơ đính kèm:

- Liệt kê các giấy tờ quy định tại Điều 5 TT số…

ĐẠI DIỆN CÔNG TY… (***)

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(*) Tên Công ty thông tin tín dụng

(**) Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập sau khi Nghị định số 10 có hiệu lực;

(***) Là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

Mẫu 02/TTTD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

LÝ LỊCH TÓM TẮT

 

1. Về bản thân

- Họ và tên khai sinh.....................................

- Họ và tên thường gọi..................................

- Bí danh.......................................................

- Ngày tháng năm sinh...................................

 

 

Ảnh hộ chiếu

(4x6)

 

- Nơi sinh......................................................

- Quốc tịch (các quốc tịch hiện có)...............

- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú; địa chỉ theo chứng minh nhân dân; Nơi ở hiện nay...................................

- Số chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp chứng minh hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy tờ chứng thực cá nhân khác .........................

- Tên và địa chỉ pháp nhân mà mình đại diện, tỷ lệ vốn góp được đại diện (trường hợp là người đại diện phần vốn góp của cổ đông pháp nhân)

2. Trình độ học vấn

Tên trường; tên thành phố, quốc gia nơi trường đặt trụ sở chính; tên khoá học; thời gian học; tên bằng (liệt kê những bằng cấp, chương trình đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh được bầu, bổ nhiệm).

3. Quá trình công tác

- Quá trình công tác, nghề nghiệp và chức vụ đã qua (từ năm 18 tuổi đến nay) làm gì, ở đâu, tóm tắt đặc điểm chính

- Chức vụ hiện nay đang nắm giữ tại Công ty thông tin tín dụng và các tổ chức khác.

- Đơn vị công tác; chức vụ; các trách nhiệm chính (liệt kê các đơn vị công tác và chức danh nắm giữ tại các đơn vị này đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian).

- Khen thưởng, kỷ luật ( nếu có).

4. Cam kết trước pháp luật

- Tôi,…………….., cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và điều lệ Công ty thông tin tín dụng....

- Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bất kỳ thông tin nào không đúng với sự thật tại bản khai này.

 

 

Xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền

(Xác nhận của UBND cấp có thẩm quyền nơi người khai đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan người khai đang làm việc)

......, ngày... tháng... năm ...

Người khai

(ký, ghi đầy đủ họ tên)

 

Ghi chú: Ngoài những nội dung cơ bản trên, người khai có thể bổ sung các nội dung khác nếu thấy cần thiết

 

Mẫu 03/TTTD

DOANH NGHIÊP... (*)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số:................

............ ngày.......tháng....... năm……

 

PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

 

Căn cứ Thông tư số... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng, Doanh nghiệp (*)... lập Phương án kinh doanh hoạt động thông tin tín dụng như sau:

1. Sự cần thiết thành lập công ty

2. Tên công ty, địa điểm đặt trụ sở chính, thời gian hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động (không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động thông tin tín dụng).

3. Cơ cấu đội ngũ quản lý

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty;

b) Nhân sự dự kiến của đội ngũ quản lý:

4. Năng lực quản lý rủi ro

a) Các loại rủi ro dự kiến phát sinh trong quá trình hoạt động (rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro thị trường);

b) Khả năng biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động thông tin tín dụng.

5. Công nghệ thông tin

a) Dự kiến đầu tư tài chính cho công nghệ thông tin;

b) Mô tả khả năng áp dụng công nghệ thông tin, loại hình công nghệ dự kiến áp dụng trong quá trình hoạt động từ khâu thu thập, xử lý thông tin, tạo lập sản phẩm thông tin đến truyền đưa, lưu giữ dữ liệu thông tin; dự kiến cán bộ và khả năng của cán bộ trong việc áp dụng công nghệ thông tin.

c) Hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để sắp xếp, mã hoá cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu;

đ) Hệ thống dự phòng thảm hoạ có thể bảo đảm duy trì mọi hoạt động công nghệ thông tin của Công ty thông tin tín dụng khi xảy ra sự cố với thời gian gián đoạn ngắn nhất;

6. Khả năng thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, tạo lập và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng:

a) Dự kiến về nguồn, phạm vi, phương thức thu thập thông tin; các tổ chức, cá nhân đã cam kết cung cấp thông tin và khả năng duy trì, phát triển các đơn vị cung cấp thông tin;

b) Các sản phẩm, dịch vụ dự kiến cung cấp, đối tượng sử dụng và khả năng duy trì, phát triển đối tượng sử dụng sản phẩm;

c) Mô tả quy trình xử lý thông tin thu thập được để tạo lập cơ sở dữ liệu; quy trình tạo lập, cung cấp sản phẩm tin tín dụng; lưu giữ dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;

7. Khả năng đứng vững và phát triển của công ty trên thị trường:

a) Phân tích và đánh giá thị trường thông tin tín dụng (thực trạng, thách thức và triển vọng);

b) Khả năng tham gia và cạnh tranh trên thị trường của công ty, trong đó chứng minh được lợi thế của công ty khi tham gia thị trường;

c) Chiến lược của công ty trong việc phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động, việc cung cấp và phát triển các dịch vụ thông tin tín dụng (phân tích rõ các dịch vụ dự kiến công ty sẽ cung cấp, loại khách hàng và số lượng khách hàng…).

8. Dự kiến kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 03 năm đầu (trong đó tối thiểu phải bao gồm: Bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, việc bảo toàn vốn điều lệ, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động) và thuyết minh khả năng thực hiện kế hoạch trong từng năm.

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

Hồ sơ đính kèm:

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh tính khả thi của Phương án kinh doanh.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- (*) Tên Công ty thông tin tín dụng

- Ngoài các nội dung tối thiểu trên, doanh nghiệp có thể trình bày thêm các nội dung khác nếu thấy cần thiết.

 

Mẫu số 04/TTTD

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số:................

............ ngày.......tháng....... năm……

 

CAM KẾT CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO CÔNG TY THÔNG TIN TÍN DỤNG

 

Căn cứ Thông tư số... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành  Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng; xét khả năng và nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin tín dụng giữa các bên, Ngân hàng thương mại.... cam kết:

1. Cung cấp trung thực, đầy đủ, kịp thời các thông tin tín dụng về khách hàng vay tại Ngân hàng thương mại... cho Doanh nghiệp… theo văn bản thoả thuận số.... giữa các bên về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng, khi Doanh nghiệp... được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng.

2. Không cung cấp thông tin tín dụng về khách hàng vay tại Ngân hàng thương mại... cho Công ty thông tin tín dụng khác.

3. Cam kết cung cấp thông tin này đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp Doanh nghiệp... không được cấp Giấy chứng nhận, hoặc Công ty TTTD chấm dứt hoạt động, hoặc theo sự thoả thuận giữa các bên.

Ngân hàng thương mại … cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thoả thuận giữa các bên, nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT

ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:  Ngoài những nội dung tối thiểu trên, Ngân hàng thương mại có thể bổ sung thêm những nội dung khác nếu thấy cần thiết.

 

Mẫu số 05/TTTD

NGÂN HANG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số:……/NHNN-GCN

Hà Nội, ngày........tháng..........năm 20…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG

(BẢN CHÍNH)

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng;

Căn cứ Thông tư số …/2010/TT-NHNN ngày….. của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng;

Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng của Công ty thông tin tín dụng….,

CHỨNG NHẬN:

Tên Công ty thông tin tín dụng:.....................................................................

Tên đối ngoại:.................................................................................................

Tên viết tắt:......................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:.......................................................

Do:...........................................................cấp ngày..........................................

Nơi đặt trụ sở chính:........................................................................................

Người đại diện theo pháp luật:.......................................; chức vụ…………..

Quốc tịch:…………………….số CMND:………………………………….

Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận này, đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng theo quy định pháp luật.

Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm duy trì liên tục các điều kiện hoạt động đã được chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác.

 

 

THỐNG ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

35
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Thông tư 16/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Tải văn bản gốc Thông tư 16/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 16/2010/TT-NHNN

Hanoi, June 25, 2010

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 10/2010/ ND-CP OF FEBRUARY 12, 2010, ON CREDIT INFORMATION-RELATED ACTIVITIES

Pursuant to the 1997 Law on the State Bank of Vietnam; the 2003 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the 1997 Law on Credit Institutions; the 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;
Pursuant to the 2005 Law on Enterprises;
Pursuant to the Government's Decree No. 96/ 2008/ND-CP of August 26, 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Government's Decree No. 10/ 2010/ND-CP of February 12, 2010. on credit information-related activities;
The State Bank of Vietnam guides the implementation of a number of articles of Decree No. 10/2010/ND-CP of February 12, 2010, on credit information-related activities (below referred to as Decree No. 10) as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. Conditions on credit information companies and procedures for them to apply for a certificate of eligibility for credit information-related activities (below referred to as certificate);

2. Professional operations of credit information companies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 2. Subjects of application

1. Credit information companies;

2. Credit providers;

3. Borrowers;

4. Involved organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Information technology infrastructure means a system of hardware equipment, software, database and network for the creation, transmission, collection, processing, storage and exchange of digital information.

2. Managerial staff of a credit information company means persons holding the post of member of the Board of Directors (of the Members' Council). Director General (Director) or Deputy Director General (Deputy Director), partnership member or member of the Control Board of a credit information company.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

CONDITIONS AND PROCEDURES FOR GRANT OF CERTIFICATES

Article 4. Conditions for grant of a certificate

1. Having an information technology infrastructure

A credit information company shall set up and maintain an information technology infrastructure system which meets the following minimum requirements;

a/ Having at least 2 leased lines to maintain continuous transmission of digital information;

b/ Being furnished with advanced information technology equipment compatible with the existing technological level of the system of credit providers; and being capable of integrating and connecting with credit providers;

c/ Having an adequate server system, computer software system and technical solutions to update, process and store credit information and provide credit information services for at least 5 million borrowers;

d/ Having a plan on information confidentiality and safety;

e/ Having a plan on response to disastrous circumstances, assuring that in such a circumstance main professional operations are not interrupted for over 4 working hours.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ For companies established on April 15, 2010 (the effective date of Decree No. 10), or afterward, the charter capital must be paid up upon their establishment, specifically:

(i) In case the charter capital is contributed in Vietnam dong, gold or a freely convertible foreign currency, the company shall deposit all these assets into an account opened a commercial bank operating in Vietnam. Such an account must not be used until a certificate is granted or a written notice of refusal to grant a certificate is issued by the State Bank;

(ii) In case the charter capital is contributed in other assets, there must be a document on the value of these assets assessed by a professional valuation organization operating in Vietnam.

b/ For companies established before April 15, 2010. there must be a certification of their actual charter capital issued by an audit agency operating in Vietnam.

3. Having managerial staff including persons with professional qualifications in finance banking or information technology, specifically:

a/ For members of the Board of Directors or the Members* Council or partnership members:

(i) They must possess a university or postgraduate degree, with at least a half of total members possessing a degree in finance, banking or information technology;

(ii) They have worked for at least 3 years in finance, banking or information technology.

b/ For Director General (Director)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ For Deputy Directors General {Deputy Directors) Possessing a university or postgraduate degree in finance, banking or information technology and having worked for at least 2 years as a manager or executive officer of a finance, banking or information technology company.

d/ For members of the Control Board Possessing a university or postgraduate degree in finance or banking and having worked for at least 2 years in finance or banking.

e/ In addition to the criteria and conditions specified at Points a. b, c and d, Clause 3 of this Article, managerial post holders must satisfy other criteria and conditions under current law.

4. Having feasible business plans and refraining from conducting business lines other than credit information-related activities specified in Decree No. 10.

5. Obtaining commitments from at least 20 commercial banks to provide credit information and not to provide credit information to other credit information companies operating under Decree No. 10. except for their responsibility to provide compulsory credit information to the Credit Information Center of the State Bank (below referred to as the Credit Information Center).

6. Entering into written agreement on the process of collection, processing, storage and provision of credit information between the credit information company and credit providers that have made commitments, containing the following minimum details:

a/ Contents and scope of credit information to be provided;

b/ Time, place and method of provision or transmission of information, data or credit information products;

c/ Principles, scope and purposes of use of credit information products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

e/ The responsibility of involved parties to adjust or correct errors in the process of updating, transmitting, processing, storing or using information;

f/ The responsibility of involved parties to verify, compare and inspect quality of and store credit information;

g/ The responsibility of and coordination between involved parties in settling complaints of borrowers;

h/ Handling of violations and settlement of disputes;

i/ Effect of the written agreement and unilateral termination of performance of the agreement;

j/ Other rights and obligations of involved parties in collecting, processing, storing and providing credit information.

Article 5. Dossiers of application for certificates

1. A dossier of application for a certificate comprises:

a/ An application for a certificate, made according to a set form (not printed herein);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ Documents evidencing satisfaction of the conditions specified in Article 7 of Decree No. 10 and Article 4 of this Circular, including:

i) The company charter;

ii) The contract with a network service provider;

iii) A list of and written explanations about information technology equipment and computer software for the collection, processing, storage and provision of credit information products;

iv) A commercial bank's certification of the balance of the deposit account in Vietnam dong, gold or a foreign currency; a professional valuation organization's certification of other assets contributed as capital; or an audit agency's certification of the charter capital of at least VND 30 billion as stipulated in Clause 2, Article 4 of this Circular;

v) A list of managerial posts of the company;

vi) Resumes of managerial staff members, made according to a set form (not printed herein), enclosed with their diplomas, certificates and relevant organizations' certification of their working periods in specialized fields as stipulated in Clause 3, Article 4 of this Circular;

vii) A business plan, made according to a set form (not printed herein):

viii) Commercial banks' written commitments to provide credit information to the company made according to a set form (not printed herein);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. A dossier of application for a certificate shall be made in 5 (five) sets and submitted directly to the State Bank (through the Credit Information Center), of which:

a/ At least 2 (two) sets containing original papers or copies of original papers issued by competent agencies or organizations or copies certified by competent agencies under law;

b/ Remaining sets containing copies of the papers specified at Point a. Clause 2 of this Article made by the credit information company with a seal appended on every two adjoining pages.

Article 6. Time limit for grant of certificates

Within 30 working days after receiving a complete and valid dossier of a company, the State Bank shall grant a certificate to the company. In case of refusal, the State Bank shall issue a written reply clearly stating the reason to the applicant.

Article 7. Order of appraising dossiers of application for certificates

1. The Credit Information Center shall act as the focal point and coordinate with the Banking Inspection and Supervision Agency, the Information Technology Department and the Legal Department in receiving and processing dossiers of application for certificates.

2. Appraisal order:

a/ The Credit Information Center shall receive and check the completeness and validity of papers and documents in dossiers of application for certificates. Within 10 working days after receiving a dossier, it shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

ii) Request in writing concerned units to coordinate with it in appraising the dossier and notify the applicant of the dossier acceptance in case the dossier is complete and invalid.

b/ Within 10 working days after receiving a written request of the Credit Information Center the units appraising the dossier shall give their written appraisal:

i) The Banking Inspection and Supervision Agency shall appraise conditions on charter capital, managerial staff and risk management capability of the applicant;

ii) The Information Technology Department shall appraise the applicant's conditions on information technology infrastructure; and technological process and computer software for processing and storing information and providing service products to meet requirements of information confidentiality and safety;

iii) The Legal Department shall appraise the legality of dossiers and procedures; and handle legal matters arising in the appraisal of the applicant's dossier.

c/ Within 10 working days after receiving all written appraisal of the units, the Credit Information Center shall summarize them and prepare a report on dossier appraisal to the State Bank Governor (the Governor) for:

i) Signing a decision to grant a certificate if the credit information company satisfies all the conditions specified in Decree No. 10 and this Circular; or

ii) Issuing a document on refusal to grant a certificate if the company fails to satisfy the conditions specified in Decree No. 10 and this Circular.

Article 8. Competence to grant or re-grant certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Credit information companies shall preserve their certificates in good conditions through their operations. In case its certificate is lost, burnt, torn or otherwise damaged, a credit information company shall make a dossier to request the State Bank (through the Credit Information Center) to consider and re-grant the certificate, specifically as follows:

a/ In case the certificate is lost or burnt, a dossier comprises:

i) An application for re-grant of the certificate, clearly stating the cause of loss or burning;

ii) A written certification by a competent police office that the credit information company has declared the loss or burning of the certificate.

b/ In case the certificate is torn or otherwise damaged, a dossier comprises:

i) An application for re-grant of the certificate, clearly stating the cause of tearing or damage;

ii) The torn or damaged certificate.

c/ Within 15 working days after receiving a complete dossier of a credit information company, the Credit Information Center shall submit the dossier to the Government for consideration and re-grant of the certificate.

Article 9. Changes in contents of certificates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. A decision modifying or supplementing contents of a certificate constitutes an integral part of the certificate.

Article 10. Dossiers of request for changes in contents of certificates

1. A dossier of request for a change in contents of a certificate comprises:

a/ A report of the representative at law of the credit information company to the State Bank (through the Credit Information Center), clearly stating the reason for and necessity of the change in contents of the certificate;

b/ A resolution of the Shareholders' General Meeting or the Members' Council on the change in contents of the certificate.

2. The original papers specified in Clause 1 of this Article.

3. Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier, the Credit Information Center shall submit the change in contents of the certificate to the Governor for consideration and decision. In case the request for a change in contents of a certificate is incompliant with Decree No. 10 or this Circular, the State Bank shall request in writing the credit information company to reconsider its request for change.

Article 11. Contents of transformation of companies which provide, in addition to other business lines, credit information services, and were operating before the effective date of Decree No. 10

1. Companies which provide, in addition to other business lines, credit information services and were operating before April 15. 2010. shall satisfy all the operating conditions specified in Article 7 of Decree No. 10 and Article 4 of this Circular, and make dossiers of application for certificates to be granted by the State Bank under Article 8 of Decree No. 10 and Article 5 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Chapter III

PROFESSIONAL OPERATIONS OF CREDIT INFORMATION COMPANIES

Article 12. Information sources

1. Credit information companies may acquire information from the following sources:

a/ Credit providers;

b/ Borrowers of credit providers that have committed to supply information;

c/ Other credit information companies;

d/ The Credit Information Center;

e/ Other state agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

g/ Other lawful information sources.

2. Credit information companies shall take measures to verify the reliability and truthfulness of credit information collected from the sources specified in Clause 1 of this Article before using it.

Article 13. Scope of information collection

1. Credit information companies may only collect credit information and related information as specified in Clause 1, Article 11 of Decree No. 10 on borrowers defined in Clause 2, Article 3 of Decree No. 10.

At present, the provisions of Article 3 of the Government's Decree No. 56/2009/ND-CP of June 30, 2009, on supports for development of small- and medium-sized enterprises, are applicable to those defined in Clause 2, Article 3 of Decree No. 10.

2. Credit providers may supply information specified in Clause I, Article 11 of Decree No. 10 to credit information companies only after reaching agreement with borrowers.

Article 14. Creation of credit information products

Except for identification information, credit information companies may use information on credit relation histories of borrowers in the last 5 years to create credit information products.

For example: If the date of provision of a product of credit information on borrower A is March 20. 2010, a credit information company may use information on the credit relation history of borrower A in the period from March 20, 2005, to March 20. 2010.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. A credit information product may be used as a reference document for provision of additional information to product users. Users are responsible for their decisions upon using credit information products. Credit information companies shall give warnings about the principles and scope of use of credit information products to users.

2. Organizations and individuals may not modify or copy credit information products for providing them to a third party, except the cases specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 14 of Decree No. 10.

3. The copying, exploitation and use of credit information products within organizations of users must comply with contracts signed with credit information companies.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OF CREDIT INFORMATION-RELATED ACTIVITIES

Article 16. Inspection of credit information-related activities

1. The Banking Inspection and Supervision Agency shall act as the focal point in inspecting operations of credit information companies once a year. When necessary, the Banking Inspection and Supervision Agency shall conduct extraordinary inspections of operations of credit information companies under law.

2. During inspection of operations of a credit information company, the Banking Inspection and Supervision Agency may request the Information Technology Department, the Credit Information Center and the Legal Department to appoint their officers to join the inspection team.

Article 17. Reports on credit information-related activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ Quarterly and annual financial statements made under law;

b/ Operation report, covering: list and structure of products; a detailed list of information sources; a list of credit providers committing to provide information; number of borrowers by group (small- and medium-sized enterprises, households and individuals); number of products provided to each group of users;

c/ Operation of technological equipment, assurance of data and information safety and remedy of incidents.

d/ Report on any change in the charter capital managerial staff, the agreement on the process of collection, processing, storage and provision of credit information between the credit information company and credit providers having committed to provide information; or information technology infrastructure;

e/ Report on occurrence of any major information technology-related problem;

f/ Other reports as requested by the State Bank.

2. The reports specified at Points b and c. Clause I of this Article shall be sent quarterly or annually. A quarterly report shall be sent to the State Bank before the 20lh day of the month following the reporting quarter. An annual report shall be sent to the State Bank before February 15th of the year following the reporting year.

3. Credit information companies shall send periodical and extraordinary electronic reports to the State Bank. When necessary, credit information companies shall send paper reports at the request of the State Bank.

4. The Credit Information Center shall assume the prime responsibility for receiving periodical and extraordinary reports on operations of credit information companies and forward them to concerned units of the State Bank for the state management of credit information-related activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

Article 19. Organization of implementation

The Chief of the Office, the director of Credit Information Center, the heads of the units under the State Bank of Vietnam and the directors of the State Bank's branches in provinces and centrally run cities, chairmen of Boards of Directors and directors general of credit institutions and credit information companies, and concerned organizations and individuals shall implement this Circular.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Dong Tien

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Thông tư 16/2010/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: 16/2010/TT-NHNN
Loại văn bản: Thông tư
Lĩnh vực, ngành: Tiền tệ - Ngân hàng
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành: 25/06/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:

"3. Có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:

a) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh

Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó: có ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

b) Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

c) Đối với Tổng giám đốc (Giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

d) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất hai (02) năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

đ) Đối với thành viên Ban Kiểm soát

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất hai (02) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;

e) Thời gian làm việc trực tiếp trong lĩnh vực công tác quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều này là thời gian được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm việc trong lĩnh vực đó;

g) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều này, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.'’

Xem nội dung VB
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
...
3. Có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:

a) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh

(i) Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó có ít nhất 50% số thành viên có bằng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin;

(ii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

b) Đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

c) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

d) Đối với thành viên Ban Kiểm soát

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

đ) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 điều này, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:

"2. Doanh nghiệp lập năm (05) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó:

a) Có tối thiểu hai (02) bộ hồ sơ mà trong đó:

i) Các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm c(iii), c(iv), c(v), c(vii) khoản 1 Điều này và bản lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu 02/TTTD là bản chính;

ii) Các giấy tờ còn lại quy định tại khoản 1 Điều này là bản sao. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì doanh nghiệp phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

b) Các bộ hồ sơ còn lại do doanh nghiệp sao chụp từ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và đóng dấu giáp lai."

Xem nội dung VB
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lập thành 05 (năm) bộ, nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (qua Trung tâm Thông tin tín dụng), trong đó:

a) Có tối thiểu 02 (hai) bộ hồ sơ mà các giấy tờ trong đó là bản gốc, hoặc bản sao được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc, hoặc bản sao được chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;

b) Các bộ hồ sơ còn lại do Công ty thông tin tín dụng sao chụp từ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 điều này và đóng dấu giáp lai trên từng giấy tờ đã sao chụp.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:
...
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

"Điều 7. Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; làm đầu mối, phối hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, Cục Công nghệ tin học, Vụ Pháp chế thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

2. Trình tự thẩm định:

a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của doanh nghiệp, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xử lý như sau:

i) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ, tài liệu theo quy định;

ii) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định các điều kiện về vốn điều lệ, đội ngũ quản lý, năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp và có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định các nội dung:

- Cục Công nghệ tin học có ý kiến thẩm định các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quy trình công nghệ, phần mềm tin học xử lý, lưu giữ thông tin, cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Vụ Pháp chế có ý kiến thẩm định về hồ sơ, thủ tục, các vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam có ý kiến thẩm định các điều kiện về phương án kinh doanh; nội dung văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết.

b) Trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị tham gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản gửi cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

c) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến thẩm định của các đơn vị, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tổng hợp ý kiến, soạn thảo văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc) quyết định cấp Giấy chứng nhận; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."

Xem nội dung VB
Điều 7. Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Trung tâm Thông tin tín dụng làm đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Công nghệ tin học, Vụ Pháp chế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

2. Trình tự thẩm định

a) Trung tâm Thông tin tín dụng tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin tín dụng xử lý như sau:

i) Có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ, tài liệu theo quy định đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ:

ii) Có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định và thông báo cho doanh nghiệp biết việc tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm Thông tin tín dụng, các đơn vị tham gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản.

i) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định các điều kiện về vốn điều lệ, đội ngũ quản lý, năng lực quản lý rủi ro của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

ii) Cục Công nghệ tin học thẩm định các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quy trình công nghệ, phần mềm tin học xử lý, lưu giữ thông tin, cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

iii) Vụ Pháp chế thẩm định tính hợp pháp về hồ sơ, thủ tục; xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản thẩm định của các đơn vị, Trung tâm Thông tin tín dụng tổng hợp ý kiến, soạn thảo văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc) quyết định:

i) Ký quyết định cấp Giấy chứng nhận nếu Công ty thông tin tín dụng đảm bảo đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 10 và Thông tư này; hoặc

ii) Có văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận nếu doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 10 và Thông tư này.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:
...
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

"2. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận nguyên vẹn trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy toàn bộ, bị rách, hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, Công ty thông tin tín dụng lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị xem xét cấp lại Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

a) Trường hợp bị mất, bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị mất, bị cháy;

ii) Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc Công ty thông tin tín dụng khai báo mất hoặc bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận của Công ty thông tin tín dụng.

b) Trường hợp bị rách hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, hồ sơ gồm:

i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị rách, bị hư hỏng;

ii) Giấy chứng nhận đã bị rách, bị hư hỏng.

c) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Công ty thông tin tín dụng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận."

Xem nội dung VB
Điều 8. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận
...
2. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận nguyên vẹn trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy toàn bộ, bị rách, hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, Công ty thông tin tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước (thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

a) Trường hợp bị mất, bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị mất, bị cháy;

ii) Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc Công ty thông tin tín dụng khai báo mất hoặc bị cháy toàn bộ Giấy chứng nhận của Công ty thông tin tín dụng.

b) Trường hợp bị rách hoặc bị hư hỏng dưới các hình thức khác, hồ sơ gồm:

i) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận, trong đó trình bày rõ lý do bị rách, bị hư hỏng;

ii) Giấy chứng nhận đã bị rách, bị hư hỏng.

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Công ty thông tin tín dụng, Trung tâm Thông tin tín dụng trình Thống đốc xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

"Điều 10. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận

1. Công ty thông tin tín dụng lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị xem xét chấp thuận thay đổi nội dung Giấy chứng nhận gồm:

a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận của Công ty thông tin tín dụng, trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết của việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận;

b) Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận;

c) Các văn bản, giấy tờ chứng minh việc tiếp tục duy trì đủ điều kiện hoạt động trong trường hợp nội dung đề nghị thay đổi tại Giấy chứng nhận có liên quan đến điều kiện hoạt động của Công ty thông tin tín dụng (việc thay đổi liên quan đến điều kiện hoạt động nào thì bổ sung các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện đó). Tùy từng trường hợp thay đổi cụ thể, Công ty thông tin tín dụng gửi văn bản, giấy tờ là bản chính hoặc bản sao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

Ví dụ: Thay đổi về người đại diện theo pháp luật thì bổ sung tài liệu chứng minh người đó đáp ứng điều kiện quy định; thay đổi về vốn điều lệ phải có tài liệu chứng minh nguồn tiền tăng vốn là có thực và số vốn điều lệ sau khi thay đổi không thấp hơn 30 tỷ đồng...

d) Các văn bản, giấy tờ khác chứng minh việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận (nếu có).

2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc xem xét, quyết định việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."

Xem nội dung VB
Điều 10. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận gồm:

a) Tờ trình của người đại diện theo pháp luật của Công ty thông tin tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng), trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết của việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận;

b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này là bản chính.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Thông tin tín dụng trình Thống đốc xem xét, quyết định việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận. Trường hợp đề nghị thay đổi nội dung Giấy chứng nhận không phù hợp với quy định tại Nghị định số 10 hoặc Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu Công ty thông tin tín dụng xem xét lại đề nghị thay đổi.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2019
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo

1. Sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo hoạt động thông tin tín dụng tại Thông tư số 16/2010/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2010/TT-NHNN) như sau:

Điều 17 Thông tư số 16/2010/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 09 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng

1. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các báo cáo bằng văn bản giấy sau:

a) Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;

b) Báo cáo tình hình hoạt động theo Mẫu số 06/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo đột xuất khi xảy ra sự cố lớn về tin học (như hỏng, trục trặc về phần mềm/phần cứng; hệ thống mạng bị tấn công khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình thường) theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này;

d) Báo cáo theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này khi có một trong những thay đổi sau:

- Người quản lý;

- Số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng;

- Thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cam kết;

- Cơ sở hạ tầng thông tin.

2. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Báo cáo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện định kỳ hằng quý, năm như sau:

- Báo cáo quý gửi trước ngày 20 của tháng liền kề sau quý báo cáo;

- Báo cáo tình hình hoạt động theo năm gửi trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo;

- Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán và gửi trước ngày 15 tháng 4 của năm liền kề sau năm báo cáo.

b) Báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải báo cáo ngay trong ngày xảy ra sự cố. Nếu sự cố xảy ra vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ thì báo cáo trong ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ.

c) Báo cáo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.

3. Thời gian chốt số liệu báo cáo:

a) Đối với báo cáo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thời gian chốt số liệu của từng kỳ báo cáo tương ứng với kỳ kế toán theo quy định tại Luật kế toán.

b) Đối với các báo cáo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định theo từng nội dung được yêu cầu báo cáo khi phát sinh hoặc khi có thay đổi.”
...
Mẫu số 06/TTTD BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG (Quý..../Năm...) hoặc (Năm...)
...
Mẫu số 07/TTTD BÁO CÁO SỰ CỐ TIN HỌC/THAY ĐỔI THÔNG TIN

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
Điều 17. Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng

1. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo sau:

a) Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;

b) Báo cáo tình hình hoạt động các nội dung: danh mục, cơ cấu sản phẩm; danh sách chi tiết nguồn thu thập thông tin; danh sách các tổ chức cấp tín dụng cam kết cung cấp thông tin; số lượng khách hàng vay theo từng nhóm khách hàng (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân); số lượng sản phẩm cung cấp cho từng nhóm đối tượng sử dụng.

c) Tình hình vận hành thiết bị công nghệ, bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu, khắc phục sự cố.

d) Báo cáo khi có một trong những thay đổi sau: vốn điều lệ, đội ngũ quản lý; thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin;

đ) Báo cáo khi xảy ra sự cố lớn về tin học;

e) Các báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các báo cáo quy định tại điểm b, c khoản 1 điều này thực hiện định kỳ theo quý, năm. Trong đó, báo cáo quý phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 20 của tháng liền kề sau quý báo cáo; báo cáo năm phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo.

3. Công ty thông tin tín dụng gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Ngân hàng Nhà nước bằng file điện tử. Trong trường hợp cần thiết được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, Công ty thông tin tín dụng gửi báo cáo bằng hình thức văn bản giấy.

4. Trung tâm Thông tin tín dụng là đầu mối tiếp nhận các báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của các Công ty thông tin tín dụng và có trách nhiệm gửi cho các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:
...
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

"Điều 17. Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng

1. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo sau:

a) Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;

b) Báo cáo tình hình hoạt động, trong đó bao gồm các nội dung tối thiểu sau: danh mục, cơ cấu sản phẩm; danh sách chi tiết nguồn thu thập thông tin; danh sách các tổ chức cấp tín dụng cam kết cung cấp thông tin; số lượng khách hàng vay theo từng nhóm khách hàng (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân); số lượng sản phẩm cung cấp cho từng nhóm đối tượng sử dụng; tình hình vận hành thiết bị công nghệ, bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu;

c) Báo cáo khi xảy ra sự cố lớn về tin học (như hỏng, trục trặc về phần mềm/phần cứng; hệ thống mạng bị hack... khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình thường), hoặc khi có một trong những thay đổi sau: đội ngũ quản lý; thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin;

d) Các báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Các báo cáo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện định kỳ theo quý, năm. Trong đó, báo cáo quý phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 20 của tháng liền kề sau quý báo cáo; báo cáo năm phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo;

b) Các báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện chậm nhất sau bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi trừ trường hợp báo cáo khi xảy ra sự cố lớn về tin học thì phải báo cáo ngay trong ngày xảy ra sự cố. Nếu sự cố xảy ra vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ thì báo cáo trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ.

3. Công ty thông tin tín dụng gửi các báo cáo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước.

4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đầu mối tiếp nhận các báo cáo của Công ty thông tin tín dụng và có trách nhiệm gửi cho các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng."

Xem nội dung VB
Điều 17. Báo cáo hoạt động thông tin tín dụng

1. Công ty thông tin tín dụng có trách nhiệm gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo sau:

a) Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;

b) Báo cáo tình hình hoạt động các nội dung: danh mục, cơ cấu sản phẩm; danh sách chi tiết nguồn thu thập thông tin; danh sách các tổ chức cấp tín dụng cam kết cung cấp thông tin; số lượng khách hàng vay theo từng nhóm khách hàng (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân); số lượng sản phẩm cung cấp cho từng nhóm đối tượng sử dụng.

c) Tình hình vận hành thiết bị công nghệ, bảo đảm an toàn thông tin dữ liệu, khắc phục sự cố.

d) Báo cáo khi có một trong những thay đổi sau: vốn điều lệ, đội ngũ quản lý; thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin;

đ) Báo cáo khi xảy ra sự cố lớn về tin học;

e) Các báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các báo cáo quy định tại điểm b, c khoản 1 điều này thực hiện định kỳ theo quý, năm. Trong đó, báo cáo quý phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 20 của tháng liền kề sau quý báo cáo; báo cáo năm phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 15 tháng 2 của năm liền kề sau năm báo cáo.

3. Công ty thông tin tín dụng gửi báo cáo định kỳ, đột xuất cho Ngân hàng Nhà nước bằng file điện tử. Trong trường hợp cần thiết được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, Công ty thông tin tín dụng gửi báo cáo bằng hình thức văn bản giấy.

4. Trung tâm Thông tin tín dụng là đầu mối tiếp nhận các báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của các Công ty thông tin tín dụng và có trách nhiệm gửi cho các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2019
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 2. Thay thế cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng" tại khoản 5 Điều 4... của Thông tư 16/2010/TT-NHNN bằng cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”.

Xem nội dung VB
Trung tâm Thông tin tín dụng
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 2. Thay thế cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng" tại ...điểm d khoản 1 Điều 12... của Thông tư 16/2010/TT-NHNN bằng cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”.

Xem nội dung VB
Trung tâm Thông tin tín dụng
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 2. Thay thế cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng" tại ...khoản 2 Điều 16... của Thông tư 16/2010/TT-NHNN bằng cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”.

Xem nội dung VB
Trung tâm Thông tin tín dụng
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 2. Thay thế cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng" tại ...Điều 19 của Thông tư 16/2010/TT-NHNN bằng cụm từ "Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”.

Xem nội dung VB
Trung tâm Thông tin tín dụng
Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN

1. Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) của Công ty thông tin tín dụng.”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Điều kiện, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) của Công ty thông tin tín dụng;
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN
...
2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đội ngũ quản lý của Công ty thông tin tín dụng là những người giữ chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty và thành viên Ban Kiểm soát của Công ty thông tin tín dụng.”.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Đội ngũ quản lý của Công ty thông tin tín dụng là những người giữ chức danh: thành viên Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Thành viên hợp danh, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty thông tin tín dụng.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Tiêu đề Chương này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN
...
3. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề Chương II thành “THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN”.

Xem nội dung VB
Chương II ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
Tiêu đề Chương này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN
...
4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2010/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có) bao gồm:

i) Điều lệ của doanh nghiệp;

ii) Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng;

iii) Danh mục và bản thuyết minh về trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng;

iv) Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; xác nhận của tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác; hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán về vốn điều lệ của doanh nghiệp;

v) Bảng kê danh sách các chức danh thuộc đội ngũ quản lý của doanh nghiệp;

vi) Lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu số 02/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của tổ chức liên quan;

vii) Phương án kinh doanh theo mẫu số 03/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

ix) Văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết cung cấp thông tin tín dụng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lập thành năm (05) bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó:

a) Có tối thiểu hai (02) bộ hồ sơ mà trong đó:

i) Các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm c(iii), c(iv), c(v), c(vii) khoản 1 Điều này và bản lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu 02/TTTD là bản chính;

ii) Các giấy tờ còn lại quy định tại khoản 1 Điều này là bản sao. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì doanh nghiệp phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

b) Các bộ hồ sơ còn lại trừ các bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là hồ sơ sao chụp và đóng dấu giáp lai bằng con dấu của doanh nghiệp.”.

Xem nội dung VB
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và Điều 4 Thông tư này, bao gồm:

i) điều lệ của doanh nghiệp;

ii) Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng;

iii) Danh mục và bản thuyết minh về trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng;

iv) Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; xác nhận của tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác; hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán về vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

v) Bảng kê danh sách các chức danh thuộc đội ngũ quản lý của doanh nghiệp;

vi) Lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu số 02/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của tổ chức liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

vii) Phương án kinh doanh theo mẫu số 03/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;

ix) Văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lập thành 05 (năm) bộ, nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (qua Trung tâm Thông tin tín dụng), trong đó:

a) Có tối thiểu 02 (hai) bộ hồ sơ mà các giấy tờ trong đó là bản gốc, hoặc bản sao được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc, hoặc bản sao được chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;

b) Các bộ hồ sơ còn lại do Công ty thông tin tín dụng sao chụp từ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 điều này và đóng dấu giáp lai trên từng giấy tờ đã sao chụp.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 2.

Bãi bỏ Điều 4... Thông tư 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận

1. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin

Công ty thông tin tín dụng phải thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:

a) Có tối thiểu 02 đường truyền (leased line) để bảo đảm duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;

b) Có trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến phù hợp với mặt bằng công nghệ hiện tại của hệ thống tổ chức cấp tín dụng; có khả năng tích hợp và kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;

c) Có hệ thống máy chủ đủ lớn, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, làm dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5 triệu khách hàng vay;

d) Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;

đ) Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 4 giờ làm việc.

2. Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng

a) Đối với doanh nghiệp thành lập kể từ ngày 15/4/2010 (ngày Nghị định số 10 có hiệu lực), vốn điều lệ phải được góp đủ ngay khi thành lập, cụ thể:

(i) Trường hợp góp vốn bằng đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ tài sản này vào tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tài khoản này không được phép sử dụng cho đến khi có Giấy chứng nhận hoặc văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước;

(ii) Trường hợp góp vốn bằng tài sản khác, phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá chuyên nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

b) Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 15/4/2010, phải có xác nhận của một tổ chức kiểm toán hoạt động tại Việt Nam về vốn điều lệ thực tế của doanh nghiệp.

3. Có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:

a) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh

(i) Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó có ít nhất 50% số thành viên có bằng về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin;

(ii) Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

b) Đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

c) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

d) Đối với thành viên Ban Kiểm soát

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

đ) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 3 điều này, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.

4. Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề nào khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định số 10.

5. Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho Công ty thông tin tín dụng khác hoạt động theo Nghị định số 10, trừ trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng bắt buộc cho Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (say đây viết tắt là Trung tâm Thông tin tín dụng).

6. Có văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau:

a) Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;

b) Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;

c) Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;

d) Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;

đ) Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;

e) Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;

g) Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;

h) Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;

i) Hiệu lực của văn bản thoả thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thoả thuận;

k) Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng.
Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 2.

Bãi bỏ ...Điều 11 của Thông tư 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Điều 11. Nội dung chuyển đổi của doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông tin tín dụng đang hoạt động trước ngày Nghị định số 10 có hiệu lực

1. Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh dịch vụ thông tin tín dụng đang hoạt động trước ngày 15/4/2010 phải tiến hành hoàn thiện các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và Điều 4 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 10 và Điều 5 Thông tư này.

2. Kể từ ngày 15/4/2011, doanh nghiệp không bảo đảm được các điều kiện hoạt động và không được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận phải chấm dứt hoạt động thông tin tín dụng và làm thủ tục rút nội dung hoạt động thông tin tín dụng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 23/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN

1. Điểm c(viii) khoản 1 Điều 5 Thông tư số 16/2010/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 23/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“viii) Văn bản của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;”.

Xem nội dung VB
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
...
c) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định số 10 và Điều 4 Thông tư này, bao gồm:
...
viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Ngân hàng thương mại
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Ngân hàng thương mại
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Ngân hàng thương mại
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Ngân hàng thương mại
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
Ngân hàng thương mại
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN
...
2. Thay đổi cụm từ “Ngân hàng thương mại” thành cụm từ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” tại mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.

Xem nội dung VB
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 18/02/2019 (VB hết hiệu lực: 15/08/2022)
Thông tư này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2019
Điều 2. Bổ sung, thay thế các mẫu biểu trong các chế độ báo cáo

Bổ sung, thay thế các mẫu trong các Thông tư tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này như sau:

1. Bổ sung Phụ lục số 01 bao gồm Mẫu số 06/TTTD và Mẫu số 07/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này vào Thông tư số 16/2010/TT-NHNN.
...
PHỤ LỤC SỐ 01
...
Mẫu số 06/TTTD BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG (Quý..../Năm...) hoặc (Năm...)
...
Mẫu số 07/TTTD BÁO CÁO SỰ CỐ TIN HỌC/THAY ĐỔI THÔNG TIN

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2010/NĐ-CP NGÀY 12/02/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN DỤNG
Thông tư này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/10/2019