Thông tư 143/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 196/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 143/2007/TT-BTC
Ngày ban hành 03/12/2007
Ngày có hiệu lực 29/12/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 143/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 196/2004/NĐ-CP NGÀY 02/12/2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH DỰ TRỮ QUỐC GIA

Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia về hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, cơ chế quản lý ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, tổ chức quản lý, điều hành dự trữ quốc gia.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia 

1.1. Kế hoạch dự trữ quốc gia

Việc xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Dự trữ quốc gia và Điều 7 Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia (sau đây gọi là Nghị định 196/2004/NĐ-CP); một số nội dung cụ thể như sau:

- Kế hoạch tổng hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia hàng năm bao gồm mức dự trữ (số lượng và giá trị từng mặt hàng), số lượng và giá trị nhập, xuất và tồn kho cuối kỳ (Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).

- Kế hoạch tăng hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trị các mặt hàng cần nhập bổ sung đưa vào dự trữ trong năm kế hoạch, chi tiết từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu (Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này).

- Kế hoạch giảm hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trị các mặt hàng cần giảm do không còn nhu cầu tiếp tục dự trữ hoặc do thay đổi yêu cầu về số lượng, danh mục hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch, chi tiết từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu (Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này).

- Kế hoạch luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia bao gồm danh mục, số lượng, giá trị những mặt hàng cần nhập, xuất luân phiên đổi hàng, chi tiết từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu. Trường hợp thay đổi danh mục hoặc quy cách mặt hàng nhập so với mặt hàng đến hạn xuất luân phiên đổi hàng thì phải nêu rõ lý do. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần thay đổi mặt hàng so với kế hoạch thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải thuyết minh rõ lý do, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định (Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này).

- Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật: Căn cứ quy hoạch hệ thống kho đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới kho chứa hàng dự trữ bảo đảm yêu cầu thiết kế, xây dựng phù hợp với công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại đối với từng loại hàng; thanh lý những kho không nằm trong quy hoạch, kho cũ, lạc hậu kỹ thuật, không bảo đảm việc bảo quản  hàng dự trữ quốc gia.

- Căn cứ nhiệm vụ được giao, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm rà soát danh mục mặt hàng, tổng mức dự trữ quốc gia, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền trước ngày 10/7 hàng năm để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định.

1.2. Lập, phân bổ và giao dự toán về dự trữ quốc gia

- Cùng với việc lập kế hoạch dự trữ quốc gia, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia hàng năm bao gồm dự toán thu từ bán hàng dự trữ quốc gia, dự toán chi tăng dự trữ quốc gia và dự toán chi hoạt động dự trữ quốc gia, tổng hợp chung vào d toán ngân sách của Bộ, ngành mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp dự toán ngân sách cho dự trữ quốc gia trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

- Căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân bổ, giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho các Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện; trường hợp trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.

2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

2.1. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia

a) Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 196/2004/NĐ-CP.

b) Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong các trường hợp: phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đáp ứng yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; đáp ứng yêu cầu đặc biệt về viện trợ, cho vay, trả nợ trong quan hệ đối ngoại hoặc để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, bức thiết khác của Nhà nước.

c) Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 10; nhập, xuất trong các trường hợp khác quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 196/2004/NĐ-CP bao gồm:

- Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội; quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ cơ yếu bảo đảm quốc phòng, an ninh.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ