Thông tư 134/1999/TT-BNN-QLN về việc tổ chức thực hiện kiên cố kênh mương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 134/1999/TT-BNN-QLN
Ngày ban hành 25/09/1999
Ngày có hiệu lực 10/10/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Phạm Hồng Giang
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 134/1999/TT-BNN-QLN

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 134/1999/TT-BNN-QLN NGÀY 25 TAHNGS 9 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIÊN CỐ KÊNH MƯƠNG

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 31 tháng 8 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết số 08/1999/NQ-CP ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 1999;
Căn cứ Thông tư của Bộ Tài chính số 94/1999/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn việc sử dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí và các nguồn thu khác để thực hiện kiên cố kênh mương;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số nội dung để các địa phương thực hiện chủ trương kiên cố kênh mương của Chính phủ.

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆC KIÊN CỐ KÊNH MƯƠNG

1. Mục tiêu:

Việc kiên cố là nhằm đảm bảo cho các cấp kênh chuyển đủ lưu lượng và đạt cao trình mực nước thiết kế. Nhờ vậy, các hệ thuỷ nông kể cả cũ và mới sẽ được hoàn chỉnh đồng bộ thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng, từ đó sẽ nâng cao năng suất tưới, tiết kiệm nước, tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện, giảm chi phí quản lý khai thác và kéo dài tuổi thọ công trình.

2. Đối tượng ưu tiên:

1) Vùng khan hiếm nước, công trình đầu mối là trạm bơm, hồ chứa, đập dâng.

2) Các tuyến kênh nổi, đất cát thấm lớn. Kênh qua vùng đất xấu không ổn định, vùng ven đô, vùng bán sơn địa, vùng núi có địa hình phức tạp.

3. Các đối tượng chưa đưa vào kế hoạch kiên cố hoá kênh mương lần này:

1) Hệ thống kênh tiêu và những kênh tưới tiêu kết hợp.

2) Hệ thống tưới bằng kênh chìm có ảnh hưởng triều.

3) Kênh tưới hoặc các đoạn kênh tưới của các hệ thống có nguồn nước tương đối bảo đảm, mặt cắt kênh đang ổn định.

4) Các kênh tưới ở vùng đồng bằng phụ trách tưới cho diện tích nhỏ hơn 10 đến 20 ha.

II- CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ KIÊN CỐ KÊNH MƯƠNG

1. Phân loại kênh:

Căn cứ vào khả năng đầu tư và yêu cầu kỹ thuật, các kênh thuộc đối tượng kiên cố được phân loại như sau:

- Loại I: Kênh trục chính của những hệ thống lớn ở đồng bằng và một số hệ thống quan trọng ở miền núi.

- Loại II: Kênh liên huyện, liên xã.

- Loại III: Kênh mương liên thôn, nội đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư:

1) Kênh loại I:

a) Đối với kênh chính thuộc các dự án đang được triển khai, nguồn vốn được quy định trong văn bản phê duyệt dự án.

b) Đối với các kênh không thuộc các dự án đang được triển khai thì kinh phí đầu tư lấy từ nguồn vốn Trung ương đầu tư xây dựng cơ bản thuỷ lợi hàng năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý.

2) Kênh loại II:

a) Đối với đồng bằng: Kinh phí đầu tư gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí và vay vốn tín dụng ưu đãi do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định phân bổ.

b) Đối với miền núi:

* Những kênh nằm trong dự án đang triển khai, nguồn vốn đầu tư được quy định trong văn bản phê duyệt dự án.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ